Chương 4: TRẠM BTS
Hình 4.3 Vị trí của trạm BTS trong mạng lưới
BSC: Base Station Controller là một thành phần trong mạng di động quan trọng có thể
kiểm sốt một hoặc nhiều trạm thu phát (BTS), còn được gọi là các trạm gốc hoặc những trang di động.
BTS: Base Transceiver Station là trạm thu phát gốc, được dùng trong hệ thống mạng
viễn thơng. Các trạm BTS tạo nên vùng phủ sóng trong hệ thống tế bào mạng, vị trí của chúng quyết định dung lượng và vùng phủ của mạng.
VD: về hướng đi khi ĐT1 gửi tin nhắn cho ĐT2 (Cùng 1 nhà mạng):
Từ ĐT 1 Trạm BTS thu sóng Trạm điều khiển BSC Tổng đài mạng MSC Trạm điều khiển gần với ĐT 2 Trạm BTS phát sóng gần với ĐT 2 ĐT 2.
Hình 4.4 Hướng truyền giữa các trạm với nhau
4.1. Cấu tạo của cơ bản của trạm BTS:
4.1.1. Các thiết bị Indoor
4.1.2. Các thiết bị Outdoor
Bảng 4.5 Các thiết bị Outdoor
4.2. Các thế hệ trạm BTS (Base Transceiver Station)
NodeB, eNodeB, gNodeB và ng-eNB là các nút mạng là thành phần của mạng truy
cập vơ tuyến di động. Khi bạn nhìn thấy kiến trúc của mạng di động 3G/4G, bạn có thể đã bắt gặp các thuật ngữ NodeB và eNodeB. Mạng di động đã phát triển từ 2G lên 3G, 4G và 5G trong vài thập kỉ qua, và do đó, kiến trúc mạng cũng thay đổi. Bây giờ chúng ta có thêm hai thuật ngữ mới được gọi là gNodeB và ng-eNB, nhưng trước tiên hãy bắt đầu với một số khái niệm.
NodeB, eNodeB và gNodeB là các thành phần mạng vô tuyến cần thiết cho các mạng
di động 3G UMTS, 4G LTE và 5G NR. NodeB là trạm gốc vô tuyến cho mạng UMTS (Hệ thống Tồn cầu cho Truyền thơng Di động), eNodeB (hay eNB) là nút mạng vô tuyến cho mạng LTE (Tiến hoá dài hạn) và gNodeB (hay gNB) là nút mạng vô tuyến cho 5G NR. Các nút này được lắp đặt tại các điểm của các nhà vận hành di động và có thể được xem như các cột ăng ten cao, còn được gọi là tháp di động.
4.2.1. NodeB
- Khi mạng 2G GSM (Hệ thống Tồn cầu cho Truyền thơng Di động), bắt
đầu vào đầu những năm 1990, kết nối khơng dây đã được kích hoạt bởi các trạm gốc vơ tuyến cịn được gọi là Trạm thu phát gốc hoặc BTS. Từ 'transceiver' hàm
ý rằng trạm gốc có khả năng truyền cũng như nhận. Khi mạng 3G UMTS ra đời, các trạm gốc 3G được gán một thuật ngữ mới là "Node B". Node B, đơi khi cịn được viết là NodeB, sử dụng WCDMA (Đa truy nhập phân chia mã băng rộng) cho giao diện air để kết nối điện thoại di động với mạng di động. Nó là một phần của Mạng truy cập vô tuyến 3G UMTS hoặc UTRAN (Mạng truy cập vô tuyến mặt đất UMTS). Nếu một nhà khai thác di động muốn phủ sóng mạng 3G trên tồn quốc thì cần phải triển khai một số lượng lớn các Node B trên khắp cả nước.
- Các NodeB được điều khiển bởi một thực thể khác trong mạng vô tuyến
3G được gọi là Bộ điều khiển mạng vô tuyến hoặc RNC. Tương đương 2G của RNC trong mạng GSM là Bộ điều khiển Trạm gốc hoặc BSC. Khi màn hình điện thoại di động của bạn hiển thị biểu tượng 3G hoặc H hoặc H + bên cạnh thanh tín hiệu, bạn đang được cung cấp bởi NodeB. Như thể hiện trong sơ đồ mạng bên dưới, NodeB và RNC đại diện cho mạng truy cập vơ tuyến 3G
UMTS. Sau đó, RNC kết nối thơng qua liên kết backhaul tới SGSN (Nút hỗ trợ GPRS đang phục vụ) để thiết lập kết nối giữa mạng truy cập vô tuyến 3G và lõi di động 3G.
4.2.2. eNodeB (eNB)
- Các trạm gốc trong mạng 4G LTE được gọi là Node B cải tiến hoặc
eNodeB. Trong sơ đồ kiến trúc mạng, eNodeB thường còn được viết tắt là eNB. eNodeB là một phần thiết yếu của mạng vô tuyến 4G LTE và có khả năng thực hiện các chức năng điều khiển mạng ngoài việc tạo vùng phủ sóng mạng di động. Nếu bạn nhìn vào sơ đồ mạng ở trên, bạn có thể nhận thấy rằng mạng vơ tuyến 4G khơng có một thực thể điều khiển mạng riêng biệt. Điều này khác với mạng GSM và UMTS có BSC và RNC tương ứng cho các nhiệm vụ điều khiển mạng. Có nghĩa là đối với LTE, eNodeB có thể thực hiện các chức năng truy cập vơ tuyến tương đương với những gì Node B và RNC thực hiện cùng nhau trong 3G UMTS.
- Phù hợp với tiêu chuẩn LTE, eNodeB sử dụng các công nghệ truy cập vô tuyến riêng biệt cho uplink và downlink. Giao tiếp giữa eNodeB và điện thoại di động sử dụng Đa truy cập phân chia theo tần số trực giao (OFDMA) cho downlink và Đa truy cập phân chia theo tần số sóng mang đơn (SC-FDMA) cho uplink.
- eNodeB cũng có trí tuệ và khả năn thực hiện các chức năng điều khiển mạng vơ tuyến. Và nhờ vậy, nó đại diện cho mạng truy cập vô tuyến 4G LTE E- UTRAN (Mạng Truy cập Vô tuyến Mặt đất UMTS cải tiến). Sau đó, nó kết nối với mạng lõi 4G LTE, Lõi Gói Cải tiến (EPC).
4.2.3. gNodeB và ng-eNB
- Mạng 5G sử dụng một công nghệ được gọi là New Radio hoặc NR cho giao diện air. Có hai cách mà mạng 5G có thể được triển khai; chế độ độc lập và chế độ không độc lập. Chế độ độc lập (SA) là nơi mạng 5G tự hoạt động hoàn toàn mà không cần bất kỳ mạng kế thừa nào, tức là không phụ thuộc vào mạng 4G LTE. Chế độ không độc lập (NSA) là chế độ phổ biến hơn, đặc biệt là
đối với việc áp dụng sớm 5G khi các nhà khai thác di động thêm 5G NR vào cơ sở hạ tầng 4G LTE hiện có của họ. Trong cả hai trường hợp, 5G sử dụng mạng vô tuyến chuyên dụng cho giao diện air. Mạng vô tuyến cho 5G NR được gọi là Mạng Truy cập Vô tuyến Thế hệ Tiếp theo hoặc NG-RAN.
- Vì việc triển khai NSA tận dụng EPC hiện có cho các chức năng mạng lõi, nó u cầu cả mạng vơ tuyến LTE và NR phải kết nối với cùng một EPC. Mạng 4G LTE có thể hoạt động giống như cách chúng hiện nay bằng cách cho phép eNB giao tiếp với EPC cho mặt phẳng điều khiển cũng như mặt phẳng người dùng. Nói cách khác, tất cả các chức năng mạng vô tuyến, cũng như các chức năng của người dùng (ví dụ: dữ liệu di động, QoS, v.v.), đều diễn ra thông qua eNB. Nút mạng vô tuyến 5G gNB hoạt động hơi khác một chút và chỉ được sử dụng cho các chức năng thuộc cấp người dùng. Mặt phẳng điều khiển cho 5G vẫn do eNB quản lý như một phần của khái niệm được gọi là kết nối kép.
- Khi mạng 5G Core được sử dụng thay vì EPC, kết nối cho bất kỳ thiết bị 5G nào cũng sử dụng nút gNB cho cả mặt phẳng điều khiển và người dùng. Mặt khác, mọi thiết bị 4G LTE đều sử dụng eNodeB ‘thế hệ tiếp theo’ thay vì eNodeB thơng thường để có thể giao tiếp với mạng 5G Core. eNodeB thế hệ tiếp theo được viết tắt là ng-eNB.
Chương 5 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 5.1. Mô phỏng
Tụi em đã được mô phỏng xem các trạm qua app trên cơng ty.
Hình 5.6 Mơ phỏng xem trạm tại công ty
Cách coi từng tháp Antenna và vùng phủ của Antenna qua app Google Earth Pro:
Hình 5.7 App Google Earth Pro
Hình 5.8 App Google Earth Pro
Tổng tất cả các trạm được hiển thị trên app Google Earth Pro:
Hình 5.9 Tổng tất cả các trạm hiện trên App
Mô phỏng coi trạm CMCN31:
Hình 5.10 Trạm CMCN31
Sau đó điền vào bảng khảo sát thơng tin của trạm: Configuration / Cấu hình của
trạm
Site type / Loại nhà trạm Building type/Loại cột Infrastructure / Cơ sở hạ tầng Project Name Site Name Site Address Geographical coordinates Province (tỉnh) District (huyện) Bảng 5.7 Thông tin trạm CMCN31
Và coi hướng vùng phủ Antena có đúng với hướng và độ để làm cho vùng phủ có thể phủ sóng phù hợp.
Hình 5.11 Các hướng phủ của CMCN31
5.2. Thực tế
5.2.1. Qui trình lắp đặt Indoor 5.2.1.1. Lắp đặt cầu cáp
- Kiểm tra vị trí lắp đặt thang cáp theo bảng vẽ thiết kế
- Thang cáp cần lắp đặt chắc chắn, tất cả các thanh chống cần đủ bulong bắt vít
- Thang cáp ngang được liên kết với thang cáp đứng bằng các mối nối chắc chắn.
- Giữa các điểm nối thang cáp cần link tiếp địa (sử dụng dây tiếp địa M6), siết chặt mọi điểm kết nối giữa các thang cáp.
- Tiếp địa vào bảng đất indoor cho cầu cáp gần bảng đất nhất (kể cả trường hợp cầu cáp cũ cũng cần phải thực hiện).
Hình 5.12 Cầu cáp
5.2.1.2. Lắp đặt thiết bị lên indoor rack cấp mới
Thứ tự thiết bị được lắp đặt trên rack:
- DCDU (phía trên cùng).
- BBU (cách nhau 1U).
Tiếp địa cho BBU, DCDU dùng dây M16 lần lượt vào 2 đai ốc trên thành vỏ rack từ trên xuống dưới. Nối 1 dây tiếp địa M16 từ vị trí nối đất của indoor rack ra bảng đồng indoor của phòng máy.
Hình 5.13 Tủ Indoor rack và thiết bị
5.2.1.1. Kết nối nguồn cho BBU
- Dùng tua vít siết chặt hai chân kết nối nguồn cho BBU.
Hình 5.14 Cổng cáp nguồn BBU, DCDU
- Nguồn cho BBU sẽ được kết nối vào LOAD 6 trên DCDU.
Hình 5.15 LOAD 6 trên DCDU
5.2.1.2. Kết nối nguồn cho RRU vào DCDU
Dây nguồn RRU lần lượt kết nối vào LOAD 0, 1, 2 trên DCDU.
Hình 5.16 LOAD 12 trên DCDU
5.2.1.3. Kết nối CPRI vào BBU
CPRI trước khi được kết nối vào BBU thì sẽ được luồn vào 1 ống ruột gà. Điểm uốn 3 dây CPRI cong đều, dây phải nằm gọn trước mặt card. Cell A, B, C được kết nối lần lượt vào cổng CPRI 0, 1, 2.
Hình 5.17 Kết nối CPRI vào BBu
5.2.1.4. Lắp đặt cáp truyền dẫn FE
Kết nối cáp FE vào cổng FE0 trên BBU, dây cịn lại khơng được cắt mà cuộn và cố định gọn gàng, đặt gần thiết bị truyền dẫn hoặc cố định trên thang cáp.
Hình 5.18 Cổng FE0 trên BBU
5.2.1.5. Lắp đặt tủ nguồn mới
Tiếp địa cho tủ nguồn dùng dây M25, kết nối từ điểm bắt tiếp địa trong tủ nguồn tới bảng đồng indoor.
Hình 5.19 Nối tiếp địa cho tủ nguồn
Cần kiểm tra và siết chặt tất cả các đai ốc cầu đấu accu, đảm bảo khơng có bất cứ kết nối nào lỏng. Lắp đặt ống thốt axit giữa các đầu cực accu (hình ) . Nối 48VDC tới cầu chì CB1 (BATT1), cịn 0VDC thì nối vào thanh đồng chung 0V (vị trí đai ốc 10) trong tủ nguồn.
Hình 5.21 Accu
Lắp các khối rectifier vào các khe thích hợp và siết các ốc vít để khóa rectifier. Kết nối dây nguồn AC vào main CB AC trong tủ nguồn, dùng dây màu đỏ kết nối cho dây lửa AC 220V, dây màu xanh lá cho dây trung tính. Đấu giả 3 phase tại CB AC chính trong tủ nguồn (dùng dây M6 link 3 phase).
Hình 5.22 CB AC tủ nguồn
Kết nối nguồn DCDU 4G vào tủ nguồn mới, đúng chân đã ghi chú: NEG (-) cho dây nguồn màu xanh -48V DC, RTN (+) cho dây nguồn màu đen 0V DC (hình 4.20). CB cho DCDU kết nối vào CB80A (CB ở giữa trong khối ba CB bên tay phải) bên trong tủ nguồn và dán nhãn 4G Mobi lên trên CB.
Hình 5.23 CB tủ nguồn Hình 5.24 Nguồn DCDU
5.2.2. Qui trình lắp đặt Outdoor5.2.2.1. Lắp ráp cùm gá antenna 5.2.2.1. Lắp ráp cùm gá antenna
Khi sử dụng gá dual, nên đẩy sát 2 ống vào nhau. Chỉ kéo dài hai ống khi thiết bị quá vướng trên cột, không thể sử lý. Lắp đủ bulong và siết chặt mọi kết nối cùm antenna, gá antenna. Cùm gá antenna lắp chắc chắn vào cột với đầy đủ các bulong được siết chặt.
Hình 5.25 Gá antenna
5.2.2.2. Kết nối jumper, đánh dấu vòng màu
Thứ tự kết nối jumper giữa antenna với RRU 4 cổng:
RRU ANT_TX/RXA: Sẽ kết nối vào +45 ngoài cùng trên antenna.
RRU ANT_TX/RXB: Sẽ kết nối vào -45 ngoài cùng trên antenna.
RRU ANT_TX/RXC: Sẽ kết nối vào -45 ở giữa antenna.
RRU ANT_TX/RXD: Sẽ kết nối vào +45 ở giữa antenna.
Hình 5.26 Kết nối jumper và RRU 4 cổng
5.2.2.3. Lắp đặt RRU
Trước khi kéo RRU lên cột cần chú ý đổi vị trí gá RRU, lắp RRU theo chiều ngang vào cột sẽ giúp việc vận hành khai thác được dễ dàng hơn. RRU thường lắp dưới antenna từ 1 ~ 1,5m, chú ý chiều mũi tên gá RRU hướng lên trên.
Hình 5.27 Gá RRU
5.2.2.4. Kẹp cáp outdoor
Khi kẹp clamp outdoor cần chú ý để CPRI, nguồn RRU kẹp đều, thẳng hàng từ trên xuống dưới. Dây CPRI, nguồn RRU được đi ngồi lịng cột, khoảng cách kẹp clamp cho dây quang, dây nguồn RRU dưới 1.5m. Siết chặt các đai ốc kẹp clamp.
Hình 5.28 Kẹp cáp clamp
5.2.2.5. Chỉnh E-Tilt, M-Tilt
Để điều chỉnh E-tilt, vặn núm chỉnh tiêu theo chiều kim đồng hồ (tăng độ), ngược chiều (giảm độ). Khi chỉ số tilt hiện ra đúng theo thiết kế RF, dừng lại. Sau khi buông tay khỏi thước E-tilt, antenna đã thiết kế thước tự động thụt sát vào sát trong antenna (tránh gẫy thước tilt).
Hình 5.29 Tiêu điện
Sử dụng thước thủy để xác định M-tilt, ốp thước sát vào mặt antenna, điều chỉnh bọt nước ở vị trí cân bằng. Chú ý đặt thước sao cho mũi tên đỏ đọc chỉ số M-tilt hướng lên phía trên.
Hình 5.30 Tiêu cơ
5.2.2.6. Kết nối tiếp địa cho RRU
Mỗi RRU sẽ kết nối tiếp địa bằng dây M16 vào bảng đất nhỏ cấp kèm thiết bị, bảng đồng nhỏ cấp kèm thiết bị sẽ được lắp trên cột dưới RRU (Sử dụng kẹp clamp để cố định chắc chắn bảng đồng trên cột), từ bảng đất nhỏ sẽ dùng dây tiếp địa M16 nối xuống bảng đất bên dưới (chân cột hoặc trước cửa sổ feeder).
Hình 5.31 Bảng đồng RRu
5.2.2.7. Kết nối CPRI, nguồn RRU
Dây CPRI sẽ được kết nối vào cổng CPRI0. Nguồn cho RRU sẽ được kết nối vào chân cắm có thể rút ra và cắm vào -48VDC vào chốt màu xanh NEG (-), 0VDC vào chốt màu đỏ RTN (+).
Hình 5.32 Nguồn RRU
5.2.2.8. Bảo vệ dây CPRI trước cửa sổ feeder:
Ba dây CPRI sẽ luồn vào ống ruột gà trước cửa sổ feeder. Ống ruột D40 không được rạch, ba dây CPRI sẽ được luồn trong ống nguyên vẹn. Chú ý bịt kín đầu ống bên ngồi bằng cao su non và băng keo.
Trong mọi tình huống cần tạo điểm uốn chống thấm nước cho dây nguồn RRU, CPRI, đảm bảo nước không theo dây đi qua cửa sổ feeder vào phịng máy.
Hình 5.33 Cửa sổ Feeder
Chương 6 KẾT LUẬN 6.1. Kỹ năng, kinh nghiệm đạt được
Kỹ năng:
- Có thêm nhiều cơ hội tiếp cận thực tế với chuyên ngành đang theo học.
- Tăng cường cũng như bồi dưỡng thêm các kỹ năng mềm vốn có trong cơng việc.
- Nhận ra thế mạnh của bản thân để hướng tới các công việc đang dự định.
- Có nhiều hiểu biết và cái nhìn trực quan hơn khi triển khai cơng việc trong tương lai.
Kinh nghiệm:
- Nâng cao khả năng thích ứng trong mọi trường làm việc chuyên nghiệp.
- Tiếp thu các kiến thức mới cho kỹ năng mềm cũng như trong chuyên ngành đang theo học.
- Được cọ xát với chuyên môn nghiệp vụ.
- Có cơ hội mở rộng ngoại giao cũng như các kiến thức cơ bản của công ty chuyên môn.
- Biết được hệ thống tổ chức và nắm được trình độ kỹ thuật thực tế cũng như khả năng sử dụng thiết bị tại nơi thực tập.
6.2. Ưu điểm và nhược điểmƯu điểm: Ưu điểm:
- Nâng cao khả năng giao tiếp, tác phong làm việc chuyên nghiệp.
- Bồi dưỡng thêm các kiến thức quan trọng phục vụ cho chuyên ngành.
- Có trách nhiệm với bản thân cũng như với công việc được giao cho.
- Nâng cao khả năng làm việc nhóm cũng như tốc độ xử lý khối lượng công việc.
Nhược điểm:
- Cịn thiếu kinh nghiệm giải quyết tình huống khi đi thực tế khi mắc phải
- Kiến thức chuyên ngành cịn hạn hẹp nên q trình tìm hiểu và tiếp thu cơng việc cịn hạn chế.
TÀI LIỆU KHAM KHẢO [1] https://xemtailieu.net/tai-lieu/gioi-thieu-cac-thiet-bi-tai-tram-bts- 1715055.html. [Online].