CHƯƠNG 3 KINH NGHIỆM THỰC TẾ
3.3 Tác phong chuyên nghiệp:
1. Làm việc có kế hoạch rõ ràng và cụ thể:
- Củng cố thêm về làm việc có kế hoạch để có thể trở thành những người làm việc có tính chun nghiệp. Lập kế hoạch nhằm xác định mục tiêu và trình tự các bước cơng việc phải thực hiện, cũng như thời gian hồn thành mỗi bước, mỗi nội dung cơng việc để đạt được mục tiêu. Việc lập kế hoạch thể hiện thái độ chủ động và có trách nhiệm với cơng việc. Dần loại bỏ được thói quen làm việc theo hứng thú, chờ việc là thái độ làm việc thiếu chuyên nghiệp.
- Tuy nhiên đây cũng là một điều mà em cần phải rèn luyện thêm rất nhiều sau đợt thực tập tốt nghiệp này nếu muốn sau này có thể có khả năng đảm nhiệm những công việc yêu cầu cường độ làm việc và yêu cầu cao.
2. Chuyên tâm đối với công việc
Hướng bản thân tới sự chuyên tâm đối với công việc.Cố gắng làm việc với thái độ tốt, tận tâm với công việc, chức trách được giao, làm việc với tinh thần tự giác, thực sự yêu nghề, chuyên tâm với cơng việc, kiên trì tới cùng, làm tốt cơng việc từ đầu tới cuối.
3. Sự hiểu biết, không ngừng học hỏi để nâng cao kiến thức chuyên môn
- Luôn ý thức được việc phải luôn trau dồi kiến thức chuyên sâu hơn để có thể thích nghi với sự thay đổi cơng nghệ trong thời kỳ hội nhập như hiện nay. Người làm việc chun nghiệp phải có trình độ hiểu biết sâu sắc về nghề nghiệp, hiểu và nắm vững các cấp độ công việc, kỹ năng trong phạm vi nghề nghiệp. Học cách để giải quyết một số vấn đề xem ra rất phức tạp trở nên đơn giản, muốn làm như vậy phải có kiến thức cơ bản chắc chắn. Đối với người làm việc chuyên nghiệp thì học tập cũng là chuyên nghiệp, là công cụ để làm việc; phải đặt mục tiêu học tập là suốt đời.
- Bản thân là một người kỹ sư trong tương lai lại càng khiến em phải ý thức được việc học tập và trau dồi kiến thức một cách nghiêm túc và chăm chỉ hơn để
từng bước nâng cao giá trị bản thân và trở thành một người làm việc chuyên nghiệp.
4. Độc lập, tự chủ và có tinh thần hợp tác trong công việc
Độc lập và tự chủ trong công việc biểu hiện năng lực tập trung làm việc với năng suất cần thiết trong những tình huống căng thẳng; chứng tỏ khả năng làm chủ công việc của mỗi cá nhân. Trong làm việc theo nhóm, mỗi người cũng cần phải độc lập, tự chủ hồn thành các nhiệm vụ được nhóm giao. Trong cơng việc cần phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa hợp tác và phân công. Mỗi người đều phải có năng lực và thái độ sẵn sàng làm việc với những người khác, cho dù tính cách và cách làm việc của mỗi người là khác nhau, đó là tinh thần làm việc chuyên nghiệp.
5. Ý thức kỷ luật
Trong mỗi tổ chức, đơn vị đều có những quy định, quy tắc mà mọi người đề phải tuân thủ. Điều đó tạo nên sức mạnh, uy tín của tập thể, cũng như chất lượng, hiệu quả cơng việc. Ý thức được những vấn đề đó nên bản thân em cũng nghiêm túc chấp hành các qui định của nhà máy về giờ giấc, chủ động tìm hiểu về an tồn lao động, về các yêu cầu học tập, làm việc và nghiên cứu trong nhà máy đã được phổ biến. Nâng cao tính chuyên nghiệp của bản thân và giữ được hình ảnh sinh viên nghiêm túc của nhà trường.
6. Biết cách giao tiếp và ứng xử
Đối với bản thân em, ý thức được vấn đề giao tiếp rất quan trọng nên em luôn rèn luyện để có thể trở thành một người có kĩ năng giao tiếp tốt, nó khơng chỉ giúp chiếm được tình cảm, nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ từ người khác, mà còn giúp họ học hỏi, bổ sung được nhiều kinh nghiệm trong cơng việc, nắm bắt nhanh các thơng tin hữu ích, các cơ hội để thực hiện tốt cơng việc. Có thể nói, kĩ năng giao tiếp ln được xem là chìa khóa vàng của sự thành cơng. Biết cách giao tiếp và ứng xử có văn hóa là phẩm chất cần phải rèn luyện để trở nên chuyên nghiệp.
Có thể nói sau đợt thực tập đã giúp em tiến bộ hơn rất nhiều về cách giao tiếp và ứng xử.
7. Trang phục phù hợp
Trang phục phù hợp với tính chất cơng việc thể hiện phong cách làm việc chun nghiệp. Chính vì vậy nên em ln tn thủ mọi qui định về trang phục khi vào nhà máy để làm việc và thực tập.