Những đóng góp của gia công xuất khẩu hàng may mặc

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHƯƠNG THỨC XUẤT KHẨU CHO NGÀNH MAY VIỆT NAM (Trang 30 - 31)

Tạo nguồn ngoại tệ quan trọng phục vụ CNH-HĐH đất nước. Cùng với nhiều ngành công nghiệp khác, ngành dệt may đã có những đóng góp quan trọng vào xuất khẩu, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. Từ năm 1994, ngành dệt may đã vươn lên hàng thứ 2 trong mười mặt hàng xuất khẩu có giá trị lớn của đất nước, trong đó, phần đóng góp chủ yếu là từ gia công xuất khẩu hàng may mặc ( Chiếm khoảng 80% kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may) và từ đó đến nay vẫn luôn giữ vững ở vị trí này.

Thu hút lao động xã hội, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp và tạo sự ổn định chính trị xã hội. Theo thống kê chưa đầy đủ, toàn ngành dệt may Việt Nam hiện thu hút một lực lượng lao động khoảng 1,6 triệu người, trong đó trên 80% là hoạt động trong lĩnh vực may mặc, mà chủ yếu là gia công xuất khẩu. Lao động của ngành may không còn chỉ có ở những thành phố lớn, có truyền thống về nghề may mà đang phát triển ở hầu khắp các

tỉnh đồng bằng và trung du trong toàn quốc, với nhiều loại hình tổ chức khác nhau như doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, hợp tác xã…

Góp phần tăng cường mỗi liên hệ sản xuất giữa các ngành. Nhờ phát triển gia công xuất khẩu hàng may mặc mà một loạt các ngành nghề liên quan đã có điều kiện để phát triển, tiêu biểu là hai ngành cơ khí và sản xuất các loại phụ liệu. Đối với ngành cơ khí, nhiều thiết bị lẻ trong dây chuyền may đã được các doanh nghiệp cơ khí trong nước chế tạo như máy cắt vòng, máy cắt đẩy tay, thiết bị là hơi, các bộ gá lắp, chân bàn, mô tơ điện… Ở khâu sản xuất phụ liệu, nhiều cơ sở sản xuất đã được hình thành để sản xuất các loại phụ liệu được sử dụng nhiều cho gia công xuất khẩu hàng may mặc như chỉ may, mex, tấm bông lót áo, các loại khoá kéo, khuy cúc, nhãn mác… từng bước tạo tiền đề cho việc xuất khẩu theo hình thức FOB.

Thu hút đầu tư nước ngoài. Ngoài các hình thức đầu tư thông thường vào ngành dệt may, gia công xuất khẩu hàng may mặc còn tạo điều kiện thu hút đầu tư nước ngoài dưới nhiều hình thức.

2.3.2.2: Những hạn chế cơ bản ảnh hưởng tới hiệu quả thực hiện gia côngxuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam:

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHƯƠNG THỨC XUẤT KHẨU CHO NGÀNH MAY VIỆT NAM (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w