Hệ điều hành

Một phần của tài liệu Luận văn công nghệ thông tin xây dựng ứng dụng trên thiết bị di động hỗ trợ thống kê, quản lý trang thiết bị (Trang 38)

7. Kết quả đạt được

2.5.3.1. Hệ điều hành

Hình 2.3: Nhân Linux trên Android

Android sử dụng nhân Linux 2.6 làm nhân cho các dịch vụ hệ thống như bảo mật, quản lý bộ nhớ, quản lý tiến trình (xử lý tiến trình, đa luồng), ngăn xếp mạng và trình điều khiển thiết bị (giao tiếp USB, giao tiếp hồng ngoại, không đây, v.v…). Nhân Linux này cũng có vai trò như một lớp trừu tượng giữa phần cứng và phần mềm.

2.5.3.2. Thƣ viện và các giao diện lập trình ứng dụng

Android có một thư viện khá phong phú [4] cung cấp sẵn để người lập trình có thể sử dụng. Hình 4 là sơ đồ tóm tắt về hệ thống thư viện này.

Hình 2.4: Thư viện lâp trình ứng dụng trên Android

2.5.3.3. Android Runtime

Android có một tập các thư viện nòng cốt để cung cấp hầu hết các chức năng sẵn có trong thư viện cốt lõi của ngôn ngữ lập trình Java.

Mỗi ứng dụng Android đều chạy trong tiến trình của nó, với mỗi máy ảo Dalvik riêng. Dalvik được viết để thiết bị có thể chạy nhiều máy ảo Dalvik một cách hiệu quả. Máy ảo Dalvik thực thi các tập tin thực thi Dalvik (.dex) đã được nén lại. Máy ảo Dalvik dựa trên thanh ghi, chạy các lớp được biên dịch bằng bộ biên dịch ngôn ngữ Java và chuyển sang định dạng .dex bằng công cụ “dx”.

Máy ảo Dalvik dựa trên nhân của Linux với các chức năng bên dưới như phân luồng và quản lý bộ nhớ mức thấp.

2.5.3.4. Bộ thƣ viện

Android cung cấp một tập các thư viện C/C++ được các thành phần của Android sử dụng khác nhau. Khung ứng dụng Android mang lại nhiều khả năng cho những người phát triển. Sau đây là một vài thư viện cơ bản:

Hệ thống thư viện C: một dẫn xuất của hệ thống thư viện C chuẩn cho những thiết bị nhúng trên nền Linux.

Thư viện đa phương tiện: sử dụng nhân mở PacketVideo, hỗ trợ nhiều định dạng âm thanh, hình ảnh và cả video, bao gồm Mpeg4, H264, MP3, ACC, ẢM, JPG và PNG.

Surface manager: quản lý việc truy cập tới các hệ thống hiển thị con và việc kết hợp của các lớp đồ họa 2 chiều, 3 chiều từ nhiều ứng dụng.

Thư viện cơ sở Web: một máy trình duyệt web hiện đại tận dụng sức mạnh của trình duyệt Android, cho phép nhúng cửa sổ duyệt web cho ứng dụng.

SGL (Scalable Graphics Library): cỗ máy đồ họa 2D của Android.

Thư viện 3D: được cài đặt trên dựa trên API của OpenGL ES 1.0; thư viện bao gồm cả bộ cảm nhận gia tốc phần cứng 3D, tối ưu hóa các phần mềm 3D.

FreeType: thư viện font chữ ảnh nhị phân và véc tơ.

SQLite: là thư viện truy xuất cơ sở dữ liệu nhỏ, mạnh, có sẵn trong mọi ứng dụng Android.

2.5.3.5. Khung ứng dụng

Android cho phép người phát triển có toàn quyền truy xuất vào các API khung được sử dụng bởi các ứng dụng nòng cốt. Kiến trúc ứng dụng được thiết kế để đơn giản hóa việc sử dụng lại các thành phần, mỗi ứng dụng có thể cho phép các ứng dụng khác khả năng sử dụng các thành phần này. Điều này giống với kỹ thuật cho phép người dùng đặt lại các thành phần.

2.5.3.6. Ứng dụng

Hình 2.5: Các ứng dụng trên Android

Đây là lớp trên cùng của kiến trúc nền tảng Android. Android sẽ hoạt động với một bộ các ứng dụng bao gồm ứng dụng thư điện tử, gửi tin nhắn, lịch, bản đồ, trình duyệt web, danh bạ v.v… Tất cả các ứng dụng được viết bằng ngôn ngữ Java. Các ứng dụng này có thể được cung cấp sẵn hoặc được phát triển bởi những lập trình viên.

2.5.4. Các thành phần của ứng dụng

Một ứng dụng trên Android được cấu thành từ bốn thành phần cơ bản sau:

Activities (Hoạt động)

Services

Broadcast Receivers

Content Provider

Các thành phần này không nhất thiết phải có mặt đầy đủ trong ứng dụng. Chúng ta có thể xem các thành phần nào được sử dụng trong ứng dụng bằng việc xem khai báo trong file AndroidManifest.xml.

2.5.4.1. Hoạt động (Activity)

Một hoạt động là một giao diện người dùng trực quan mà người dùng có thể thực hiện trên đó mỗi khi được kích hoạt. Một ứng dụng có thể có nhiều hoạt động và chúng có thể gọi đến nhau chuyển giữa các hoạt động với nhau. Mỗi activity là một dẫn xuất của lớp android.app.Activity.

Mỗi hoạt động có một cửa sổ để vẽ lên. Thông thường cửa sổ này phủ đầy màn hình, ngoài ra nó cũng có thể có thêm các cửa sổ con khác như là hộp thoại…Nội dung của cửa sổ của hoạt động được cung cấp bởi một hệ thống cấp bậc các View (là đối tượng của lớp Views).

2.5.4.2. Dịch vụ (Services)

Một dịch vụ (service) là các đoạn mã được thực thi ngầm bởi hệ thống mà người sử dụng không thấy được. Ví dụ như một chương trình chơi nhạc, sẽ có vài hoạt động cho phép người dùng duyệt danh sách các bài hát và lựa chọn bài nào để phát. Tuy nhiên, chức năng chơi nhạc không được thiết kế như một hoạt động bởi chúng ta sẽ muốn chuyển qua cửa sổ khác, như khi soạn tin nhắn thì bài nhạc vẫn tiếp tục được chơi. Trong trường hợp này, ứng dụng chơi nhạc sẽ khởi tạo một dịch vụ bằng cách sử dụng phương thức Context.startService().

Một ứng dụng có thể dễ dàng thực hiện liên kết tới một dịch vụ đang chạy (thậm chí khởi động nếu nó chưa thực thi) bằng phương thức Context.bindService(). Khi đó dịch vụ này sẽ cung cấp cho ứng dụng cơ chế để giao tiếp với chúng thông qua giao diện gọi là IBinder (đối với dịch vụ chơi nhạc có thể cho phép dừng hoặc chuyển qua bài nhạc kế tiếp).

Vòng đời của một dịch vụ được hiểu là quá trình hoạt động từ khi nó được tạo ra cho tới khi bị loại khỏi hệ thống. Có hai cách thức để một dịch vụ có thể được chạy trong hệ thống:

Khi hệ thống có lời gọi tới phương thức Context.startService(). Trong trường hợp này, dịch vụ sẽ được thực hiện liên tục cho tới khi hệ thống gọi phương thức Context.stopService().

Khi các ứng dụng gọi phương thức Context.bindService() để tạo kết nối với dịch vụ (dịch vụ sẽ được khởi tạo nếu tại thời điểm đó nó đang không hoạt động). Ứng dụng sẽ nhận được một đối tượng IBinder do dịch vụ trả lại để có thể gọi các phương thức Callback phù hợp để truy cập tới các trạng thái của dịch vụ. Nếu do lời gọi Context.bindService() mà dịch vụ được khởi tạo thì nó sẽ được thực thi cho tới khi nào kết nối trên (tức là đối tượng IBinder) vẫn còn tồn tại.

2.5.4.3. Broadcast Receivers

Bộ nhận quảng bá là một thành phần không làm gì cả nhưng nó nhận và phản hồi lại các thông báo quảng bá. Nhiều quảng bá có nguồn gốc từ mã hệ thống, ví dụ thông báo thay đổi múi giờ, pin yếu, ảnh đã chụp hay thay đổi ngôn ngữ. Các ứng dụng có thể khởi động quảng bá, ví dụ để các ứng dụng khác biết rằng dữ liệu đã được tải về xong trên thiết bị và sẵn sàng sử dụng.

Một ứng dụng có thể có bất kỳ số lượng bộ nhận quảng bá nào để nhận những thông báo quan trọng với nó. Tất cả các bộ nhận quảng bá được kế thừa từ lớp BroadcastReceiver.

Bộ nhận quảng bá không có giao diện. Tuy nhiên, chúng có thể khởi động một hoạt động để đáp lại thông tin mà nó nhận được, hay chúng có thể sử dụng NotificationManager để thông báo người dùng biết. Các thông báo có thể được sự chú ý của người dùng theo các cách các nhau như là sáng màn hình, rung thiết bị, bật âm thanh nào đấy… Thông thường, chúng đặt thông báo trên thanh trạng thái, nơi người dùng có thể nhận được thông báo.

2.5.4.4. Content Provider

Các ứng dụng có thể lưu trữ dữ liệu của mình trong các tập tin hoặc sử dụng cơ sở dữ liệu SQLite sẵn có v.v… Content Provider có chức năng cung cấp một tập hợp các phương thức cho phép một ứng dụng có thể lưu trữ và lấy dữ liệu được quản lý bởi content provider đó.

Content Provider là một đặc trưng riêng của Android, nhờ đó mà các ứng dụng có thể chia sẻ dữ liệu với nhau một cách dễ dàng

2.5.4.5. Intent

Một hoạt động thường bắt đầu hoạt động khác. Nếu nó muốn trả lại kết quả hoạt động nó đã khởi chạy, nó sẽ gọi phương thức startActivityForResult() thay cho phương thức startActivity(). Ví dụ, nếu nó

khởi chạy một hoạt động mà cho phép người dùng lấy một ảnh, nó có thể muốn lấy kết quả của ảnh được chọn. Kết quả được trả về trong một đối tượng Intent thông qua phương thức onActivityResult().

2.5.4.6. Tập tin khai báo (manifest)

Trước khi có thể khởi chạy một ứng dụng thành phần, nó phải xem ứng dụng bao gồm những thành phần nào. Thêm nữa, các ứng dụng khai báo các thành phần của nó trong một tập tin khai báo để đóng gói lại vào trong gói Android (tập tin .apk chứa các mã nguồn, tập tin và tài nguyên).

Tập tin này có cấu trúc của tập tin XML và luôn có tên là AndroidManifest.xml trong mọi ứng dụng. Nó làm một số thứ như thêm và khai báo các thành phần của ứng dụng, tên các thư viện ứng dụng cần liên kết tới (ngoài thư viện chuẩn của Android) và xác định các quyền cho ứng dụng.

2.5.5. Công cụ hỗ trợ lập trình android

Bộ công cụ phát triển phần mềm Android SDK gồm nhiều công cụ trợ giúp cho việc phát triển ứng dụng di động trên nền tảng Android. Thành phần quan trọng nhất của bộ công cụ này là trình giả lập Android và bộ plug-in phát triển ứng dụng Android trên Eclipse ADT, bên cạnh đó bộ SDK cũng bao gồm các công cụ khác cho việc gỡ rối, đóng gói và cài đặt ứng dụng trên trình giả lập và trên thiết bị.

Trình giả lập Android: Thực chất đây là một chương trình mô phỏng một thiết bị di động ảo trên máy tính. Chúng ta có thể sử dụng bộ giả lập này để thiết kế gỡ rối và kiểm tra ứng dụng của mình như trên thiết bị trước khi đưa chương trình vào thiết bị thật.

Android Development Tools Plugin (cho Eclipse) viết tắt là ADT, Plugin này hỗ trợ cho việc tạo và gỡ rối các ứng dụng và sử dụng môi trường phát triển tích hợp Eclipse trở nên dễ dàng hơn.

Trình gỡ rối Dalvik Debug Monitor Service (DDMS): giúp quản lý các tiến trình trong bộ giả lập hoặc thiết bị và trợ giúp việc gỡ rối ứng dụng. Có thể sử dụng công cụ này để hủy các tiến trình, chọn một tiến trình cụ thể để gỡ rối, sinh các dữ liệu truy vết, xem bộ nhớ heap và thông tin về các luồng, chụp ảnh màn hình của trình giả lập.

Android Debug Bridge (adb): Công cụ này cho phép cài đặt các tập tin .apk trên bộ giả lập hoặc thiết bị, đồng thời hỗ trợ truy cập hai đối tượng này từ cửa sổ dòng lệnh.

Android Asset Packaging Tool (aapt): Công cụ để tạo tập tin .apk chứa các mã nhị phân và tài nguyên của một ứng dụng Android.

sqlite3: Đây là công cụ để truy cập các tập tin dữ liệu SQLite được tạo ra và sử dụng bởi một ứng dụng Android.

dx: Đây là công cụ biên dịch các tập tin .class thành mã bytecode chạy trên

máy ảo Dalvik (lưu trữ dưới dạng tập tin .dex).

mksdcard: Giúp tạo một tập tin ảnh lưu trữ dữ liệu mà ta có thể sử dụng trên bộ giả lập, để mô phỏng sự có mặt của một thẻ nhớ ngoài (như thẻ SD).

Android Virtual Devices (AVD): Cho phép chúng ta có thể tạo cấu hình thiết bị ảo, mô phỏng các đặc điểm của bộ giả lập Android. Với mỗi cấu hình, ta có thể xác định nền tảng cho nó chạy, tùy chỉnh phần cứng hay giao diện sử dụng. Mỗi tùy chỉnh của AVD sẽ như một thiết bị độc lập với dữ liệu lưu trữ của nó, thẻ nhớ SD, v.v…

2.6. Tiểu kết

Những cơ cở lý thuyết nêu trên là những phần quan trọng, là những kiến thức được giảng dạy cũng như những kiến thức được tìm hiểu thêm. Chúng cùng với các kiến thức đã được tiếp thu trong suốt quá trình học đều góp phần quan trọng giúp tạo ra ứng dụng cho đề tài.

CHƢƠNG 3: XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH

3.1. Qui trình thực hiện 3.1.1. Qui trình

Hình 3.1: Quy trình hoạt động của Phòng điều hành máy

3.1.2. Nguyên tắc chung

Phòng Điều hành máy quản lý các trang thiết bị trong các phòng máy và các phòng ban, bao gồm 2 tổ: Tổ trực và tổ kỹ thuật. Thông thường các thiết bị được quản lý nằm trong các phòng ban có thông tin: Tên phòng ban, địa điểm phòng ban, số lượng thiết bị, số lượng thiết bị hoạt động, bảo trì.. Các thiết bị được quản

Bắt đầu Kết thúc Quản lý Nhân viên Các trang thiết bị Khoa

Báo cáo theo định kỳ

Kiểm tra, bảo trì theo định kỳ

Thay đổi sửa chữa, cập nhật khi có hư hỏng

B

áo

c

áo

lý với các thông tin của từng thiết bị, ví dụ như máy tính thì các thông tin quản lý bao gồm: tên máy, mainboard, RAM, CPU… Các thiết bị khác thường có tên nhà cung cấp, ngày trang bị, hạn bảo hành…

Bộ phận trực: có nhiệm vụ khởi động tất cả các máy trong phòng đã được phân công vào đầu mỗi buổi học. Sau đó bàn giao lại cho giáo viên bằng biên bản. Biên bản bao gồm: tên phòng máy, số lượng máy, số lượng máy hoạt động, số lượng máy không hoạt động, giờ giao phòng, giờ trả phòng. Cuối buổi giáo viên có trách nhiệm bàn giao lại phòng máy và xác nhận vào biên bản.

Bộ phận kỹ thuật: có trách nhiệm sửa chữa, bảo trì tất cả các máy. Khi nhận được thông tin sự cố từ Tổ Trực, nhân viên kỹ thuật có trách nhiệm sửa chữa, khắc phục sự cố. Trong trường hợp thay thế thiết bị, thì nhân viên kỹ thuật lập một phiếu yêu cầu, gồm: tên phòng máy, tên máy, tên thiết bị, lý do thay, số lượng. Khi thay thiết bị xong, nhân viên kỹ thuật có trách nhiệm cập nhật lại cấu hình máy gồm: tên phòng máy, tên máy, mainboard, RAM, CPU, power, chuột, bàn phím, CD-ROM, màn hình, pin CMOS, dây nguồn (ghi rõ tên nhà sản xuất, tốc độ, dung lượng, thời hạn bảo hành). Cuối tuần tổ kỹ thuật báo cáo cho trưởng phòng. Trong báo cáo bao gồm: tên phòng máy, số lượng máy, số lượng máy hoạt động, số lượng máy bị hỏng, tình trạng (đã khắc phục hay chưa), số máy đã thay linh kiện của từng phòng máy.

Theo định kỳ, Trưởng bộ phận Phòng Điều hành máy gửi báo cáo lên Khoa Công nghệ thông tin.

3.2. Phân tích thiết kế

3.2.1. Xác định thực thể VITRI (Vị Trí) VITRI (Vị Trí)

MaVT (Mã Vị trí) : Thuộc tính khóa, phân biệt với các Vị trí khác MoTaVT( Mô tả Vị trí): Thuộc tính chỉ Vị trí đặt các phòng ban trong trường.

PHONGBAN (Phòng Ban)

MaPB (Mã Phòng): Thuộc tính khóa, phân biệt các phòng ban khác nhau.

TenPB (Tên Phòng): Thuộc tính chỉ tên phòng ban.

MoTaPB (Mô tả PB): Thuộc tính mô tả chi tiết phòng ban.

LOAITB (Loại thiết bị)

MaLoaiTB (Mã loại thiết bị): Thuộc tính khóa phân biệt với các loại thiết bị khác

TenLoaiTB (Tên loại thiết bị): Thuộc tính chỉ tên loại thiết bị

NHACUNGCAP (Nhà cung cấp)

MaNCC (Mã Nhà cung cấp) : Thuộc tính khóa phân biệt giữa các nhà cung cấp.

TenNCC (Tên Nhà cung cấp): Thuộc tính cho biết tên Nhà cung cấp thiết bị

DienThoaiNCC (Điện thoại Nhà cung cấp): Thuộc tính cho biết điện thoại Nhà cung cấp.

DiaChiNCC (Địa chỉ Nhà cung cấp): Thuộc tính cho biết địa chỉ Nhà cung cấp.

LOAISUKIEN (Loại sự kiện)

MaLoaiSK (Mã loại sự kiện): Thuộc tính khóa phân biệt với các thuộc tính khác.

MoTaLoaiSK (Mô tả loại sự kiện): Thuộc tính mô tả chi tiết loại sự kiện.

SUKIEN (Sự kiện)

MaSuKien (Mã sự kiện): Thuộc tính khóa phân biệt các sự kiện khác nhau.

NgayBaoSK (Ngày báo sự kiện): Thuộc tính cho biết ngày báo sự kiện trên thiết bị.

NoiDungSK (Nội dung sự kiện): Thuộc tính cho biết chi tiết nội dung sự kiện được báo liên quan tới thiết bị.

THIETBI (Thiết bị)

MaTB (Mã thiết bị): Thuộc tính khóa phân biệt giữa các thiết bị. TenTB (Tên thiết bị): Thuộc tính cho biết tên thiết bị.

HanBaoHanh (Hạn bảo hành): Thuộc tính cho biết hạn bảo hành thiết bị.

TrangThaiTB (Trạng thái thiết bị): Thuộc tính cho biết trạng thái của thiết bị, ở một trong 3 trạng thái: Hoạt động, bảo trì, đã thanh lý.

GiaMuaTB (Giá mua thiết bị): Thuộc tính cho biết giá mua ban đầu của thiết bị.

MoTaTB (Mô tả thiết bị): Thuộc tính mô tả chi tiết các thông tin của thiết bị cần thiết cho quá trình quản lý, thống kê.

NgayTrangBi (Ngày trang bị): Thuộc tính cho biết ngày trang bị của thiết bị cho phòng ban.

Một phần của tài liệu Luận văn công nghệ thông tin xây dựng ứng dụng trên thiết bị di động hỗ trợ thống kê, quản lý trang thiết bị (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)