Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG mô HÌNH DPSIR TRONG ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG môi TRƯỜNG nước mặt mỏ THAN NAM mẫu, xã THƯỢNG yên CÔNG, THÀNH PHỐ UÔNG bí, (Trang 30 - 43)

* Nạo vét suối, hệ thống rãnh thoát nước

Căn cứ vào khối lượng đất đá bồi lấp xuống lòng suối mà Công ty sẽ có kế hoạch nạo vét cụ thể.

Sử dụng máy xúc thủy lực bánh xích để xúc bốc nạo vét đất đá bồi lấp lòng suối. Đất đá nạo vét từ lòng suối được bốc lên ôtô vận chuyển về đổ thải vào bãi thải ngoài phía Đông bắc xưởng sàng kho than mức +130.

Tại những vị trí bờ dốc hoặc máy xúc không thể thi công có thể sử dụng lao động thủ công để tiến hành nạo vét.

Ngoài ra, hệ thống rãnh và hố thu lắng thu nước chảy tràn trên các khu vực, hồ lắng môi trường phía Nam MBSCN +125 cũng được áp dụng và được nạo vét bùn cặn thường xuyên, đảm bảo cho hệ thống hoạt động tốt, giảm thiểu tác động tới chất lượng nguồn nước mặt do ảnh hưởng của bùn cặn rửa trôi.

* Trồng cỏ trên sườn tầng thải, mái taluy: Bố trí trồng thành hàng theo đường đồng mức, khoảng cách giữa hàng theo hướng dốc là 2m, khoảng cách giữa các khóm cỏ trong hàng là 0,2m.

* Trồng cây trên khu vực bãi thải, các mặt bằng và dọc theo đường vận tải: - Chuẩn bị đất trồng:

+ Đào hố trồng: Đào hố trồng bằng thủ công với kích thước 0,4×0,4×0,4m, đổ đất mầu xung quanh miệng hố.

+ Làm đất: Trộn phân vào đất màu với khối lượng 0,3kg/cây, sau đó đổ lót đáy hố với chiều dày 0,3m.

- Trồng cây:

+ Đặt cây vào hố trồng và lấp đất, lèn chặt gốc cây. Tiến hành trồng lần lượt từ mức cao xuống mức thấp, xa trước gần sau.

- Chăm sóc cây trồng:

+ Theo dõi, chăm sóc tưới cây định kỳ trong năm đầu đến khi cây phát triển ổn định (khoảng 3năm).

+ Hàng năm tiến hành trồng dặm thay thế những cây chết hoặc không có khả năng sinh trưởng và phát triển.

Do hoạt động khai thác của các dự án khai thác hầm lò (lò bằng và lò giếng) trong khu mỏ Nam Mẫu được thực hiện trên cùng khu vực diện tích, theo đó, việc tính toán khối lượng, thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường cho dự án khai thác lò bằng với công suất 900.000 tấn/năm cũng vẫn được được thực hiện lồng ghép trong đề án cải tạo, phục hồi môi trường của dự án khai thác lò giếng điều chỉnh lần này.

Các giải pháp đã nêu trên đã khắc phục được sự ô nhiễm môi trường tại mỏ than Nam Mẫu, và đáp ứng cơ bản về các vấn đề môi trường tại mỏ. Tuy nhiên các hiện tượng ô nhiễm và tác động tới môi trường xung quanh và sức khỏe con người có được là do kế thừa số liệu, tài liệu có từ trước. Mặt khác do việc quản lý xử lý chưa tốt của kĩ sư để rò rỉ thất thoát nước thải ra môi trường nhưng cũng chỉ là do sơ xuất, hi hữu không thường xuyên. Như vậy các giải pháp và các vấn đề về môi trường tại khu mỏ than Nam Mẫu cơ bản đã khắc phục được ô nhiễm và đảm bảo môi trường trong sạch.

KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ A. KẾT LUẬN

Từ các kết quả nghiên cứu đã trình bày ở trên, có thể nêu ra một số kết luận như sau:

1.Việc nghiên cứu hiện trạng ô nhiễm môi trường nước mặt nói chung, khu vực mỏ than Nam Mẫu, xã Thượng Yên Công nói riêng là rất cấp thiết. Từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục nhằm giảm thiểu - xử lý ô nhiễm, góp phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế xã hội bền vững.

2. Ứng dụng mô hình DPSIR trong đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt tại mỏ than Nam Mẫu là rất hiệu quả, kết quả nghiên cứu cho thấy:

- Động lực chính gây ô nhiễm chính là hoạt động khai thác, chế biến than.

- Áp lực đối với môi trường chính là các chất thải phát sinh từ chính các hoạt động khai thác than này.

- Hiện trạng môi trường cho thấy đã có ô nhiễm, các thông số, chỉ số ô nhiễm gồm: độ đục, màu sắc, mùi vị, hàm lượng kim loại nặng đã vượt quá quy chuẩn cho phép của Việt Nam về chất lượng nước mặt, nước thải sinh hoạt (QCVN:08/2008/BTNMT và QCVN:14/2008/BTNMT).

- Tác động liên quan từ ô nhiễm nguồn nước mặt đã dẫn tới hệ lụy xấu tới sức khỏe của cộng đồng và môi trường sinh thái khu vực mỏ than Nam Mẫu.

- Tổ hợp các giải pháp khắc phụ đã nêu trong luận án là phù hợp góp phần giảm thiểu tối đa ô nhiễm môi trường nói chung, ô nhiễm nước mặt nói riêng.

B. KIẾN NGHỊ

Do khu mỏ than Nam Mẫu thuộc sự quản lý của Tập đoàn than và Khoáng sản Việt Nam nên để đảm bảo công tác bảo vệ môi trường được tốt thì lãnh đạo tập đoàn ngành than phải phối hợp chặt chẽ với lãnh đạo các cấp của chính quyền địa phương. Đồng thời lãnh đạo ngành môi trường phải chỉ đạo các đơn vị nghiên cứu, tư vấn thiết kế, xây dựng đẩy mạnh việc áp dụng các giải pháp kỹ thuật công nghệ khai thác tiên tiến, phù hợp với điều kiện thực tế của khu mỏ Nam Mẫu và giảm thiểu tác động đối với môi trường. Trong thời gian tới, Tập đoàn nên đầu tư hơn nữa cho công nghệ, kỹ

thuật để xử lý tốt các vấn đề về môi trường phát sinh trong quá trình khai thác than tại mỏ than.

Phối hợp thực hiện đồng bộ các giải pháp đã trình bày trong đồ án nhằm ứng phó, giảm thiểu và xử lý kịp thời ô nhiễm môi trường nước mặt nói riêng cũng như môi trường xung quanh tại khu mỏ nói chung. Mặt khác do quy mô công suất xử lý của hệ thống còn thấp cho nên công ty cần xây thêm hệ thống xử lý nước thải sao cho công suất phù hợp với lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trước khi xả thải ra môi trường.

Giám sát tốt hệ thống xử lý nước thải để tránh tình trạng đổ thải trực tiếp nước thải từ hầm lò ra môi trường.

Nâng cao nhận thức cho cộng đồng và công nhân lao động về bảo vệ môi trường thông qua biện pháp đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục ý thức về bảo vệ môi trường.

Riêng đối với bản thân em. Do thời gian làm đồ án hạn hẹp và còn thiếu nhiều kiến thức khoa học lẫn kinh nghiệm thực tế nên chưa thể đóng góp được nhiều hơn nữa sáng kiến giải pháp để bảo vệ môi trường. Nếu có thời gian và sự giúp đỡ của các thầy cô em sẽ cố gắng hết mình để học tập, nghiên cứu, góp phần nhỏ bé của mình vào công tác bảo vệ môi trường chung của đất nước. Tất cả vì một Việt Nam: Xanh -Sạch - Đẹp và phát triển bền vững.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, thông tưquy định về xây dựng và quản lý các chỉ thị môi trường Quốc gia. TT 09:2009/BTNMT.

2. Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước mặt.

TT 08:2008/BTNMT.

3. Công ty than Nam Mẫu - TKV, Báo cáo DTM dự án “Khai thác hầm lò phần lò giếng mỏ than Nam Mẫu”, năm 2014.

4. Công ty than Nam Mẫu - TKV, Đề án CT, PH môi trường dự án: “Khai thác hầm lò phần lò giếng mỏ than Nam Mẫu”, năm 2014.

5. Công ty than Nam Mẫu , Báo cáo kết quả quan trắc môi trường công ty than Nam Mẫu - TKV, năm 2013.

6. Vũ Thị Mai, Nguyễn Thị Minh Sáng: Giáo trình công nghệ môi trường. NXB: Đại Học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội, năm 2010.

7. Những tài liệu, số liệu có liên quan từ UBND xã Thượng Yên Công: tài liệu dân sô, kinh tế, môi trường, …

8. Viện khoa học công nghệ mỏ Vinacomin, phiếu kết quả quan trắc môi trường công ty tan Nam Mẫu - TKV, năm 2013

PHỤ LỤC 1: MỘT SỐ HÌNH ẢNH ĐI THỰC TẾ

Trạm xử lý nước thải tại mỏ.

Chụp ảnh với chuyên gia môi trường

Nước thải sau khi xử lý thành nước sạch có thể tái xử dụng

Bể lắng nước thải từ mỏ

Trạm điều hành hệ thống xử lý nước thải

PHỤ LỤC SỐ 2. PHIẾU ĐIỀU TRA MÔI TRƯỜNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc

PHIẾU ĐIỀU TRA MÔI TRƯỜNG A. Thông tin chung

1. Họ và tên chủ hộ:………..…Tuổi:…….…….…… 2. Địa chỉ:………..………..…… 3. Số nhân khẩu:……….………Nghề nghiệp………..…

B. Nội dung điều tra

1. Hiện trạng môi trường địa phương hiện nay như thế nào? Tốt Ô nhiễm nhẹ

Ô nhiễm nặng Ý kiến khác

Ý kiến khác: ...……… 2. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ở địa phương hiện nay là do?

Đổ rác bừa bãi Rác thải sinh hoạt Do rác thải nhà máy Ý kiến khác

Ý kiến khác: …... 3. Các nguồn gây ô nhiễm này có ảnh hưởng đến các sức khỏe người dân không?

Không Có

4. Hiện trạng môi trường nước mặt bị ô nhiễm thì ảnh hưởng đến sức khỏe người dân như thế nào?

Các bệnh về đường ruột Ung thư

Các bệnh về hô hấp Không gây bệnh 5. Nguồn phát sinh chất thải rắn ở khu mỏ?

Các hộ gia đình Khu vực khai thác mỏ Các ý kiến khác

6. Hiện nay chất thải rắn ở khu mỏ có được thu gom không? Có Không

7. Nếu được xử lý thì hiệu quả xử lý là bao nhiêu phần trăm? 20% 30%

50% Ý kiến khác

Ý kiến khác: ...……… 8. Hiệu quả của phương pháp xử lý?

Không hiệu quả Có hiệu quả Hiệu quả cao

Lý do:………

9. Nguồn nước mặt có bị ô nhiễm không? Có Không 10. Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước mặt là gì? Do nước thải sinh hoạt Do hoạt động khai thác mỏ Nguyên nhân khác: ………

11. Tình trạng nguồn nước mặt có màu, mùi gì? Màu: ……….

Mùi: ………..

12. Nguồn nước thải do khai thác mỏ có được xử lý không? Có Không 13. Không khí có bị ô nhiễm không? Có Không 14. Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí là gì? Hoạt động khai thác than Vận tải Nguyên nhân khác: ………...……….

15. Biện pháp xử lý tình trạng ô nhiễm không khí? ………

………

………

16. Theo ông (bà) cần có những biện pháp gì để cải thiện chất lượng môi trường tại địa phương? Thu gom xử lý Ý thức cộng đồng Trang thiết bị Ý kiến khác: ……… ……… ……… ………...

17. Những thuận lợi khó khăn trong việc xử lý môi trường? ………..

………

………

………

……… 18. Kiến nghị của gia đình về xử lý môi trường?

... ... ... ... Người phỏng vấn ( ký, ghi rõ họ tên) Ngày….. tháng…... năm 2014 Người được phỏng vấn (ký, ghi rõ họ tên)

PHỤ LỤC SỐ 3: TỔNG HỢP KẾT QUẢ PHIẾU ĐIỀU TRA THAM VẤN.

STT Câu hỏi Trả lời Đáp án

1 Hiện trạng môi trường địa phương hiện nay như thế nào?

Tốt 45%

Ô nhiễm nhẹ 50%

Ô nhiễm nặng 5%

Rác thải sinh hoạt 30% Do rác thải nhà máy 10%

Do hoạt động khai

thác than 50%

3 Các nguồn gây ô nhiễm này có ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân không?

Không 20%

Có 80%

4 Nếu có ảnh hưởng thì ảnh hưởng tới sức khỏe người dân như thế nào?

Bệnh đường ruột 35%

Bệnh hô hấp 15%

Bệnh ung thư 50%

5 Nguồn gây phát sinh chất thải rắn ở địa phương?

Các hộ gia đình 47% Khu vực khai thác

mỏ 40%

Ý kiến khác 13%

6 Hiện nay chất thải rắn ở khu mỏ có được thu gom hay không?

Có 65%

Không 35%

7 Hiệu quả của phương pháp xử lý chất thải rắn? Không hiệu quả 36%

Có hiệu quả 60%

Hiệu quả cao 4%

8 Nguồn nước mặt có bị ô nhiễm không? Có 40%

Không 60%

9 Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước mặt là gì?

Do nước thải sinh

hoạt 30%

Do hoạt động khai

thác mỏ 50%

Nguyên nhân khác 20%

10 Tình trạng nguồn nước mặt có màu và mùi? Có màu 22%

Có mùi 18%

Không màu, không

mùi 60%

11 Nguồn nước thải do khai thác mỏ có được xử lý không?

Có 90%

Không 10%

12 Không khí có bị ô nhiễm không? Có 40%

Không 60%

13 Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí là gì? Hoạt động khai thác

than 50%

Vận tải 20%

Nguyên nhân khác 30% 14 Theo ông bà có những giải pháp nào để cải

thiện chât lượng môi trường tại địa phương?

Thom gom xử lý 30%

Trang thiết bị 20% Ý thức cộng đồng 50%

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG mô HÌNH DPSIR TRONG ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG môi TRƯỜNG nước mặt mỏ THAN NAM mẫu, xã THƯỢNG yên CÔNG, THÀNH PHỐ UÔNG bí, (Trang 30 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w