Giai đoạn từ 2008-2010

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp những nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số giá cổ phiếu VN index (Trang 30 - 33)

2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số giá cổ phiếu VN-Index

3.1.1.3 Giai đoạn từ 2008-2010

Nếu những tháng cuối năm 2007, lạm phát cao chỉ đang ở mức tiềm ẩn thì sang đến năm 2008 nó đã thật sự bùng nổ, nền kinh tế Việt Nam rơi vào tình trạng bất ổn định với tỷ lệ lạm phát phi mã (tỷ lệ lạm phát tăng 2 con số trong một năm). Trong giai đoạn trước thị trường chứng khoán phát triển quá nhanh, tăng trưởng “nóng” trong khi nền kinh tế vẫn ln tiềm ẩn nguy cơ thì khi nó xảy ra thị trường sẽ dễ bị sụp đổ.

Nhận xét một cách tổng quát về tình hình của các nhân tố trong giai đoạn này có thể dùng ba từ sau để miêu tả chính là: đầy biến động. Gia tăng lạm phát đã ảnh hưởng đến toàn bộ các thị trường trong nền kinh tế. Cụ thể, đối với tỷ giá USD/VND lạm phát khiến đồng nội tệ VND bị mất giá và làm tỷ giá USD/VND tăng từ khoảng 16,227 VND lên mức 17,108 VND. Lãi suất cho vay tăng đột biến từ 7.5% vào tháng 5-2008 lên 15% vào tháng 6-2008. Lạm phát khiến cho mọi loại tài sản đều mất giá lúc đó người dân sẽ tìm đến những tài sản bảo đảm có tính ổn định như vàng, khi có q nhiều người mua vàng thì giá vàng sẽ bị đẩy lên cao. Qua số liệu ta có thể thấy từ khi lạm phát bắt đầu tăng lên mức 2 chữ số cao từ tháng 1-2008 đến 3-2009 thì giá vàng cũng nhanh chóng tăng, trong đó mức tăng bất ngờ nhất là từ 1,394,621 đồng/chỉ vào tháng 11-2008 lên 1,969,323 đồng/chỉ vào tháng 3-2009.

Biểu đồ 3.8.Diễn biến chỉ số VN-Index trong tình hình lạm phát giai đoạn 2008-2009

Nguồn: Tác giả thu thập tổng hợp

Vào tháng 11 và tháng 12-2007, lạm phát bất ngờ tăng lên mức 2 chữ số lần lượt là 10.01% và 12.63%, đây là mức 2 con số thấp nên ảnh hưởng không quá tiêu cực đến nền kinh tế tuy nhiên với một thị trường đặc biệt nhạy cảm với lạm phát như thị trường chứng khốn thì mức tăng này lập tức tác động đến chỉ số giá cổ phiếu. Chỉ số VN-Index giảm liên tục từ 1065.1 điểm vào tháng 10-2007 xuống 972.4 điểm vào tháng 11-2007, và giảm tiếp xuống 927 điểm vào tháng 12-2007. Vào tháng 1-2008 từ mức 14.1% tỷ lệ lạm phát bắt đầu leo thang với tốc độ chóng mặt và nhanh chóng đạt mức 28.32% (đây cũng là mức lạm phát cao kỷ lục của nền kinh tế Việt Nam) vào tháng 8-2008. Theo sát với tỷ lệ lạm phát từ tháng 1-2008 chỉ số VN-Index bước vào thời kì giảm sâu. Như đã khẳng định ở trên lạm phát tác động đến mọi loại thị trường nhưng trong giai đoạn này chịu tác động mạnh nhất chính là thị trường chứng khoán. Chỉ số VN-Index giảm điểm mạnh qua các phiên, từ 844.1 điểm tháng 1-2008 xuống 280.7 điểm vào tháng 3-2009. Lạm phát xảy ra trong giai đoạn này chủ yếu là do trong khoảng cuối năm 2006 và cả năm 2007 nhà nước đã thực hiện chính sách mở rộng tiền tệ thể hiện qua tăng trưởng cung tiền của những giai đoạn trước luôn nằm trong mức từ 30% đến 50%/tháng. Trong giai đoạn năm 2008 nhằm kiềm chế lạm phát chính phủ đã thực hiện chính sách tiền tệ thu hẹp, cung tiền tăng chậm lại ở mức 18%-21%, tuy nhiên nền kinh tế lại phản ứng chậm với chính sách này nên phải hơn 3 tháng sau tỷ lệ lạm phát mới trở về mức 1 con số, chỉ số VN-

9.3% 10.0% 12.6% 27% 27% 28% 27.9% 1065.1 972.4 927 245.7 0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 0 200 400 600 800 1000 1200 Tỷ lệ lạm phát (%) VN-Index (điểm)

Index tăng trở lại vào tháng 4-2009.

Biểu đồ 3.9. Diễn biến chỉ số VN-Index sau lạm phát giai đoạn 2009-2010

Nguồn: Tác giả thu thập tổng hợp Nhìn vào đồ thị ta có thể thấy thị trường chứng khoán phục hồi khá tốt sau lạm phát, chỉ số VN-Index đã tăng trở lại sau chuỗi ngày giảm sâu. Vào tháng 4-2009, chỉ số giá tiêu dùng bắt đầu tăng chậm và tỷ lệ lạm phát quay về mức 1 con số là 9%, lúc này VN-Index vẫn ở mức khá thấp đạt 321.6 điểm. Nhưng giai đoạn sau khi tỷ lệ lạm phát giảm mạnh qua các tháng và xuống mức thấp nhất là 2% thì VN-Index bước vào thời kỳ phục hồi nhanh và đạt 587.1 điểm vào tháng 10-2009.

Sau giai đoạn phục hồi thì đến cuối năm 2009 và đầu năm 2010, thị trường có một khoảng giảm nhẹ do tỷ lệ lạm phát bắt đầu tăng trở lại. Tuy nhiên sự tăng lên của tỷ lệ lạm phát lúc này lại khơng đáng lo ngại vì ở những tháng trước chỉ số giá tiêu dùng chỉ ở mức thấp khiến cho nền kinh tế có nguy cơ rơi vào tình trạng giảm phát, nên khi chỉ số giá tiêu dùng tăng lên và khiến cho tỷ lệ lạm phát tăng theo (chỉ tăng ở mức tốt là 6% đến 8%) thì có nghĩa là nền kinh tế đang ổn định. Vì đó nên VN-Index sau khoảng giảm nhẹ vào những tháng cuối năm 2009 đã tăng trở lại và đạt mức 542.4 điểm vào tháng 4-2010. Những tháng cịn lại của năm 2010, ta có thể nhận thấy thị trường chứng khốn đã khơng cịn phản ứng quá nhạy với mức tăng cao của tỷ lệ lạm phát. Cụ thể, vào khoảng thời gian từ tháng 8-2010 đến tháng 11-2010 khi tỷ lệ lạm phát tăng từ 8% lên 11% thì VN-Index

9% 2% 6% 8% 321.6 587.1 494.8 542.4 455.1 451.6 0% 2% 4% 6% 8% 10% 12% 14% 0 100 200 300 400 500 600 700 Tỷ lệ lạm phát (%) VN-Index (điểm)

chỉ giảm nhẹ từ 455.1 điểm xuống 451.6 điểm, và vào tháng 12-2010 VN-Index lại tăng mạnh lên 484.7 điểm mặc cho tỷ lệ lạm phát tăng mạnh lên là 12%.

Biểu đồ 3.10. Diễn biến chỉ số VN-Index và lãi suất giai đoạn 2008-2010

Nguồn: Tác giả thu thập tổng hợp Giai đoạn từ 2008-2010 cũng là giai đoạn đầy biến động đối với lãi suất cho vay, nền kinh tế xem thị trường lãi suất năm 2008 là một “cuộc đua”. Nếu như trong giai đoạn trước lãi suất được giữ ổn định ở 11.2% trong suốt cả năm 2007 thì đến tháng 3-2008 lãi suất bất ngờ tăng hơn 3% đạt mức 14.6%, chỉ trong vòng 4 tháng sau lãi suất cho vay đã nhanh chóng tăng đến mức cao lịch sử là 20.3%. Cùng thời gian đó thị trường chứng

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp những nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số giá cổ phiếu VN index (Trang 30 - 33)