Hoàn thiện quy định về tội cướp tài sản trong BLHS năm 2015

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp ngành luật áp dụng hình phạt đối với tội cướp tài sản – thực tiễn tại hải phòng (Trang 42 - 44)

2.2.2.1 .Một số hạn chế, vướng mắc

3.1. Hoàn thiện quy định về áp dụng hình phạt đối với tội cướp tài sản

3.1.1. Hoàn thiện quy định về tội cướp tài sản trong BLHS năm 2015

Cướp tài sản là tội đặc biệt nghiêm trọng trong nhóm tội xâm phạm sở hữu bởi tính chất nguy hiểm của hành vi, không chỉ xâm phạm tới khách thể là quyền sở hữu mà còn xâm phạm tới khách thể là quyền nhân thân – một khách thể quan trọng được luật hình sự bảo vệ. Bởi lẽ đó mà tội cướp tài sản đã được ghi nhận ngay từ BLHS đầu tiên và từ đó, hồn thiện dần qua những lần sửa đổi. Trong pháp luật hình sự Việt Nam trước BLHS năm 2015, chế tài của tội cướp tài sản ln ln đến tử hình; thực hiện chính cách nhân đạo, BLHS năm 2015 đã giảm mức cao nhất của tội phạm này xuống tù chung thân (khoản 4 Điều 168).

Trong bối cảnh tình hình cướp xảy ra trên địa bàn Hải Phịng ngày càng tăng với nhiều thủ đoạn tinh tinh vi, có băng nhóm tổ chức thậm chí nhiều trường hợp thể hiện tính manh động, cơn đồ, coi thường pháp luật, địi hỏi cần có quy định chế tài hợp lý và quyết định lựa chọn hình phạt nghiêm khắc đủ sức răn đe giáo dục người phạm tội cũng như giáo dục cộng đồng ý thức tuân thủ pháp luật, thể hiện chính sách hình sự hướng thiện, coi trọng tính phịng ngừa, đấu tranh phịng chống loại tội này.

Để phù hợp với tình hình thực tiễn và đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong cơng tác đấu tranh phịng, chống tội phạm nói chung và tội cướp tài sản nói riêng thì trước hết cần hồn thiện Điều 168 BLHS theo hướng: (1) đảm bảo thể hiện được đó là tội nghiêm trọng nhất trong các tội chiếm đoạt; (2) đảm bảo phân hoá TNHS và phân biệt với các tội có liên quan; (3) về kỹ thuật lập pháp phải cụ thể, rõ ràng, đảm bảo được nhận thức và áp dụng thống nhất trong thực tiễn.

Thứ nhất là về hành vi vi phạm trong mặt khách quan của tội phạm: Do tội

cướp tài sản đồng thời xâm phạm quyền sở hữu và tính mạng, sức khoẻ, nên chăng chỉ những hành vi dùng vũ lực, đe đoạ dùng vũ lực nguy hiểm đến tính mạng, sức khoẻ để chiếm đoạt tài sản mới cấu thành tội cướp tài sản; còn những hành vi dùng

32

vũ lực, đe đoạ dùng vũ lực khơng nguy hiểm đến tính mạng, sức khoẻ để chiếm đoạt tài sản thì cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản. Tác giả cho rằng việc phân biệt về thời gian đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc (đối với tội cướp tài sản) và sẽ dùng vũ lực (đối với tội cưỡng đoạt tài sản) theo BLHS hiện nay không thể hiện được mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội; và vì vậy khơng phân hố được TNHS giữa hai tội phạm này. Về mặt kỹ thuật lập pháp, để hiểu thống nhất các hành vi dùng vũ lực trong mặt khách quan, cần quy định tách hành vi đó thành các điểm độc lập. Như vậy, khái niệm tội cướp tài sản sẽ cụ thể hóa các biểu hiện khách quan cụ thể của tội cướp tài sản ở mức độ nguy hiểm cao hơn. Cướp tài sản là hành vi nguy hiểm cho xã hội thể hiện ở việc chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn: 1/ dùng vũ lực nguy hiểm cho tính mạng, sức khoẻ của người khác; 2/ đe doạ dùng vũ lực nguy hiểm cho tính mạng, sức khoẻ của người khác; 3/ dùng thủ đoạn khác làm cho người bị tấn cơng lâm vào tình trạng khơng thể chống cự được.

Thứ hai là về hậu quả của tội cướp tài sản: gồm thiệt hại về tài sản và trong nhiều trường hợp cịn gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe của người khác. Thực tiễn cơng tác đấu tranh phịng, chống tội cướp tài sản trên địa bàn thành phố Hải Phịng cho thấy đã có những bất cập đối với quy định của tội phạm này tại Điều 168 của Bộ luật hình sự năm 2015 cần được nhận diện: “hành vi khác làm cho người bị tấn cơng lâm vào tình trạng khơng thể chống cự được” là chưa rõ ràng dẫn đến thiếu thống nhất trong nhận thức, thực hiện và áp dụng pháp luật.

Thứ ba là về khách thể của tội phạm: cần quy định về khách thể tội phạm cướp tài sản cần cụ thể hơn. Theo quy định tại Điều 158 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định đó là quyền sở hữu sẽ bao gồm nội dung về quyền chiếm hữu, quyền sử dụng cũng như quyền định đoạt đối với tài sản của chủ sở hữu theo đúng theo quy định của pháp luật. Theo định nghĩa này thì có thể thấy rằng quyền sở hữu bao gồm ba quyền năng cơ bản đó là quyền sử dụng, quyền chiếm hữu và quyền định đoạt. Theo quy định hiện hành, đối tượng tác động của tội cướp tài sản chính là tài sản. Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015, tài sản như vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm đối với tội cướp tài sản cho thấy đối tượng tác động của tội phạm đa phần là các loại động

33

sản hữu hình, đó là vật, tiền, các giấy tờ có giá; tài sản thuộc loại vơ hình (quyền tài sản), các loại bất động sản khó có thể là đối tượng của tội cướp tài sản.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp ngành luật áp dụng hình phạt đối với tội cướp tài sản – thực tiễn tại hải phòng (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)