Các cơng trình nghiên cứu trong nước về gian lận

Một phần của tài liệu Khóa luận nhận diện gian lận báo cáo tài chính các công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 32 - 35)

Chƣơng 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.5 Các cơng trình nghiên cứu trong nước về gian lận

Nghiên cứu việc điều chỉnh lợi nhuận trong trường hợp phát hành thêm cổ phiếu của các cơng ty niêm yết trên thị trường chứng khốn Việt Nam của Nguyễn Thị Uyên Phương (2014).

Trong nghiên cứu tác giả áp dụng mơ hình Friedlan (1994) đánh giá khả năng điều chỉnh lợi nhuận thơng qua biến kế tốn dồn tích có thể điều chỉnh DA.

Với mẫu là 75 công ty niêm yết, kết quả nghiên cứu, tác giả chỉ ra rằng các công ty cổ phần niêm yết có xu hướng điều chỉnh lợi nhuận tăng trong kỳ báo cáo trước đợt chào bán cổ phiếu ra công chúng nhằm mục tiêu thu hút nhà đầu tư để đợt chào bán được thành công. Cụ thể hơn, tác giả chỉ ra rằng các cơng ty có quy mơ càng lớn thì mức độ điều chỉnh lợi nhuận càng cao, nhằm đạt được mức kỳ vọng của thị trường.

Hạn chế của nghiên cứu này là chỉ dừng lại ở mức độ ứng dụng mơ hình có sẵn, chưa có những thay đổi phù hợp với thị trường chứng khoán Việt Nam.

Nghiên cứu về sai sót báo cáo tài chính của các cơng ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam – Nguyễn Trần Nguyên Trân(2014.)

Nguyễn Trần Nguyên Trân (2014) sử dụng mơ hình Beneish để dự đốn khả năng sai sót trọng yếu do gian lận báo cáo tài chính của các cơng ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Kết quả của nghiên cứu đưa ra sau khi áp dụng mơ hình Beneish tỷ lệ phát hiện gian lận là 63,33% trên mẫu 30 công ty được chọn. tác giả cũng nhận định mơ hình M-score của Beneish có thể được sử dụng nhằm phát hiện sớm một số cơng ty có khả năng thực hiện các hành vi thao túng trên báo cáo tài chính tại thị trường Việt Nam.

Hạn chế của mơ hình chỉ dừng lại ở áp dụng trực tiếp mơ hình gốc Beneish. Tuy nhiên đây là nghiên cứu sớm về sử dụng kỹ thuật thống kê, cụ thể là mơ hình dự báo gian lận M-score, vậy nên đóng góp lớn nhất của nghiên cứu chính là mở đường cho việc xây dựng M-score ở Việt Nam.

GVHD: Nguyễn Minh Nhật 20 SVTH: Lê Diễm My

- Hoàng Khánh, Trần Thị Thu Hiền(2015).

Nghiên cứu ứng dụng các nghiên cứu của DeAngelo (1986), Friedlan (1994) và Beneish (1999), nhằm xây dựng mơ hình nhận diện khả năng sai phạm báo cáo tài chính của các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Trong nghiên cứu tác giả sử dụng hai mơ hình: mơ hình gốc 8 biến của Beneish và mơ hình 10 biến được pháp triển thêm hai biến dồn tích (DA) và biến quy mô doanh nghiệp Size. Từ kết quả ước lượng hồi quy, tác giả kết luận về 2 mơ hình hồi quy như sau:

Mt = 0,67872 – 0,669SGIt + 0,684AQIt – 0,477DEPIt + εt(1)

Và Mt = 0,84323 – 0,933SGIt + 0,748AQIt – 0,524DEPIt + 0,845DAt + εt(2)

Độ chính xác hai mơ hình lần lượt là 63.41% và 68.29% tính theo kết quả kiểm tốn độc lập.

Với mơ hình (2), sau khi thêm biến DA, ta cũng thấy được một kết quả cao hơn về dự đoán sai phạm báo cáo tài chính cao hơn kết quả của nghiên cứu gốc.

2.6 Các nhân tố giúp phát hiện sai phạm báo cáo tài chính.

Qua các nghiên cứu nói trên ta có bảng tổng hợp các nhân tố có tác động đến khả năng gian lận BCTC đây cũng đồng thời là cơ sở đểu xác định các biến đưa vào mơ hình sau này:

GVHD: Nguyễn Minh Nhật 21 SVTH: Lê Diễm My

Bảng 2.1. Tổng hợp các nhân tố giúp phát hiện sai phạm báo cáo tài chính

STT Tên Ký Hiệu Trong Nghiên Cứu Ảnh Hƣởng Đến Gian Lận

BCTC 1 Biến kế tốn có thể điều chỉnh DA Mơ hình dồn tích có điều chỉnh của DeAnglo (1986),Friedlan (1994) và Healy (1985) 2 tác giả kết luận kế tốn có thể điều chỉnh (DA) chính là phần lợi nhuận do nhà quản trị điều chỉnh. Nói cách khác khi DA #0 đồng nghĩa với có khả năng sai phạm báo cáo tài chính.

2 Biến kế tốn khơng

thể điền chính NDA

Mơ hình dồn tích của Healy (1985) và Jones

(1991)

NDA thay đổi qua các năm đồng nghĩa với có nghi ngờ sai phạm báo cáo tài chính.

3

Tỷ số phải thu khách hàng trên doanh thu

thuần

DSRI Mơ hình M-score Beneish (1999)

DSRI có mối quan hệ thuận chiều với xác suất xảy ra sai phạm báo cáo tài chính.

4 Tỷ số lãi gộp GMI Mơ hình M-score Beneish (1999)

GMI có mối quan hệ thuận chiều với xác suất xảy ra sai phạm báo cáo tài chính.

5 Tỷ số tăng trưởng

doanh thu bán hàng SGI

Mơ hình M-score Beneish (1999)

SGI có mối quan hệ thuận chiều với xác suất xảy ra sai phạm báo cáo tài chính

6 Tỷ số chất lượng tài

sản AQI

Mơ hình M-score Beneish (1999)

AQI có mối quan hệ thuận chiều với xác suất xảy ra sai phạm báo cáo tài chính

7 Tỷ số khấu hao tài

sản cố định hữu hình DEPI Mơ hình M-score Beneish (1999)

DEPI có mối quan hệ thuận chiều với xác suất xảy ra sai phạm báo cáo tài chính

8

Tỷ số chi phí bán hàng và quản lý

doanh nghiệp SGAI

Mơ hình M-score Beneish (1999)

SGAI có mối quan hệ ngược chiều với xác suất xảy ra sai phạm báo cáo tài chính

9 Tỷ số địn bẩy tài

chính LVGI

Mơ hình M-score Beneish (1999)

LVGI có mối quan hệ ngược chiều với xác suất xảy ra sai phạm báo cáo tài chính

10

Tỷ số biến dồn tích kế tốn so với tổng

tài sản

TATA Mơ hình M-score Beneish (1999)

TATA có mối quan hệ thuận chiều với xác suất xảy ra sai phạm báo cáo tài chính

12 Chi phí tài chính FEI

M-score của Burcu Dikmen và Güray Kỹỗỹkkocaolu (2005)

FEI có mối quan hệ thuận chiều với xác suất xảy ra sai phạm báo cáo tài chính

13 Quy mơ doanh nghiệp Size

Rhee và các cộng sự (2013)

Xu hướng thao túng thu nhập phụ thuộc vào quy mô công ty, tuy nhiên nghiên cứu chưa đưa ra mơ hình định lượng cụ thể.

GVHD: Nguyễn Minh Nhật 22 SVTH: Lê Diễm My

Một phần của tài liệu Khóa luận nhận diện gian lận báo cáo tài chính các công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)