3. Cho điểm của cán bộ hướng dẫn (ghi bằng cả số và chữ):
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tíndụng tại ngan hàng
3.2.1. Đa dạng hóa các sản phẩm cho vay với nhiều thành phần kinh tế.
Việc đa dạng hóa các sản phẩm cho vay là cần thiết nhằm đáp ứng được nhiều nhu cầu của khách hàng hơn,không những tạo nguồn thu phong phú hơn
mà cịn góp phần giảm thiểu rủi ro tín dụng, nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng.Ngân hàng cần có những biện pháp thực hiện sau:
➢ Sản phẩm cho vay của ngân hàng hiện nay được thiết kế theo hướng mở nhằm đảm bảo tính linh hoạt, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng như :
Cho vay mua phương tiện vận tải, cho vay sửa chữa xây dựng nhà ở, cho vay hỗ
trợ vốn sản xuất, cho vay mua nhà, cho vay du học, cho vay bất động sản, cho
vay cầm cố GTCG… Đồng thời tìm hiểu, nghiên cứu,phát triển thêm các sản phẩm mới để tạo ra sự khác biệt, tăng tính cạnh tranh với các ngân hàng khác nhằm tạo sức hút riêng đối với khách hàng.
➢ Bên cạnh việc đa dạng hóa các sản phẩm cho vay thì ngân hàng cần chú trọng xây dựng củng cố mở rộng các quan hệ tín dụng với các khách hàng thuộc
thành phần kinh tế tư nhân cá thể, duy trì quan hệ tốt với các khách hàng lâu năm. Để làm được điều này, ngân hàng cần khai thác thông tin khách hàng mới
có thể là các đối tác làm ăn của các khách hàng đã có quan hệ tín dụng với ngân hàng,có các chiến dịch marketing như phát tờ rơi đến từng cơ quan, doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân, các cá nhân hộ gia đình, tư vấn thuyết phục cũng như giải đáp thắc mắc cho khách hàng ngay tại chỗ…
Trường Đại học Dân Lập Hải Phịng Khố luận tốt nghiệp
3.2.2. Đa dạng hóa phương thức cho vay.
Hiện nay, tỷ trọng cho vay trung- dài hạn của chi nhánh vẫn cao(>60%),
vì vậy nên đa dạng hố phương thức cho vay, đặc biệt là cho vay ngắn hạn. Các
phương thức có thể áp dụng là cho vay hạn mức, cho vay từng lần, cho vay hỗ trợ tiền lương, cho vay chuyển khoản chứng từ hàng xuất nhập khẩu, cho vay
tài trợ uỷ thác,… Mỗi phương thức cho vay đều có những ưu, nhược điểm nhất định, NH có thể xem xét, áp dụng từng phương thức cho vay đối với từng loại
hình doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp vay vốn sử dụng tốt vốn vay. Ngân hàng có thể cho những khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh vay
theo hạn mức tín dụng và u cầu họ có tài sản thế chấp để đảm bảo bổ sung. Nếu sau một thời gian nhất định khách hàng không trả nợ vay hay có dấu hiệu chiếm dụng vốn vay thì khi đó ngân hàng có thể tạm ngừng cung cấp tiếp vốn
vay, yêu cầu khách hàng thực hiện đúng các khoản trong hợp đồng tín dụng và chuyển cho vay từng món đối với số tiền vay đã phát hành.Ngồi ra, ngân hàng
có thể áp dụng nghiệp vụ thấu chi. Ưu điểm của nghiệp vụ này là khách hàng được sử dụng vốn và tiền vay một cách linh hoạt và chủ động. Nghiệp vụ này chỉ nên áp dụng đối với những khách hàng truyền thống, có năng lực tài chính
lành mạnh, tài khoản tiền gửi phát sinh không thường xuyên, đồng thời phát sinh
nợ chỉ trong thời gian ngắn và khơng có tiền sử về việc chây ỳ không trả nợ.
3.3.3. Nâng cao hiệu quả tư vấn cho khách hàng về lập phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh và xây dựng các dự án đầu tư