Hiệu quả của đề tài

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN Ứng dụng mạng xã hội trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ Văn cấp tỉnh đạt hiệu quả tại trường THPT Nguyễn Quang Diêu (Trang 28 - 30)

Khi bồi dưỡng học sinh giỏi qua mạng xã hội, tơi cảm nhận rất rõ sự đồng tình của gia đình học sinh và học sinh. Điều này cho thấy qua các năm, khi học sinh tham gia đội bồi

dưỡng là bắt đầu một quá trình học sinh gắn bó với nhau và sát cánh bền bỉ, khơng nản chí. Phụ huynh ln động viên và tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh học tập.

Từ đó, những người dạy mơn Ngữ Văn như chúng tôi lấy lại niềm tin và như được thắp lửa hy vọng bởi học sinh vẫn yêu say đắm Văn chương dù có rất nhiều quan niệm về việc học Văn trong thời đại cách mạng công nghệ 4.0. Đồng thời, khi làm chủ được thế giới công nghệ, giáo viên và học sinh đều cảm thấy tự tin vào bản thân, thấy những ích lợi từ việc vận dụng đúng cách trang mạng xã hội. Thầy và trị có thể chủ động xếp lịch học theo thỏa thuận, người học được tôn trọng hơn.

Qua những kỳ được phân công bồi dưỡng học sinh giỏi gần đây, bước đầu tôi đạt được những kết quả đáng khích lệ. Điểm số của các học sinh có sự tiến bộ qua các năm, các giải thưởng dần được cao hơn, đạt được yêu cầu đặt ra trong kế hoạch bồi dưỡng. Dần dần có học sinh vào vịng 2 thi chọn vào đội tuyển học sinh giỏi của Tỉnh để thi Quốc gia. Đặc biệt, năm học 2018-2019 là năm tôi mạnh dạn bồi dưỡng học sinh khối lớp 10 gửi thi cùng các anh, chị lớp 11 và đã đạt được hai giải cấp Tỉnh. Dù biết rằng cho các em thi vượt lớp là rất khó nhưng nhờ ứng dụng mạng xã hội, tôi tự tin hơn trong cơng việc. Sắp xếp khoa học hơn thời gian trình tự bồi dưỡng từng bước cho các em, vừa kiến thức nghị luận xã hội, vừa kiến thức Văn học của chương trình lớp 10 và 11. Cái khó là các em chưa được học trên lớp chương trình 11 nên cơng tác bồi dưỡng cực và khó gấp đơi.

Số liệu thống kê:

STT Họ và tên học sinh Năm học Điểm Giải vòng 2 Vào

1 Huỳnh Thúy Dương

2014-2015

13,5 Giải ba Đạt

2 Tô Thị Hải Nhi 12,5 Giải ba Đạt

3 Võ Thị Cẩm Tiên 12,5 Giải ba Đạt

4 Nguyễn Thị Bích Chăm

2016-2017

12 Giải ba Đạt

5 Nguyễn Thị Kim Duyên 11 Giải ba

6 Lê Thị Huỳnh Chi 11 Giải ba

7 Tô Thị Mộng Kiều – lớp 10

2018-2019 12,5 Giải ba

8 Phan Thị Hoa Quỳnh - lớp 10 12 Giải ba

Kết quả trên đã góp phần khẳng định những cách thức tiến hành bồi dưỡng mà tơi đã thực hiện là đúng hướng, có hiệu quả, tạo sự phấn chấn đối với học sinh tham gia bồi dưỡng ở các khóa sau. Đối với tổ bộ mơn, kết quả càng giúp tổ thêm vững mạnh về chuyên môn; tổ đã tạo được niềm tin đối với với nhà trường, với hội đồng bộ mơn; góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của nhà trường.

*Mức độ khả thi:

Để sáng kiến thực hiện mang lại tính khả thi cao, địi hỏi phải đáp ứng các điều kiện cần thiết ở bất kỳ đơn vị nào, cụ thể:

- Sự quan tâm sâu sát của lãnh đạo nhà trường;

- Sự tận tâm, nhiệt huyết của các tổ chuyên môn, giáo viên bộ môn tham gia bồi dưỡng, đặc biệt có lịng tự trọng cao.

- Sự phối kết hợp tốt của các trường THCS trên địa bàn giới thiệu nguồn học sinh giỏi từ THCS vào đội tuyển

- Có nguồn xã hội hóa tốt; phụ huynh quan tâm đầu tư điều kiện học tập tốt nhất cho học sinh. Hiểu và ủng hộ giáo viên bộ môn.

- Có học sinh ngoan hiền, có ý chí phấn đấu. Phát huy tốt các năng lực tự học và ý thức trách nhiệm trong việc bồi dưỡng.

- Thời gian sắp xếp phù hợp, khoa học cần tuân thủ kế hoạch trong tuần, vì vậy khi có vấn đề phát sinh không thực hiện được đúng lịch học thì giữa thầy và trị cần linh hoạt, cho học sinh tự sắp xếp, khơng gị bó học sinh, nhưng phải bảo đảm ưu tiên cho thời gian bồi dưỡng học sinh giỏi. Chiếc điện thoại thông minh hay laptop là dụng cụ học tập thiết yếu mỗi ngày giúp thầy trị linh hoạt lịch học, mở rơng lịch học và dường như là nhu cầu học tập, giao tiếp mỗi ngày trên nhóm.

- Tùy theo giai đoạn để có nội dung bồi dưỡng thích hợp. Chú ý đến việc rèn luyện các thao tác trọng tâm. Khi đã trang bị đầy đủ các kiến thức và kỹ năng cho các em thì cần tăng cường việc học nhóm, tự học tập để phát huy khả năng chủ động, sáng tạo ở học sinh. Những lúc như thế, học sinh cũng cảm nhận được sự tin tưởng mà giáo viên gởi gắm cho mình, từ đó phát huy tốt hơn khả năng học tập, rèn luyện các kỹ năng của mình.

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN Ứng dụng mạng xã hội trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ Văn cấp tỉnh đạt hiệu quả tại trường THPT Nguyễn Quang Diêu (Trang 28 - 30)