CHƯƠNG II TRẠNG CÔNG TÁC SOẠN THẢO VÀ BAN HÀNH
2.2. Thực trạng công tác soạn thảo và ban hành văn bản tại UBND huyện
2.2.3. Ngôn ngữ sử dụng trong văn bản của UBND huyện Kỳ Anh
Ngôn ngữ là phương tiện hàng đầu để thể hiện của cấp có thẩm quyền. Thơng qua ngơn ngữ, chủ thể ban hành văn bản thể hiện ý chí, nguyện vọng của mình và khi đọc văn bản, người tiếp nhận hiểu được ý chí đó, để tùy từng trường hợp cụ thể, thực hiện những hành vi cần thiết, phù hợp với văn bản đã nhận được, đáp ứng yêu cầu của chủ thể ban hành.
Văn bản quản lý nhà nước phải viết bằng tiếng Việt và tuân thủ những nguyên tắc chung của tiếng Việt. Tuy chưa có quy định chung đối với mọi văn bản quản lý nhà nước về vấn đề ngôn ngữ, nhưng hiện tại có một số văn bản Nhà nước có quy định về sử dụng tiếng Việt trong soạn thảo văn bản. Cụ thể như Khoản 1, Điều 8, Luật ban hành văn bản QPPL năm 2015 quy định : “Ngôn ngữ trong văn bản quy phạm pháp luật là tiếng Việt. Ngôn ngữ sử dụng
trong văn bản quy phạm pháp luật phải chính xác, phổ thơng, cách diễn đạt phải rõ ràng, dễ hiểu”. Hay như Điều 4 Thông tư số 01/2011/TT-BNV cũng
Đặc thù văn bản của UBND huyện Kỳ Anh là mang tính quyền lực nhà nước nên ngơn ngữ sử dụng trong văn bản của Huyện là ngôn ngữ phổ thơng, chính xác,chuẩn quốc gia để diễn đạt rõ ràng, dễ hiểu chủ trương, chính sách, mệnh lệnh cụ thể phục vụ hoạt động công quyền. Việc sử dụng Tiếng Việt để soạn thảo văn bản của Huyện không chỉ là yêu cầu mang tính hợp pháp mà cịn là vấn đề khoa học. Văn bản quản lý phải viết bằng tiếng Việt thì mới có thể phổ biến đến nhiều đối tượng góp phần nâng cao chất lượng văn bản ban hành.