Hiệu quả của công tác huy động vốn của NHTM

Một phần của tài liệu Khóa luận thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP kiên long – chi nhánh hải phòng (Trang 25 - 26)

1.2.1 .Một số phương thức huy động vốn

1.2.2.1. Hiệu quả của công tác huy động vốn của NHTM

Về phía xã hội: Vốn để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng, vốn để sản xuất kinh doanh; để thực hiện được công cuộc cơng nghiệp hố, hiện đại hố nói trên, cần một lượng vốn rất lớn làm tiền đề vật chất.

Về phía ngân hàng: Cần có một lượng vốn lớn huy động từ các nguồn

trong nước để có thể tiến hành kinh doanh có hiệu quả, đa dạng các hình thức

kinh doanh nâng cao sức cạnh tranh và lợi nhuận của ngân hàng.

Vốn trong nước phần lớn nằm trong các hộ gia đình dưới dạng tiền tiết kiệm dự phòng. Mặt khác vốn của các tổ chức kinh tế xã hội không phải lúc nào cũng được sử dụng theo vụ mùa, theo chu kỳ kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.

Do đó lượng vốn nhàn rỗi trong khu vực này rất lớn. Nhiệm vụ to lớn và quan trọng của mỗi ngân hàng là phải tập trung, thu hút các nguồn vốn lớn này để đầu tư cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, các cơng trình kinh tế xã hội, biến

chúng thành những đồng vốn mang lại hiệu quả cho kinh tế xã hội.

phù hợp và có hiệu quả. Hiệu quả của công tác huy động vốn trong ngân hàng phải được đánh giá qua các khía cạnh sau:

Vốn huy động phải xuất phát từ nhu cầu kinh doanh của ngân hàng thương mại. Vốn huy động của ngân hàng phải có sự tăng trưởng, ổn định về cả về số lượng để có thể thoả mãn các nhu cầu cho vay, thanh toán cũng như hoạt động kinh doanh khác ngày càng tăng của ngân hàng. Tuy nhiên đáng lưu ý vốn

huy động phải được ổn định về mặt thời gian. Nếu ngân hàng huy động được một lượng vốn lớn mà không ổn định về mặt thời gian, thường xun có một

dịng tiền lớn có khả năng bị rút ra thì lượng vốn dành cho cho vay, cho đầu tư sẽ không lớn và ổn định. Như vậy hiệu quả sử dụng sẽ không cao và ngân hàng phải thường xuyên đối đầu với vấn đề vốn để thanh khoản. Nhưng nếu ngân

hàng huy động được nguồn vốn ổn định thì sẽ yên tâm sử dụng phần lớn vốn đó vào các hoạt động có thu nhập cao. Nhưng nói như vậy khơng có nghĩa là nếu

ngân hàng thấy có nguồn vốn ổn định thì sẽ huy động hết ngay hay ngược lại,

mà việc huy động vốn của ngân hàng phải xuất phát từ nhu cầu thực tế của ngân hàng về nguồn vốn. Nếu huy động được ít thì ngân hàng sẽ khơng đáp ứng được

hết nhu cầu của khách hàng, không đa dạng hố được các hoạt động kinh doanh,

khơng mở rộng cạnh tranh được và sẽ bị mất hết khách hàng. Cịn nếu huy động

vốn nhiều mà khơng sử dụng hết thì vốn sẽ bị “đóng băng” khiến lợi nhuận sẽ bị giảm sút, do vẫn phải trả lãi và các chi phí kèm theo như chi bảo quản, kế tốn,

kho quỹ... mà khơng có khoản nào bù đắp lại.

Nói tóm lại, huy động vốn có hiệu quả là huy động vốn ổn định, vừa đủ đáp ứng nhu cầu kinh doanh của ngân hàng thương mại.

Một phần của tài liệu Khóa luận thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP kiên long – chi nhánh hải phòng (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)