Các nghiên cứu thực nghiệm về cấu trúc vốn của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Đề tài các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 30 - 33)

1.3.11 .Quy định từ các cấp quản lý

1.4. Các nghiên cứu thực nghiệm về cấu trúc vốn của doanh nghiệp

Thông thường, các nghiên cứu thực nghiệm về cấu trúc vốn của doanh nghiệp sẽ được thực hiện trong mối liên hệ với hiệu quả hoạt động. Các nghiên cứu này thường được

26

chia làm hai nhóm. Nhóm thứ nhất, nghiên cứu địn bẩy tài chính như một biến phụ thuộc và họ sẽ tìm cách tìm ra các biến giải thích của nó, bao gồm cả hiệu quả hoạt động của cơng ty. Nhóm thứ hai xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của công ty, bao gồm địn bẩy tài chính như một biến số giải thích. Trong phần viết này sẽ lần lượt đề cập đến các nghiên cứu thực nghiệp dựa trên hai quan điểm trên.

Jan và Mateus (2008)đã nghiên cứu mối quan hệ qua lại giữa địn bẩy tài chính và hiệu quả hoạt động của các công ty thuộc lĩnh vực ngân hàng ở Mỹ, sử dụng các thông số đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp dựa trên quan điểm lý thuyết chi phí trung gian. Các tác giả đã kết luận rằng, địn bẩy tài chính cao có mối quan hệ thuận chiều với tính hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Margaritis và Psillaki (2007) lại xem xét mối liên hệ tương tự trong mẫu các doanh nghiệp vừa và nhỏ của New Zealvà sử dụng hàm số khoảng cách để đo lường hiệu quả của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả này cũng đồng tình với quan điểm của lý thuyết chi phí trung gian.

Cũng có nhiều các nghiên cứu khác xem xét sự ảnh hưởng của địn bẩy tài chính tới hiệu quả hoạt động doanh nghiệp tại các thị trường đang phát triển. Majumdar và Chhibber (1999) chỉ ra rằng địn bẩy tài chính tại Ấn Độ có quan hệ nghịch chiều với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, đo lường bởi tỷ suất sinh lời. Pushner (1995) cũng tìm ra sự tác động nghịch chiều của địn bẩy tài chính lên hiệt quả của doanh nghiệp, đo lường bởi năng suất nhân tố tổng (TFP) tại Nhật Bản. Nickell và các cộng sự (1997) trong nghiên cứu về các quan sát tại Anh Quốc đã chỉ ra mối quan hệ thuận chiều giữa địn bẩy tài chính và TFP. Booth và các cộng sự (2009) trong nghiên cứu về 10 quốc gia đang phát triển chỉ ra mối quan hệ nghịch chiều giữa địn bẩy tài chính và hiệu quả hoạt động. Onaolapo và Kajola (2010) lại chỉ ra một mối quan hệ nghịch chiều đáng kể giữa tỷ lệ nợ trên tổng tài sản và hiệu quả hoạt động của các công ty tại Nigeria.

Bên cạnh đó, một số nghiên cứu về mối quan hệ giữa địn bẩy tài chính và hiệu quả hoạt động của các công ty Ukraina. Zheka (2010) xem xét đòn bẩy như một biến phụ thuộc và nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến biến phụ thuộc này. Các tác giả đã chỉ ra rằng tại Ukraina, lý thuyết trật tự phân hạng chiếm lĩnh ưu thế trong các kết quả giải thích ngắn hạn, cịn lý thuyết cân bằng lại giải thích các kết quả trong dài hạn. Zheka (2010) quan sát

27

địn bẩy khơng phải là một thước đo lý tưởng, và các bộ phận cấu thành trong nguồn vốn của công ty và cách tiếp cận thị trường vốn ảnh hưởng đáng kể đến lượng vốn vay của doanh nghiệp. Huang và Song (2006) nghiên cứu sự ảnh hưởng của giới tính CEO đến địn bẩy tài chính và ROA và đi tới kết luận rằng ROA có tỷ lệ nghích đến tỷ lệ nợ trên tổng nguồn vốn. Tất cả các nghiên cứu này đều tìm ra nhân tố nào là nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn vốn vay của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có nghiên cứu nào tìm ra sự ảnh hưởng của cấu trúc vốn lên hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, nhân tố ảnh hưởng đến các yếu tố ảnh hưởng khác. Bên cạnh đó, cũng cần phải phân biệt nợ ngắn hạn và nợ dài hạn bởi vì sự khác nhau về mức độ rủi ro cũng như cần phải nghiên cứu mối liên hệ giữa địn bẩy tài chính và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thuộc các ngành lĩnh vực khác nhau.

28

Chương 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới cấu trúc vốn của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Một phần của tài liệu Đề tài các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)