2. Kết cấu của đề tài
3.2. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về quấy rối tình dục tại nơi làm việc
3.2.2. Xây dựng quy định về trình tự, thủ tục khiếu nại, tố cáo hành vi quấy rối tình dục
quấy rối tình dục tại nơi làm việc
Một trong những lý do mà quấy rối tình dục khó được giải quyết triệt để là nạn nhân của quấy rối tình dục khơng biết khiếu nại, tố cáo ở đâu và các cơ quan nhà nước cũng gặp khơng ít khó khăn vì khơng biết phải giải quyết khiếu nại, tố cáo theo trình tự, thủ tục như thế nào. Do vậy, pháp luật cần lấp đầy những lỗ hổng này để tạo điều kiện cho nạn nhân của quấy rối tình dục tại nơi làm việc có thể tự bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Đầu tiên, pháp luật cần có quy định cụ thể về cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tiếp nhận đơn tố cáo, khiếu nại quấy rối tình dục. Pháp luật cần quy định trách nhiệm của người sử dụng lao trong việc điều tra, làm rõ hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc. Do người sử dụng lao động là chủ thể tiếp xúc thường xuyên hơn và có sự quản lý gần gũi sát sao hơn với người lao động trong đơn vị mình nên việc quy trách nhiệm cho người sử dụng lao động giải quyết quấy rối tình dục sẽ hiệu quả hơn nhiều so với cơ quan quản lý nhà nước.
Ở các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động nếu có nhiều trường hợp khiếu nại, tố cáo về hành vi quấy rối tình dục thì cần thành lập ban tư vấn riêng cho người lao động. Ban này hữu ích trong việc giúp nạn nhân của quấy rối tình dục giảm bớt những tổn thương về tâm lý, đồng thời tư vấn cho họ những hướng đi để có thể đảm bảo quyền lợi của mình. Trong trường hợp mà vụ việc có tính chất phức tạp, người sử dụng lao động khơng có đủ năng lực xử lý thì nhà nước cần can thiệp để đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
Ở Việt Nam, cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp cơ sở là các Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội cấp huyện là cơ quan trực tiếp quản lý nhà nước về lao động ở địa phương. Vậy sẽ là hợp lý nếu quy định thêm trách nhiệm cho cơ quan này trong việc tiếp nhận và giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc. Tuy nhiên, nếu đã quy định trách nhiệm giải quyết vấn đề quấy rối tình dục tại nơi làm việc trước tiên cho người sử dụng lao động thì Phịng Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ có trách nhiệm giải quyết khi người sử dụng lao động không giải quyết hoặc người khiếu nại, tố cáo không đồng ý với kết quả giải quyết lần đầu tại nơi làm việc. Ngoài ra, pháp luật cũng cần quy định thêm chức năng cho tổ chức cơng đồn cơ sở - đây là cơ quan bảo vệ quyền lợi trực tiếp của những người lao động trong doanh
40 / 58
nghiệp, nên tổ chức này cần có nghĩa vụ giúp đỡ, trợ lực cho người lao động trong quá trình khiếu nại, tố cáo hành vi quấy rối tình dục.