Các nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Khóa luận nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 28 - 31)

1.2.1 .Tổng quan về nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2014 – 2018

1.2.2.1. Các nghiên cứu trong nước

Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Dương (2013) với mẫu là 36 ngân hàng thương mại tại Việt Nam trong giai đoạn 2006 - 2011 và sử dụng các phương pháp định lượng để đánh giá sự ảnh hưởng của các chỉ số điển hình đối với rủi ro ngân hàng. Kết quả cho thấy tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng so với thu nhập lãi thuần, tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng tài sản tác động cùng chiều với rủi ro ngân hàng; ngược lại tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên vốn huy động; tỉ lệ cho vay đối với tiền gửi ngắn hạn có ảnh hưởng tiêu cực đến rủi ro ngân hàng. Nghiên cứu cũng cho rằng việc tăng vốn chủ sở hữu là điều kiện thiết yếu để bảo vệ ngân hàng khỏi rủi ro phá sản, tác giả đề xuất các hướng dẫn và cải

thiện hệ thống quản lý rủi ro của hệ thống ngân hàng. Hoàn trả và cải thiện tiền và quản lý vốn.

Võ Xuân Vinh & Trần Thị Phương Mai (2015) xem xét vấn đề lợi nhuận và rủi ro của các NHTM Việt Nam và tác động của đa dạng hóa thu nhập. Nghiên cứu sử dụng phương pháp ước lượng hồi quy cho dữ liệu bảng với mẫu gồm 37 NHTM Việt Nam giai đoạn 2006 – 2013. Chỉ số Z-score, RAROA và RAROE được sử dụng làm biến đo lường rủi ro ngân hàng. Kết quả cho thấy các ngân hàng càng đa dạng hóa hoạt động thì lợi nhuận càng cao, tuy nhiên lợi nhuận điều chỉnh rủi ro giảm. Nghiên cứu của Nguyễn Đăng Tùng và Bùi Thị Len (2015) ứng dụng các phương pháp thống kê mô tả để nhận xét tình hình tài chính của các ngân hàng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam dựa trên các biến tăng trưởng tài sản, tăng trưởng tín dụng, lợi nhuận rịng và nợ xấu - là những nhân tố tác động mạnh đến hoạt động của các ngân hàng trong tương lai. Ngoài ra, nghiên cứu sử dụng mơ hình Altman Z '' để đánh giá rủi ro phá sản hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam thông qua dữ liệu báo cáo tài chính của 39 ngân hàng thương mại trong giai đoạn 2008 - 2013. Kết quả cho thấy điểm trung bình Z '' của các ngân hàng thương mại nằm trong mức độ đảm bảo, biến động giảm dần qua các năm và có sự khác biệt giữa các nhóm quy mơ vốn khác nhau thơng qua thử nghiệm ANOVA Một chiều. Nhóm quy mơ ngân hàng lớn nhất và nhỏ nhất có Z '' nhỏ hơn hai nhóm cịn lại.

Đặng Văn Dân (2015) sử dụng dữ liệu trong nghiên cứu là dữ liệu thời gian theo năm được thu thập từ báo cáo tài chính hàng năm của 15 NHTM lớn tại Việt Nam trong giai đoạn 2007 - 2014, các số liệu kinh tế vĩ mô được thu thập từ Tổng cục Thống kê Việt Nam. Do dữ liệu trong nghiên cứu vừa theo thời gian và vừa theo không gian nên dữ liệu bảng và mơ hình hồi quy được sử dụng trong nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rủi ro thanh khoản chịu tác động nghịch đảo với yếu tố quy mô tổng tài sản và chịu tác động cùng chiều với yếu tố tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản vì khi ngân hàng có quy mơ càng lớn thì ngân hàng có nhiều lợi thế cạnh tranh trên thị trường và càng giảm rủi ro thanh khoản. Ngồi ra, ngân hàng có tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản cao thì khi đó ngân hàng sẽ giảm dự trữ thanh khoản dẫn đến rủi ro thanh

không chỉ ra sự tương quan nào giữa rủi ro thanh khoản của NHTM với mức độ lạm phát và tăng trưởng kinh tế. Dựa vào kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của NHTM, tác giả đưa ra gợi ý một số chính sách nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản đối với các NHTM, góp phần đảm bảo an tồn hệ thống ngân hàng.

Nghiên cứu “Phát triển thị trường tài chính và rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam” của Hồng Cơng Gia Khánh & Trần Hùng Sơn (2015) sử dụng số liệu của 25 NHTM Việt Nam với 214 quan sát trong giai đoạn từ 2005-2013, nhằm xem xét mối quan hệ giữa phát triển thị trường tài chính và rủi ro của các NHTM Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng Z-score làm chỉ số đo lường rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản và rủi ro thị trường của các NHTM. Ngồi ra, nghiên cứu cịn sử dụng phương pháp của Kohler (2015) chia chỉ số Z-score thành hai biến RAROA phản ánh khả năng sinh lời điều chỉnh theo rủi ro và RACAR phản ánh quy mô vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản điều chỉnh theo rủi ro. Kết quả nghiên cứu cho thấy phát triển thị trường tài chính tại Việt Nam có khuynh hướng làm gia tăng rủi ro của ngân hàng. Các yếu tố như cấu trúc tài sản, an toàn vốn, quy mô tài sản làm giảm rủi ro ngân hàng. Khả năng sinh lời có khuynh hướng làm gia tăng rủi ro ngân hàng, cho thấy các ngân hàng có khuynh hướng tham gia vào các hoạt động rủi ro cao để tìm kiếm lợi nhuận cao hơn. Nghiên cứu cịn cho thấy tăng trưởng kinh tế tỷ lệ nghịch với rủi ro. Kết quả nghiên cứu khơng tìm thấy mối quan hệ giữa hiệu quả hoạt động, đa dạng hóa thu nhập và làm phát tới rủi ro ngân hàng.

Nghiên cứu “Phân tích các yếu tố hưởng đến rủi ro phá sản ngân hàng Việt Nam bằng phương pháp Z-score” của Nguyễn Minh Hà & Nguyễn Bá Hướng (2016) đã gợi ý các chính sách phù hợp nhằm tăng cường sự ổn định và lành mạnh trong hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu gồm 23 ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam với 115 quan sát từ 2009-2013. Nghiên cứu tìm thấy các yếu tố có mối quan hệ nghịch chiều với rủi ro phá sản ngân hàng như: Tăng trưởng tín dụng, tỷ lệ dự phịng nợ xấu, tỷ lệ thu nhập lãi thuần, vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, đa dạng hóa thu nhập, sở hữu nhà nước, số năm hoạt động của ngân hàng và ngân hàng đã niêm yết. Các yếu tố có mối quan hệ đồng biến với rủi ro phá sản ngân hàng gồm hiệu quả quản lý chi phí và quy mơ.

Huỳnh Thị Phương Thảo (2018) thu thập số liệu trên báo cáo tài chính của 35 NHTM Việt Nam và Tổng cục Thống kê Việt Nam giai đoạn 2008- 2017 nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động bằng mơ hình DEA sau đó nghiên cứu tác động của rủi ro đến hiệu quả hoạt động thông qua các chỉ tiêu: Lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản, lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu, hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả kỹ thuật thuần, hiệu quả quy mơ bằng mơ hình hồi quy Pooled OLS, FEM, REM và khắc phục các khuyết tật bằng mô hình GLS. Kết quả nghiên cứu cho thấy rủi ro tín dụng có tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động, từ đó tác giả kiến nghị các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Khi rủi ro tín dụng tăng lên, ngân hàng sẽ phải bỏ thêm chi phí để khắc phục những hậu quả do các khoản nợ đó mang lại. Việc gia tăng hoạt động quản lý như theo dõi, thu hồi, đôn đốc thu hồi, quản trị nợ xấu chủ động, bán nợ… đã dẫn đến chi phí gia tăng nên làm hiệu quả hoạt động của ngân hàng giảm xuống.

Một phần của tài liệu Khóa luận nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)