3.2 Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng
3.2.2.5 Tăng cường công tác quản lý hạn chế rủi ro tín dụng
– Mở rộng hoạt động tín dụng phải đi đơi với quản lý phịng ngừa rủi ro tín dụng. Đây là việc làm thật sự cần thiết đối với Navibank trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Cụ thể: đầu tư, thiết lập hẳn một bộ phận chuyên nghiên cứu dự báo kinh tế tầm vĩ mô ngắn hạn, trung và dài hạn để có khả năng đề ra chiến lược đầu tư, mở rộng hoạt động tín dụng.
– Nâng cao hiệu quả hoạt động của trung tâm phòng ngừa rủi ro thuộc bộ phận quản lý rủi ro.
– Tăng cường giám sát sử dụng vốn vay, tránh trường hợp khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, khơng trả nợ mà sử dụng vào việc khác, khi nợ đến hạn khơng có khả năng trả. Trong đó đặc biệt thực hiện:
Kiểm tra thường xuyên và đột xuất
Thay đổi nội dung kiểm tra, khơng chỉ kiểm tra mục đích vay mà cịn các yếu tố khác như TSĐB, pháp lý, uy tín…
Sau khi kiểm tra, phải xử lý kết quả kiểm tra bằng cách đánh giá lại xếp hạng khách hàng và xử lý
– Nâng cao vai trị kiểm tra, kiểm sốt nội bộ nhằm ngăn ngừa và chấn chỉnh những sai sót trong q trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng; phát hiện, ngăn chặn những rủi ro đạo đức do CBTD gây ra.
– Tăng cường năng lực quản trị điều hành, tinh thần trách nhiệm; nắm chắc lĩnh vực nghiệp vụ và khách hàng phụ trách; nhất là những khách hàng đang có dấu hiệu khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
– Tổ chức kênh thông tin thông suốt từ ban giám đốc đến từng CBTD, đảm bảo mọi phản ánh của ban giám đốc đều được truyền đạt đúng, đầy đủ đến mọi CBTD và mọi phản ánh của doanh nghiệp đều được trình báo với ban giám đốc kịp thời.