BẢO QUẢN THUỐC

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) báo cáo THỰC tập tốt NGHIỆP cơ sở thực tập khoa dược bệnh viện đa khoa sông thương bắc giang (Trang 35 - 40)

5.1. Các quy định bảo quản thuốc

Bảo quản thuốc trong khoa dược bệnh viện luôn tuân theo các văn bản hướng dẫn của bộ y tế:

Thông tư 36/2018/TT-BYT ngày 26/11/2018 của Bộ Y tế quy định về thực hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc.

Thông tư 22/2011/TT-BYT ngày 10/6/2011 của Bộ Y tế quy định tổ chức và hoạt động của khoa dược bệnh viện.

Thông tư 11/2018/TT-BYT ngày 4/5/2018 của Bộ Y tế quy định về chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc.

5.2. Cơ sở vật chất, trang thiết bị

- Trang bị tủ lạnh để bảo quản thuốc có yêu cầu nhiệt độ thấp.

- Có đủ giá, kệ, tủ để xếp thuốc, khoảng cách giữa các giá, kệ đủ rộng để vệ sinh và xếp dỡ hàng.

- Đủ trang thiết bị cho phịng cháy, chữa cháy (bình cứu hỏa, thùng cát, vịi

nước)

- Kho có quạt thơng gió, điều hịa nhiệt độ, nhiệt kế, ẩm kế, máy hút ẩm. - Các thiết bị dùng để theo dõi điều kiện bảo quản phải được hiệu chuẩn định kỳ.

5.3. Bố trí sắp xếp, bảo quản thuốc trong khoa

5.3.1 Sắp xếp thuốc

Việc bố trí, sắp xếp thuốc trong kho ln tn theo quy trình thao tác chuẩn (SOP) đã được phê duyệt. Sau khi thuốc nhập về sẽ kiểm nhập, được ghi chép đầy đủ vào sổ nhập, ghi rõ số lô, hạn dùng, tên nhà phân phối và nhà sản xuất.

-Thuốc sau khi kiểm nhập đạt yêu cầu sẽ được sắp xếp theo đúng nguyên tắc: + Sắp xếp theo nhóm tác dụng dược lý: Thuốc được niêm yết giá rồi xếp lên tủ theo tác dụng dược lý.

+ Theo nguyên tắc FEFO, FIFO Thuốc hạn dùng ngắn được xếp ra ngoài, hạn dùng dài được xếp vào trong. Thuốc sản xuất trước, lô nhập trước xuất trước.

+ Theo nhóm thuốc kê đơn, nhóm thuốc khơng kê đơn

+ Hàng nặng để dưới, hàng nhẹ để trên, các hàng dễ vỡ để trong không xếp trồng lên nhau

+ Thực phẩm chức năng, dụng cụ y tế được xép vào tủ quy định riêng.

+ Các thuốc kê đơn được xếp lên khu vực “Thuốc kê đơn”

+ Các thuốc không kê đơn được xếp lên khu vực “Thuốc không kê đơn”

- Việc xắp xếp đảm bảo sự thuận tiện dễ nhìn, dễ thấy, dễ lấy, dễ kiểm tra và tránh nhầm lẫn.

5.3.2. Bảo quản thuốc:

- Tất cả các thuốc trong kho được bảo quản thường xuyên theo đúng quy định về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng trực tiếp và đáp ứng yêu cầu của nhà sản xuất.

- Nhà thuốc có nhiệt ẩm kế đo tự động nên ln được điều chỉnh nhiệt độ thích hợp nhất và được phân cơng theo dõi thường xuyên, duy trì nhiệt độ 25 độ C, độ ẩm dưới 75%.

- Nhà thuốc luôn chú trọọ̣ng đến:

+ Chống chuột gián, bụi bẩn, chống mối mọọ̣t, ẩm mốc

+ Chống cháy nổ

+ Chống quá hạn dùng

+ Chống nhầm lẫn, đổ vỡ, mất mát

+ Tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào tủ thuốc

- Bảo quản thuốc để đảm bảo duy trì hiệu lực của thuốc, giảm tỉ lệ hư hỏng, đảm bảo duy trì tình trạng nguyên vẹn của thuốc, để biết chắc chắn chất lượng và độ an tồn được duy trì suốt tồn bộ tuổi thọọ̣ của thuốc trước khi đến tay người dùng. Xác định được tầm quan trọọ̣ng đó, nhà thuốc Thu Hằng ln tn thủ quy trình thao tácchuẩn trong việc sắp xếp và bảo quản thuốc.

- Điều kiện bảo quản thuốc:

+ Nhiệt độ bảo quản dưới 30C, độ ẩm không quá 75%.

+ Thuốc kháng sinh, thuốc viên: 15-25o C

+ Thuốc bột: độ ẩm < 8%.

+ Thuốc đặt: 8-15o C.

+ Thuốc viên bao: tránh ánh sáng và tia cực tím.

+ Thuốc bảo quản đặc biệt ở nhiệt độ thấp trong tủ lạnh như thuốc tiêm tiểu đường Insulin, thuốc oxytocin...

+ Thuốc tiêm, siro: tránh ánh sáng và nhiệt độ cao

5.3.3. Theo dõi các điều kiện bảo quản

5.3.3.1. Vệ sinh, kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm

- Hằng ngày nhân viên kho phải tiến hành vệ sinh trong và ngồi kho theo nội dung quy trình vệ sinh kho (Quy trình SOP.GSP/BVĐKSH.26)

- Duy trì điều kiện bảo quản của từng loại thuốc phù hợp với điều kiện bảo quản được ghi trên nhãn thuốc bằng các trang thiết bị thích hợp (điều hịa, máy hút ẩm, tủ bảo quản…).

- Theo dõi nhiệt độ, độ ẩm hằng ngày tại kho bằng đồng hồ đo nhiệt độ và độ ẩm, ghi chép vào phiếu theo dõi nhiệt độ, độ ẩm hai lầntrong ngày vào thời điểm đã được ghi trên phiếu theo dõi.

- Trường hợp các thiết bị (máy điều hòa nhiệt độ, ẩm kế, nhiệt kế…) hỏng, người kiểm tra phải báo ngay cho bộ phận KSCL và báo cáo Trưởng khoa dược biết để kiểm tra, lập biên bản báo cáo lãnh đạo bệnh viện có biện pháp khắc phục sửa chữa hoặc thay mới, đồng thời ghi vào sổ theo dõi tình huống xảy ra.

5.3.3.2. Kiểm sốt mối, chuột, cơn trùng

- Thực hiện nội dung quy trình mã số: SOP-GSP/BVĐKST.28;

5.3.3.2. Kiểm sốt hạn dùng

- Hàng tuần kiểm tra hạn dùng của các thuốc đang lưu kho, kịp thời phát hiện thuốc cận hạn, báo cáo xin ý kiến giải quyết.

- Luôn theo dõi và thực hiện việc bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc nhập trước- xuất trước hoặc hết hạn trước - xuất trước.

5.3.3.3. Chống cháy nổ

- Thực hiện theo nội quy phòng cháy, chữa cháy.

5.3.3.4. Chống nhầm lẫn, mất mát

+ Kiểm tra và đối chiếu giữa hóa đơn với thực tế thuốc được giao, nhận (tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, số lượng, số lơ, quy cách đóng gói…)

+ Kiểm tra nhãn thuốc bên ngồi bao bì bảo quản và bao bì đóng gói trực tiếp của từng loại thuốc, phát hiện, xử lý kịp thời theo đúng quy định.

5.3.3.5. Định kỳ kiểm kê thuốc

Vào cuối mỗi tháng thực hiện chế độ kiểm kê thuốc (thực hiện theo Quy trình kiểm kê thuốc: SOP-GSP/BVĐKST.09) để nắm lại tình hình về số lượng, chất lượng thuốc…phát hiện, xử lý kịp thời các khiếm khuyết (nếu có).

5.3.3.6. Kiểm kê chất lượng thuốc lưu kho

- Định kỳ kiểm tra chất lượng thuốc bằng cảm quan thông qua việc kiểm kê hàngtháng, trường hợp nghi ngờ lấy mẫu gửi cơ quan chuyên môn kiểm tra (ghi kết quả và Phiếu theo dõi chất lượng thuốc theo mẫu SOP-GSP/BVĐKT.07/M02);

- Kiểm tra bất thường khi có thơng báo của nhà sản xuất, cơ quan quản lý (cần thiết lấy mẫu gửi cơ quan chuyên môn kiểm tra chất lượng).

5.4. Theo dõi chất lượng thuốc, các thuốc phải kiểể̉m soát đặc biệt

-Tránh ánh sáng trực tiếp và các tác động khác từ bên ngoài.

- Thuốc, hoá chất, vắc xin, sinh phẩm được bảo quản đúng yêu cầu điều kiện bảo quản do nhà sản xuất ghi trên nhãn hoặc theo yêu cầu của hoạt chất (với các nhà sản xuất không ghi trên nhãn) để đảm bảo chất lượng của sản phẩm.

- Theo dõi hạn dùng của thuốc thường xuyên. Khi phát hiện thuốc gần hết hạn sử dụng hoặc thuốc cịn hạn sử dụng nhưng có dấu hiệu nứt, vỡ, biến màu, vẩn đục phải để khu vực riêng chờ xử lý.

- Thuốc, hoá chất dễ cháy nổ, vắc xin, sinh phẩm bảo quản tại kho riêng.

- Kiểm tra sức khỏe đối với thủ kho thuốc, hóa chất: 6 tháng/lần.

- Thuốc cần kiểm soát đặc biệt (thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc, thuốc phóng xạ) và thuốc bảo quản ở điều kiện nhiệt độ đặc biệt thì bảo quản theo quy định hiện hành và yêu cầu của nhà sản xuất

Thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc bảo quản tại kho, tủ riêng có khóa chắc chắn và khơng được để cùng các thuốc, nguyên liệu

làm thuốc khác. Thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất gây nghiện, thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất hướng thần, thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất phải để khu vực riêng biệt, không được để cùng các thuốc khác.

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) báo cáo THỰC tập tốt NGHIỆP cơ sở thực tập khoa dược bệnh viện đa khoa sông thương bắc giang (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(68 trang)
w