Tóm tắt kết quả hoạt động kinhdoanh từ 2014 đến 2016

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp quản trị marketing thực trạng năng lực cạnh tranh và một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh đến năm 2020 của công ty TNHH TM DV sư tử bạc (Trang 32)

Đơn vị: triệu đồng Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 2015/2014 2016/2015 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Tổng Doanh thu 305,023 276,225.4 339,460.9 (28,797.6) (9.44) 63,235.5 22.89 - Hàng gia công 113,576.2 114,034.5 189,920.4 458.3 0.4 75,885.9 66.55 - Hàng FOB 189,956.3 160,820.7 148,130.7 (29,135.6) (15.34) (12,690) (7.89) - Khác 1,490.5 1,370.2 1,409.8 (120.3) (8.07) 39.6 2.89 Tổng chi phí 236,838.6 220,512.4 263,769.9 (16,326.2) (6.89) 43,257.5 19.62 Lợi nhuận trước thuế 68,184.4 55,713 75,691.1 (12,471.4) (18.29) 19,978.1 35.86 Lợi nhuận sau 52,842.91 43,177.5 58,660.5 (59.9) (0.12) 15,483 35.86

22

thuế

Nguồn: Báo cáo kế quả hoạt động kinh doanh năm 2014-2016

Trên đây là bảng Kết quả kinh doanh của công ty Sư Tử Bạc trong các năm 2014, 2015, và 2016. Thơng qua những con số, nhìn chung , trong ba năm vừa qua doanh thu, chi phí và lợi nhuận của cơng ty đều có nhiều biến động trái chiều.

Về doanh thu, năm 2014 doanh thu của công ty đạt mức hơn 305,023 triệu đồng. Tuy nhiên, ở hai năm sau đó, con số này có xu hướng tăng giảm không ổn định, cụ thể, ở năm 2015 giảm còn 276,225.4 triệu đồng (tương ứng với mức giảm 9.44% so với năm 2014), và doanh thu năm 2016 là 339,460.9 triệu đồng (tức tăng 22.89% so với năm 2015). Đây có lẽ đều là tình hình chung của đa số các công ty may trong hai năm 2015 và 2016. Như đã biết, năm 2016 là một năm trầm buồn đối với ngành dệt may Việt Nam, khi tăng trưởng xuất khẩu tụt dốc mạnh chỉ còn 4%, tăng thấp nhất trong vịng mười năm trở lại đây. Khơng chỉ tăng thấp tại EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, mà Hoa Kỳ, thị trường quyết định 40% tổng kim ngạch xuất khẩu cũng giảm thê thảm với mức tăng chưa đầy 5%. Như vậy, doanh nghiệp cũng không thể tránh khỏi những ảnh hưởng từ khó khăn chung của tồn ngành.

Về chi phí, chi phí của doanh nghiệp cũng thể hiện xu hướng tăng giảm không đồng đều qua các năm, trong khi năm 2014, chi phí bán hàng chỉ đạt mức hơn 236,838.6 triệu đồng thì trong năm 2015 con số này giảm tới mức220,512.4 triệu đồng, và năm 2016 lại tăng lên mức 263,769.9 triệu đồng (tương ứng tăng19.62% so với năm 2015). Đây có lẽ một điểm đáng lo ngại của doanh nghiệp khi mà doanh thu bán hàng có xu hướng giảm thì chi phí bán hàng lại tăng cao. Dẫu vậy, đây vẫn là những nỗ lực đáng ghi nhận trong việc cắt giảm chi phí của doanh nghiệp.

Do sự tăng giảm không ổn định của Doanh thu và Chi phí, dẫn đến các khoản lợi nhuận cũng tăng giảm không đồng đều qua các năm. Cụ thể, theo báo cáo tài chính của cơng ty, con số thực tế năm 2014 là hơn 52,842.91 triệu đồng, năm 2015 giảm 0.12% so với năm 2014 đạt mức hơn 43,177.5 triệu đồng. Tuy nhiên, ở năm 2016, con số này có xu hướng tăng nhanh, hơn 58,660.5 triệu đồng.

23

Tóm lại, do tình hình dệt may tồn cầu đều suy giảm, doanh nghiệp cũng khó tránh khỏi những ảnh hưởng, vì vậy, các chỉ số về doanh thu và lợi nhuận đều có xu hướng giảm trong năm 2015. Trong bối cảnh này, doanh nghiệp cần có những thay đổi thích hợp để vực dậy doanh thu.

2.2. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY SILVER LION

2.2.1. Nguồn nhân lực

Về quy mô và cơ cấu lao động: Tổng số lao động của công ty là khoảng 500 người; lao động có sự biến động như sau: năm 2015 giảm so 4,5% so với năm 2014 và năm 2016 đã tăng 18,38% so với năm 2015. Lao động trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn (80%), trong khi đó lao động gián tiếp chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ (20%). Như vậy, cơng ty đã ngày càng hợp lý hố việc sử dụng và phân bổ lao động. Công tác quản trị tiền lương của công ty được thực hiện chặt chẽ và khoa học. Lao động làm việc tại Silver Lion được xếp lương theo ngạch, bậc, mức lương căn cứ vào trình độ, tính chất cơng việc và mức độ hồn thành nhiệm vụ. Đi kèm với chính sách tiền lương là chế độ khen thưởng kịp thời (căn cứ vào mức độ hồn thành cơng việc hàng tháng).

Bảng 2.2: Tình hình nhân sự của Cơng ty Silver Lion

Đơn vị: người

STT Chỉ tiêu 2014 2015 2016

1 Số lao động bình quân 416 397 470 2 Theo tính chât lao động

Lao động trực tiếp 328 247 318 Lao động gián tiếp 88 150 152 3 Theo trình độ

Trình độ đại học và sau đại học 55 69 75 Trình độ cao đẳng, trung cấp 122 107 112 Công nhân kỹ thuật 116 106 142

Trình độ khác 123 105 141

24

Về chất lượng lao động: Chất lượng nguồn nhân lực của Silver Lion được đánh giá cao, công nhân kỹ thuật chiếm 30.21% và 30% lao động có trình độ khác năm 2016, chủ yếu là công nhân sản xuất tại các chuyền may đã được trải qua các khóa đào tạo nghề để đảm bảo việc vận hành và sản xuất đúng quy trình, đảm bảo chất lượng sản phẩm. Do đó, số cơng nhân này có có đủ năng lực đáp ứng các đơn hàng có tính phức tạp về mặt kỹ thuật may. Công ty cũng luôn quan tâm bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho người lao động, việc tổ chức đánh giá trình độ tay nghề, thi nâng bậc được tổ chức hàng năm. Đối với lao động có trình độ cao (đại học, sau đại học, cao đẳng) bên cạnh việc bố trí và sử dụng hợp lý, Silver Lion không ngừng khuyến khích các cán bộ quản lý kinh tế, kỹ thuật học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ. Việc tiêu chuẩn hóa các chức danh cán bộ quản lý kinh tế, kỹ thuật cùng với việc cơng khai hóa trong cơng tác bổ nhiệm cán bộ, luân chuyển cán bộ đã tạo nền tảng cơ sở trong việc động viên, khuyến khích người lao động gắn bó, đồn kết, tích cực trong cơng tác và khơng ngừng nâng cao trình độ nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của công ty.

Nhận xét: Silver Lion có đội ngũ cán bộ kỹ thuật nhiều năm kinh nghiệm từ các khâu, lực lượng công nhân dồi giàu và có tay nghề cao. Nhờ đó mà các mặt hàng của cơng ty ổn định chất lượng. Nói chung trình độ nguồn lực lao động và kỹ thuật của công ty là một trong những lợi thế của công ty so với các công ty May khác.

2.2.2. Công nghệ và cơ sở vật chất máy móc thiết bị, năng lực sản xuất

Cơ sở vật chất của Silver Lion tương đối hiện đại và khá đầy đủ đa số máy móc được nhập từ Nhật, Đức, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Mỹ… Từ một phân xưởng may cũ chỉ có khoảng 20 máy may cũ, cơng ty đã hình thành và mở rộng quy mô sản xuất. Đến nay đã phát triển thành 30 chuyền, có khoảng 1,000 thiết bị các loại, đảm bảo sản xuất đáp ứng các đơn hàng xuất khẩu đòi hỏi cao về chất lượng, độ ổn định sản phẩm theo chuyền may công nghiệp.

Với 2 Xí nghiệp May, 1 Xưởng thêu và 01 Xưởng cắt, năng lực sản xuất hàng năm khoảng 10 triệu sản phẩm bao gồm áo jecket, quần tay, sơ mi polo (polo shirts), sơ mi gold (golf shirts), áo sơ mi (T-shirt), áo thun lót tay ngắn (sweatshirt), đồ ngủ nam (pyjamas), áo đầm liền váy (dresses), đồng phục (uniforms), đồ lót nữ,

25

quần áo thể thao… Công ty đã đầu tư 15 tỷ đồng cho việc mở rộng nhà xưởng, văn phòng, kho hàng, 5 tỷ đồng cho máy móc thiết bị phục vụ văn phịng, 20-30 tỷ đồng cho thiết bị máy móc phục vụ nhà xưởng gồm máy may, máy vắt sổ, hệ thống bàn ủi hơi, máy đánh suốt, máy ép keo, máy cắt vải, máy dò kim, máy thêu5.

Cho thấy, Silver Lion rất chú ý đến việc đầu tư trang thiết bị hiện đại, công nghệ nhằm mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, khơng ngừng hồn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật, nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty so với đối thủ cạnh tranh khác.

Nhờ có chủ trương và biện pháp đúng trong vấn đề đầu tư, kịp thời đổi mới thiết bị, không ngừng nghiên cứu cải tiến mặt hàng nên chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao phù hợp với thị hiếu khách hàng trong và ngồi nước.

2.2.3. Tình hình tài chính và năng lực kinh doanh 2.2.3.1. Cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn 2.2.3.1. Cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn

Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn công ty đến ngày 31/12/2016: 134,768 triệu đồng.

Kết cấu vốn kinh doanh của cơng ty nhìn chung là hợp lý. Là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nên có vốn cố định chiếm tỷ trọng tương đối cao (48,34% - năm 2014; 45,04% - năm 2015; 34,52% - năm 20166). Vốn cố định chủ yếu nằm trong những tài sản cố định (tài sản dài hạn) như máy móc thiết bị, nhà xưởng… Tuy nhiên, tỷ trọng vốn cố định cao sẽ làm vòng quay của vốn luân chuyển chậm, thiếu vốn lưu động, dẫn đến chi phí trả lãi vay ngắn hạn tăng làm giảm hiệu quả của doanh nghiệp.

2.2.3.2. Năng lực kinh doanh

Trong những năm trở lại đây nền kinh tế Việt Nam phát triển rất mạnh và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, đặc biệt là Việt nam đã trở thành thành viên Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), điều này mang đến cho Công ty nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển cũng như đem lại khơng ít những khó khăn, thách thức. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty từ năm 2014 đến năm 2016:

Bảng 2.3: Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty Silver Lion

5

Báo cáo Phịng kinh doanh cơng ty Silver Lion

6

26

Đơn vị: 1,000 sản phẩm

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tổng sản lượng, trong đó 11,121 9,177.71 10,644.41 - Jacket 1,964.88 1,979.86 2,693.51 - Quần tây 4,626.04 2,897.89 3,630.02 - Hàng lót cao cấp 1,897.25 1,394.56 1,317.75 - Áo sơmi 1,373.58 1,775.38 1,375.31 - Loại khác 1,259.25 1,130.02 1,627.82

Nguồn: Phịng Tài chính – Kế tốn Cơng ty Silver Lion

Theo Bảng 2.3, mặc dù năm 2015 sản lượng có giảm nhưng nhìn chung bước sang năm 2016 sản lượng đã tăng đáng kể, uy tín của Cơng ty đối với người tiêu dùng và khách hàng ngày càng được khẳng định.

Nhận xét, Silver Lion có quy mơ tương đối, đã làm ăn có lãi, tuy nhiên, khả năng sinh lợi chưa đạt chỉ tiêu đề ra, nguyên nhân vì lý do khách quan là ngành May nói chung tỷ suất lợi nhuận thấp, do đặc thù dây chuyền sản xuất quá dài không thể rút ngắn được, nên tốn chi phí nhiều cho máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, năng lượng và lao động… Bên cạnh đó, do cơng ty chưa khai thác hết công suất thiết bị, công nghệ hiện đại của mình để sản xuất và tiêu thụ những mặt hàng có giá trị cao; cơng tác tiếp thị còn yếu và thiếu thông tin , cho nên Silver Lion chưa tận dụng những cơ hội và khai thác hết những lợi thế của mình. Nhưng nhìn chung, Silver Lion là doanh nghiệp có nguồn tài chính mạnh, làm ăn có lãi từ năm 2014 - 2016, tài chính là thế mạnh của Silver Lion nhờ đó doanh nghiệp có khả năng mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh đem lại nhiều lợi thế cạnh tranh so với đối thủ.

2.2.4. Mạng lưới phân phối và thịtrường tiêu thụ. 2.2.4.1. Thị trường trong nước 2.2.4.1. Thị trường trong nước

Silver Lion hiện có 02 đại lý phân phối đều trên khắp thị trường trong nước. Nhưng thị trường trong nước tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn như Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh…và nằm rải rác ở các tỉnh lân cận. Theo Hình 2.5, mặc dù, năm 2016 doanh thu của Silver Lion tăng 22,89% nhưng doanh thu nội địa giảm 29,17% so với năm 2015.

27

Nguồn: Phịng Kinh doanh Cơng ty SilverLion

Hình 2.2: Biểu đồ doanh thu cơng ty Silver Lion năm 2014-2016 (triệu đồng)

2.2.4.2. Thị trường nước ngoài

Sau nhiều năm sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu, Silver Lion có nhiều đối tác nước ngoài tại nhiều thị trường trên thế giới. Hàng may mặc của cơng ty đã có mặt hầu hết ở các thị trường lớn trên thế giới như: khối EU, Mỹ, Nhật, …Qua Bảng 2.4 cho một số nhận xét như sau:

- Công ty có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất và xuất khẩu hàng may mặc. Thị trường EU luôn chiếm tỷ trọng cao trong giá trị kim ngạch xuất khẩu của Silver Lion qua nhiều năm liên tiếp từ 2014 – 2016; giá trị xuất khẩu sang Mỹ có xu hướng giảm do cạnh tranh gay gắt; mặt khác do Silver Lion đang chuyển hướng tập trung xuất khẩu sang EU. Giá trị xuất khẩu sang thị trường EU đang gia tăng.

305,023 276,225.40 339,460.90 208,768.80 199,898.50 245,675.40 96,254.20 76,326.90 93,785.50 0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 400,000

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Tổng doanh thu Doanh thu xuất khẩu

28

Bảng 2.4: Kim ngạch xuất khẩu của Silver Lion từ năm 2014-2016

Đơn vị: triệu đồng Thị trường 2014 2015 2016 2015/2014 2016/2015 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Mỹ 100,675.8 62,863.5 41,536.6 (37,812) (37.5) (21,327) (33.9) Châu Âu 58,342.6 75,724.6 101,433.3 17,382 29.79 25,708.7 33.9 Nhật Bản 10,675.9 12,598.8 19,553.9 1,922.9 18.01 6,955.1 55.2 Khác 39,074.5 48,711.6 83,171.6 9,637.1 24.66 34,460 70.74 Tổng 208,768.8 199,898.5 245,675.4 (8,870.3) (4.25) 45,776.9 22.9

Nguồn: Phịng Kinh doanh Cơng ty Silver Lion

- Các thị trường xuất khẩu khác của công ty như: Nhật Bản là những thị trường xuất khẩu không đều. Đây là những thị trường mà cơng ty bước đầu thâm nhập, mang tính chất thăm dò thị trường.

- Kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Mỹ đang có xu hướng giảm qua các năm. Mỹ là thị trường tiêu thụ hàng dệt may lớn nhất của thế giới, với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau từ bình dân cho đến cao cấp. Do đó trong tương lai, Silver Lion cần tập trung phát triển thị trường này hơn nữa.

2.2.5. Hoạt động nghiên cứu và phát triển

Phòng Kỹ thuật đóng vai trị hết sức quan trọng trong việc nghiên cứu và phát triển. Tại đây đã thực hiện nghiên cứu các công nghệ, nguyên liệu thay thế và sản phẩm mới cũng như nghiên cứu, cải tiến quy trình sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm bảo đảm tính ưu việt so với đối thủ cạnh tranh. Ngoài ra, phòng này còn tham gia nghiên cứu nhu cầu khách hàng, sản phẩm và kỹ thuật sản xuất của đối thủ cạnh tranh cũng như công nghệ tiên tiến để ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm và nắm bắt nhu cầu tiêu dùng. Tuy nhiên, Cơng ty cũng chưa

29

có được bộ phận nghiên cứu và phát triển chuyên biệt để đi sâu nghiên cứu các vấn đề này ở tầm chiến lược sâu và rộng.

2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY SILVER LION TY SILVER LION

2.3.1. Điểm mạnh

Năng lực tài chính: Tình hình sản xuất kinh doanh qua các năm đều có lãi, hằng năm Cơng ty đều có kế hoạch bổ sung nguồn vốn để nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh. Qua phân tích thực trạng tài chính của Cơng ty cho thấy, Silver Lion có khả năng thanh toán các khoản thanh toán ngắn hạn năm 2014 là 1,58, năm 2015 là 1,55, tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu trung bình hằng năm đạt trên 9,5%7. Do vậy, Cơng ty có tiềm lực tài chính mạnh là một lợi thế cạnh tranh so với đối thủ cùng ngành. Bên cạnh đó, Cơng ty có mối quan hệ rất tốt với các ngân hàng thương mại trong việc tài trợ vốn đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh.

Nhận xét: Mặc dù tình kinh tế có nhiều khó khăn nhưng việc kinh doanh của công ty vẫn rất thuận lợi, đáp ứng kế hoạch mở rộng xí nghiệp may đồ thể thao và các mặt hàng đồ lót cao cấp vào năm 2015, định hướng kinh doanh đến năm 2020.

Chất lượng sản phẩm: Do quản lý chặt chẽ đối với các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, đầu tư tối đa trong việc trong quản lý chất lượng sản phẩm từ Công ty đến các xí nghiệp thành viên theo tiêu chuẩn Quốc tế; sử dụng nguồn nguyên phụ liệu chất lượng cao để sản xuất ra rất nhiều chủng loại: áo sơmi, quần tây, trang phục công sở, trang phục thểthao, đồ lót cao cấp, trang phục trẻ em,…mẫu mã đa dạng với chất lượng tốt nhất cho thị trường nội địa và xuất khẩu.

Chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp: Chất lượng nguồn nhân lực của Công ty Silver Lion được đánh giá khá cao, cơng nhân kỹ thuật chiếm 30.2% có khả năng vận hành tốt máy móc thiết bị hiện đại, 30% lao động có trình độ khác chủ yếu là công nhân sản xuất tại các chuyền may đã được trải qua các khóa đào tạo nghề để đảm bảo việc vận hành và sản xuất đúng quy trình, đảm bảo chất lượng sản phẩm8. Do đó, số cơng nhân này có có đủ năng lực đáp ứng các đơn hàng có tính phức tạp về mặt kỹ thuật may. Công ty cũng luôn quan tâm bồi dưỡng

7

Tính tốn dựa tren báo cáo phòng ké hoach của cong ty Silver Lion

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp quản trị marketing thực trạng năng lực cạnh tranh và một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh đến năm 2020 của công ty TNHH TM DV sư tử bạc (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)