V. Trạm Biến Áp (TBA)
4. Dao cách ly
DS
DAO CÁCH LY DS
Dao cách ly là thiết bị dùng để đóng cắt mạch điện khơng tải, được dùng để cách ly các phần tử thiết bị cần được sửa chữa với phần tử còn lại của lưới điện.
4.1 Các loại dao cách ly
Ví trí lắp đặt: trong nhà, ngồi trời
Truyền động đồng thời: đóng cắt 1 pha hay 3 pha Kết cấu lưỡi dao: lưỡi chém, quay ngang hoặc co duỗi
4.2 Các hư hỏng dao cách ly và cách xử lý
Thao tác khó: do việc lắp ráp các trục nối, trục quay không đúng hoặc khô mỡ
không được bôi trơn; kiểm tra cân chỉnh lại, vệ sinh bơi mỡ.
Nóng đỏ, đổi màu kim loại, hoặc cháy, biến dạng: do tiếp xúc xấu hoặc do các
lò xo ép đã bị biến dạng hư hỏng tại các điểm tiếp xúc bị phát nhiệt gây cháy; kiểm tra siết chặt lại các mối nối, tăng lực ép lò xo hoặc thay mới, đánh sạch hoặc dũa lại các vết cháy tại điểm tiếp xúc, nếu nặng quá phải thay mới.
Sứ đỡ bị phóng điện gây nám hoặc vỡ sứ: do bề mặt sứ bị bẩn, quá điện áp,
hoặc do tác nhân bên ngoài gây nối tắt (rắn bò, chim bay,…); chùi sạch vết nám, thay thế sứ bể hoặc hỏng nặng.
5. Máy biến điện áp (TU)
Máy biến điện áp là thiết bị có tác dụng cách ly phần sơ cấp với thứ cấp, có nhiệm vụ biến đổi điện áp lưới từ trị số cao xuống trị số thấp, cung cấp tín hiệu cho các thiết bị đo lường, bảo vệ, tự động hố. Cơng suất tải của TU rất bé (khoảng vài chục đến vài tram VA), đồng thời tổng trở mạch ngồi rất lớn nên có thể xem TU thường xuyên làm việc không tải.
5.1 Các loại TU
Phân loại TU: TU khô và TU dầu; TU 1 pha và TU 3 pha TU khô: thường được dùng ở cấp điện áp 35kV trở xuống TU dầu: sử dụng mọi nhu cầu
Phân cấp bằng cuộn dây: gồm nhiều tầng lõi từ, cuộn dây sơ cấp được chia đều trên các lõi, cuộn thứ cấp chỉ quấn trên lõi cuối cùng.
Phân áp bằng tụ: dùng bộ phân áp bằng tụ lấy 1 phần điện áp cao đưa vào cuộn sơ cấp.
5.2 Yêu cầu kỹ thuật đảm bảo an toàn của TU
Để đảm bảo an toàn cho người và thiết bị bảo vệ, đo lường… đối với TU: trong mạch thứ cấp, tuyệt đối phải thực hiện nối đất một đầu của cuộn thứ cấp trước khi đóng điện vào TU nhằm đề phịng cuộn sơ cấp mạng điện áp cao chạm trực tiếp sang cuộn thứ cấp. Việc nối đất vỏ thiết bị cũng phải tuyệt đối tuân thủ.
Không được ngắn mạch 2 đầu thứ cấp TU: do TU chỉ cung cấp tín hiệu áp, cơng suất máy nhỏ nên khi ngắn mạch thứ cấp thì TU sẽ bị cháy tức thì.
6. Máy biến dịng điện (TI)
TI là thiết bị có tác dụng cách li phần sơ cấp và thứ cấp, có nhiệm vụ biến đổi dòng điện từ trị số lớn xuống trị số nhỏ hơn để cung cấp cho các dụng cụ đo lường, bảo vệ, tự động… Tổng trở mạch ngồi TI rất bé nên có thể xem TI ln làm việc trong tình trạng ngắn mạch. Thường TI có dịng định mức phía thứ cấp là 1A hoặc 5A.
6.1 Yêu cầu kỹ thuật đảm bảo an toàn TI
An toàn đối với TI: để tránh việc chạm chập giữa cuộn sơ cấp mang điện cao áp với cuộn thứ cấp và vỏ thiết bị, người ta tuyệt đối tuân thủ đầu tiếp thiết bị và 1 đầu cuộn thứ cấp trước khi đóng điện vận hành.
TI vận hành ở trạng thái gần như ngắn mạch nên không được phép để hở mạch thứ cấp: nếu khơng có tải phải nối tắt để tránh quá điện áp có thể làm hỏng TI.
6.2 Các hư hỏng TI và cách xử lý
Nguyên nhân: do lắp lỏng hoặc vận hành lâu ngày ốc xiết bị lỏng ra hay bị oxy hoá tại mối tiếp xúc.
Sửa chữa: tháo ra đánh sạch, bôi mỡ chống oxy hố, bắt chặt lại.
TI vận hành nóng, bóc khỏi hoặc cháy nổ
Nguyên nhân: do để hở các đầu dây thứ cấp hoặc phu thải TI bị đứt hở mạch
Sửa chữa: kiểm tra siết lại các đầu dây thứ cấp hoặc thay thế các thiết bị phụ tải bị hỏng, đứt
TI bị nhiễm ẩm, suy giảm trị số cách điện
Ngun nhân: do khơng kín hoặc phần khử ẩm mất tác dụng Sửa chữa: xông sấy lại cuộn dây, mạch từ, thay dầu cách điện mới
TI
TU
TU – TI LẮP TRÊN TRỤ
7.1 Phân loại chống sét
Chống sét ống: được dùng để bảo vệ các đường dây không treo dây chống sét
hoặc bảo vệ phụ trong các TBA.
Chống sét van: bảo vệ chính chống sóng quá điện áp truyền từ đường dây vào
trạm, trên thanh cái MBA,…
Kim thu sét: thường dùng bố trí nhiều kim để bảo vệ sét đánh trực tiếp vào TBA. Dây thu sét: bố trí dọc đường dây dẫn (hoặc đan chéo thành lưới che trên phạm
vi TBA) để bảo vệ dọc chiều dài các đường dây dẫn điện.
7.2 Chống sét ống
Chống sét ống
Cấu tạo: gồm 2 khe hở khơng khí, một khe S2 được bố trí giữa thiết bị mang
điện và đầu ống chống sét, khe thứ hai S1 đặt trong ống 1 làm bằng vật liệu sinh khí, giữa cực trên và một cực 2 ở cuối ống chống sét được nối với đất.
Hoạt động: khi quá điện áp cả 2 khe đều phóng điện, dưới tác dụng của hồ
quang, chất sinh khí bị đốt cháy tạo ra áp lực thổi tắt hồ quang. Tuy nhiên khả năng dập hồ quang của chống sét ống rất hạn chế.
LA
CHỐNG SÉT VAN (LA)
Cấu tạo gồm 3 phần chính: khe hở phóng điện, điện trở làm việc, nam châm vĩnh
cửu để dịch chuyển hồ quang.
Khe hở phóng điện là một chuỗi các khe hở nhỏ bình thường các khe hở sẽ cách ly, khi quá điện áp các khe hở sẽ phóng điện…
Điện trở làm việc là loại điện trở phi tuyến, có tác dụng hạn chế dịng điện qua chống sét van khi sóng q điện áp chọc thủng khe hở; giá trị điện trở giảm khí điện áp đặt vào tăng, giá trị điện trở tăng lên khi điện áp giảm xuống bằng điện áp của mạng điện.
Hoạt động: khi sóng quá điện áp truyền từ đường dây vào trạm, chống sét van sẽ
hoạt động do giá trị điện trở phi tuyến giảm, đồng thời các khe hở làm việc, đưa dịng xung kích của sóng q điện áp xuống đất. Khi sóng quá điện áp mất đi, giá trị điện trở phi tuyến tăng khiến chống sét trở thành cách điện đối với đất.