Tháo dỡ hệ chống tạm

Một phần của tài liệu Báo cáo nghiên cứu khoa học công nghệ chế tạo và thi công sàn bóng (Trang 47)

-Không được phép tháo dở hệ thống chống tạm trước khi sàn Cdeck được bảo

dưởng đủ phát triển cường độ, chịu được tải trọng bản than và các tải trọng thi công tạm khác.

-Trong trường hợp sàn chỉ chịu tải trọng bản thân, thời gian tối thiểu để tháo hệ chống thường là từ 8 đến 14 ngày kể từ ngày đổ bê tông tại chổ nếu kết quả thử nghiệm bê tông 7 hoặc 14 ngày khẳng định bê tông đổ tại công trường đạt ít nhất 70% cường độ thiết kế sau cùng, nhưng có thể thay đổi tùy theo thiết kế bản sàn,cường độ của bê tông đổ tại chổ và nhiệt độ xung quanh.

-Khi nhận được báo cáo kết quả thí nghiệm bê tông 7 ngày, chuyển thông tin cho cán bộ kỹ thuật sẽ xác nhận với Chủ đầu tư đã đủ điều kiện để tháo cột chống tạm hay không. Nếu Chủ đầu tư tiến hành xây lắp một sàn khác ngay trên sàn vừa hoàn thành.

-Trong trường hợp sàn chỉ chịu tải trọng bản thân, nếu sử dụng vữa bê tông có phụ gia đông cứng nhanh, thời gian tháo bỏ cột chóng tạm sẽ rút ngắn rất nhiều(có thể sau 4-5 ngày, tùy thuộc độ lớn của nhịp, tương ứng với cường độ bê tông đạt 80- 90%); Phải tham khảo kết quả thử nghiệm cường độ bê tông.

-Khi tháo giáo chống, cần tuân thủ nguyên tắc: Tháo dở hệ đà giáo chống đở kết cấu phải dần từng bước, đưa kết cấu đang được chóng đở vào trạng thái chịu lực theo thiết kế. Với kết cấu sàn, phải nới lỏng các kích thước trên đỉnh ( hoặc dưới chân) cột chống, từ phần giữa sàn tiến về các phần đở nó ( dầm, cột)

lưu giữ và vận chuyển. Độ sụt của bê tông sàn BD khi bơm thường dùng là 13- 14cm. Độ sụt khống chế tại trạm trộn tùy theo cự ly vận chuyển và thời tiết(độ ẩm, nhiệt độ ngoài trời) nhưng không quá 20-22cm. Bảo dưởng bê tông theo TCXD hiện hành.

3.11. Các lỗ kỹ thuật trên sàn CDECK.

Trước khi đúc tấm sàn, các lỗ chờ có thể dể dàng được tạo bằng các ống nhựa gắn cố định trên ván sàn; Điều này được đảm bảo tương đối chính xác vị trí các lỗ kỹ thuật và tránh được cốt thép

Sau khi đúc tấm sàn, các lỗ chờ có thể dể dàng được khoan bằng khoan ống gắn mũi kim cương trên tấm sàn Cdeck tại công trường, nhưng cần tham khảo để đảm bảo rằng các vị trí khoan không phá hoại thép chịu lực của sàn. Việc khoan sau sẽ đảm bảo việc chỉnh hang đứng chính xác.

Những lỗ kỹ thuật / rảnh cắt đứng lớn hơn ở những vị trí báo cho thiết kế khi lập kế hoạch thi công sẽ được mô tả trong các bản vẽ và được tạo ở trước nhà máy.

3.12. Các chi tiết mạng treo kỹ thuật dưới sàn CDECK.

Có tối thiểu xấp xỉ 20mm bê tông dưới quả cầu rỗng, nhưng có một khoảng ngắn cách tâm quả cầu rỗng bề dày bê tông lên đến 70mm cạnh của mổi quả cầu. Do đó có thể sử dụng những cách thức bình thường(gắn chốt & bắt vít/neo dản nở…) để gắn ống dẩn dây điện, mang cáp, ống thông gió và vật cùng loại…

Trong trường hợp đòi hỏi bộ giá lắp khỏe hơn để chịu lực kéo lớn( kéo xuống) do tải trọng lớn treo ở mặt trên tấm sàn, cần kiểm tra các bản vẽ bố trí để

xác định vị trí gắn trực tiếp dưới hoặc gần cạnh quả cầu. Tại những vị trí gắn và chiều dài có thể đâm vào quả cầu, nên sử dụng dụng cụ neo kiểu Hilti (hoặc tương đương). Nếu cần, sản xuất nhiều hệ thống gá lắp khác thiết kế riêng cho việc lắp đặt vào chi tiết rỗng.

Khi sử dụng các sản phẩm và thiết bị của Hilti (hoặc tương đương), phải tuân thủ tiêu chuẩn an toàn và các tiêu chuẩn liên quan rất là quan trọng. Để có them thông tin, tham khảo tài liệu an toàn kỹ thuật của nhà sản xuất.

3.12.1. Chi tiết gá lắp nhẹ.

-Có tối thiểu 20mm bê tông dưới mổi quả cầu rổng, nhưng đó chỉ là một khoảng ngắn cách tâm quả cầu rổng, bề dày bê tông tăng lên đến 70mm ngay bên cạnh điểm thấp nhất của mổi bóng nhựa. Do đó chi tiết gá lắp để gắn vật cần treo có thể thực hiện được bằng những cách thức bình thường ( gắn chốt & bắt vít/neo dãn nở…) để ống dẩn dây điện, máng cáp nhỏ. ống thông gió nhỏ và vật treo cùng loại…

3.12.2. Chi tiết gá lắp trung bình và nặng

-Trong trường hợp đòi hỏi bộ giá lắp khỏe hơn để chịu lực kéo lớn( kéo xuống) do tải trung bình / lớn treo ở mặt trên tấm sàn, cần kiểm tra các bản vẽ bố trí CDECK để xác định vị trí gắn chi tiết gá lắp trực tiếp dưới hoặc gần cạnh quả cầu. Tại những vị trí chi tiết gá lắp và chiều dài có thể đâm vào phần rỗng quả cầu, nên sử dụng dụng cụ neo kiểu Hilti (hoặc tương đương). Có nhiều loại sản phẩm gá lắp khác thiết kế riêng cho việc lắp đặt vào chi tiết rỗng

3.12.3.Neo thép nở.

Đây là loại neo đóng nông vào sàn với ren trong phù hợp với các ren M6, M8 và M10. Chi tiết gá lăp này sẽ gắn liền với bề mặt sau khi đông cứng. Neo này sẽ được đặt trong một lỗ khoan vào cấu kiện và lắp bằng cách bắt một đầu côn nở đúng tâm vào neo với lổ chỉnh đã thiết kế. Dụng cụ điều chỉnh này để lại một dấu thấy được ở đầu neo để dể dàng kiểm tra xem chi tiết gá lắp có được lắp đặt chính xác hay không.

Vít buộc này được gắn trực tiếp vào bê tông mà không cần dùng chốt gắn rời. Khoan trên tấm bê tông môt lỗ đường kính 6mm và bắt trực tiếp vít vào lỗ khoan sử dụng thiết bị bắn vít tác động tiếp tuyến thích hợp.

Chi tiết gá lắp này được sử dụng cùng những loại đầu sau: - Đầu phẳng cho gá lắp gỗ và vật liệu mềm.

- Đầu lục lăng cho chi tiết gá lắp các máng được đặt hạng nhẹ tức thời, thép góc hạng nhẹ, các bộ phận lắp đặt cơ khí và các phần ốp nội thất.

- Ren liên kết metric để gá lắp khoan ống hạng nhẹ. Chi tiết gá lắp này có thể chịu tải ngay sau khi lắp đặt. Vít có chiều dày thay đổi tương ứng với nhiều bề dày gá lắp. Vít được sử dụng làm chi tiết gá lắp.

Kết Luận

Những ưu điểm chính của Sàn BUBBLEDECK so với dầm sàn truyền thống có thể tóm tắt như sau:

+ Vượt được nhịp lớn mà không cần hệ dầm đỡ như sàn truyền thống. Qua đó tạo được không gian kiến trúc thoáng và thẩm mỹ.

+ Giảm được trọng lượng bản thân của các kết cấu công trình so với kết cấu truyền thống.

+ Thời gian thi công các sàn rất nhanh và rút ngắn tiến độ thi công công trình so với dầm sàn truyền thống.

+ Tiết kiệm được chi phí xây dựng so với dầm sàn truyền thống .

+ Một ưu điểm không thể không nhắc tới của sàn BUBBLEDECK là độ cách âm, cách nhiệt và chống cháy rất cao do sàn có lớp rỗng ở giữa, đây là ưu điểm mà sàn truyền thống bị hạn chế mặt này.

Hướng nghiên cứu và phát triển:

Loại A, C :

Bên cạnh nhiều ưu điểm vượt trội như đã nêu trên, nhược điểm cơ bản của hệ kết cấu sàn Bubbledeck loại A, C khi ứng dụng vào điều kiện của Việt Nam hiện nay là:

- Cấu kiện nặng nề, cẩu lắp và vận chuyển khó khăn, tốn kém.

- Dễ xảy ra nứt lớp bê tông dày 6mm làm ván khuôn đáy cấu kiện ( loại C). - Tính toàn khối hóa của hệ sàn bị giảm sút do chiều dày sàn được đúc bê tông hai lần, các mảnh ghép từ ván đáy bằng bê tông chính là các vết nứt sâu 6cm có sẵn không thể liền được, giảm độ cứng chịu uốn của sàn.

- Kiểm soát sự truyền lực qua thép nối giữa các mảnh cấu kiện chưa đạt độ tin cậy cao (có cả nguyên nhân về mặt xã hội bên cạnh nguyên nhân về kỹ thuật…)

Loại B:

Các công trình thi công theo công nghệ sàn Bubbledeck loại B, đã đạt hiệu quả giảm tải trọng bản thân sàn và giảm chiều dày kết cấu sàn, nhưng mức độ thi

- Trọng lượng cấu kiện nhẹ (giảm 8-9 lần so với cấu kiện loại B có chiều dày và diện tích tương đương).

- Cẩu lắp, vận chuyển thuận lợi, chi phí thấp. - Kiểm soát tốt việc truyền lực giữa các cấu kiện. - Toàn khối hóa 100% chiều dày betong sàn.

- Giảm tối đa rác thải phát sinh trong quá trình thi công.

Kiến Nghị:

Việc áp dụng công nghệ mới trong ngành xây dựng nói chung, công nghệ sàn BUBBLEDECK nói riêng để mang lại hiệu quả kinh tế, chất lượng cao cho công trình là một yêu cầu quan trọng luôn được đặt ra trong lĩnh vực xây dựng, đặc biệt đối với công trình nhà nhiều tầng, cao tầng. Việc rút ngắn được thời gian thi công sẽ mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho dự án. Vì vậy công nghệ sàn BUBBLEDECK cần được tập huấn, chuyển giao công nghệ thiết kế, thi công và nghiên cứu cải tiến để phát triển rộng rãi trong toàn ngành xây dựng.

Một phần của tài liệu Báo cáo nghiên cứu khoa học công nghệ chế tạo và thi công sàn bóng (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)