3.3. MÔT SỐ KIẾN NGHI ̣NHẰ M PHÁT TRIỂN DI CH VỤ NGÂN HÀNG
3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước
Ngân hàng nhà nước có vai trị quan trọng trong việc định hướng phát triển dịch vụ NHBL, đề ra các chính sách hỗ trợ cho việc phát triển dịch vụ mới của các ngân hàng trong nền kinh tế. Sự định hướng chung của ngân hàng nhà nước sẽ giúp các NHTM cập nhật những thơng tin tài chính nhanh nhất, cùng kết hợp với nhau trong một số lĩnh vực, tránh đầu tư trùng lặp, lãng phí. NHNN với tư cách là nhà hoạch định chiến lược phát triển chung cho hệ thống ngân hàng sẽ tạo ra môi trường pháp lý đầy đủ và những định hướng cụ thể, góp phần tạo ra một sự cạnh tranh lành mạnh. NHNN cần kiểm soát chiến lược phát triển dịch vụ NHBL chung của các NHTM ở tầm vĩ mô, đảm bảo kiến trúc tổng thể hài hòa trong toàn ngành, nhưng vẫn đảm bảo mục đích chung về lợi nhuận cho mỗi ngân hàng. Cụ thể:
Đưa ra định hướng và lộ trình phát triển hội nhập đối với nghiệp vụ bán lẻ để các ngân hàng xây dựng định hướng phát triển của mình, tránh chồng chéo, gây lãng phí, dẫn đến khơng tận dụng được các lợi thế chung;
Ngân hàng nhà nước cần có các biện pháp thúc đẩy hợp tác và cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các NHTM.
Thứ nhất, Hoàn thiện các văn bản pháp quy về dịch vụ NHBL. Các văn
bản pháp quy cần được xây dựng một cách đồng bộ, đầy đủ, thống nhất theo hướng đơn giản, dễ hiểu, dễ phổ cập, phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế, đồng thời bảo về lợi ích chính đáng của ngân hàng và khách hàng, giải quyết tranh chấp hiệu quả và khách quan.
Thứ hai, Ngân hàng nhà nước cần tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp khả thi để mở rộng thanh tốn khơng dùng tiền mặt nhằm một phần giảm lượng tiền cung ứng trong lưu thơng khi thực thi chính sách tiền tệ quốc
94
Thang Long University Libraty gia, phần khác gia tăng khả năng tạo tiền của toàn hệ thống NHTM. Ngoài ra,
ngân hàng Nhà nước cần thực hiện tốt cơng tác tun truyền phổ biến lợi ích của việc thanh tốn đó để người dân hiểu và thấy được những tiện ích của việc thanh toán qua ngân hàng.
Thứ ba, Ngân hàng nhà nước cần xây dựng hệ thống thông tin tín dụng cá nhân, để các ngân hàng có được những thơng tin về khách hàng nhằm quản trị được rủi ro trong nghiệp vụ tín dụng bán lẻ.