Kết quả lai tạo quần thể hồi giao tổ hợp lai OM6162 và Pokkali

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ứng dụng chỉ thị phân tử để nghiên cứu chọn giống chịu mặn trên quần thể lúa tại đồng bằng sông cửu long (Trang 125 - 127)

CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Tạo các quẩn thể hồi giao chuyển gen chống chịu mặn trên cây lúa

3.2.3.4. Kết quả lai tạo quần thể hồi giao tổ hợp lai OM6162 và Pokkali

Bảng 3.8. Số lƣợng cá thể chọn lọc qua các thế hệ F1 đến BC3F3

Thế hệ Tổng số cá thể

Số cá thể có gen mặn dị hợp tử đƣợc chọn

Số cá thể mang gen saltol di hợp đƣợc chọn lọc theo cá thể mẹ F1 100 50 - BC1F1 110 52 7 BC2F1 100 70 4 BC3F1 100 50 6 BC3F3 100 25 10

Khuếch đại DNA bằng phƣơng pháp PCR - SSR với marker RM223 Quần thể lai OM6162/Pokkali//OM6162 đƣợc kiểm tra với chỉ thị RM223

Kết quả sản phẩm PCR ghi nhận trên Hình 3.28 cho thấy có 4 cá thể có cùng kích thước với OM6162 tương ứng ở vị trí số 28, 31, 32 và 48. Có 23 cá thể có cùng kích thước với Pokkali mang gen kháng mặn tương ứng ở vị trí band số 1, 2, 3, 4, 27, 29, 30, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 46, 47, 49 và 50. Các cá thể cịn lại có kiểu gen dị hợp tử mang gen kháng mặn và không kháng mặn tương ứng ở vị trí số 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25 và 26.

Hình 3.28. Sản phẩm PCR của chỉ thị phân tử RM223 trên 50 dòng liên kết với gene kháng mặn trên nhiễm sắc thể số 1, vị trí hai băng 200bp và 220bp,

trên gel agarose 3%.

Ghi chú: M: 50 bp DNA ladder;1: Pokkali – 220bp và 2: OM6162 – 200bp, 1-50 là cây lai BC1

Khuếch đại DNA bằng phƣơng pháp PCR - SSR với marker RM3252-S1-1

Kết quả sản phẩm PCR ghi nhận trên Hình 3.29 cho thấy 20 cá thể có cùng kích thước với Pokkali tương ứng ở vị trí số 8, 9, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48,49 và 50. Có 30 cá thể có kiểu gen dị hợp tử mang gen kháng mặn.

Phân tích các chỉ thị trên hầu hết các chỉ thị phân tích cho sự đa hình trên các quần thể trên. Số liệu nầy đối với primer RM3252-S1-1 số mẫu cho sản phẩm khuếch đại chiếm 98% tổng số trên quần thề OMCS2000/Pokkali. Từ kết quả thu được cho thấy số mẫu tạo băng có sự khác biệt rõ.

Như vậy qua hai chỉ thị phân tử ghi nhận có 16 dịng chống chịu mặn liên kết với cả 2 maker RM223 và RM3252-S1-1 là các dòng 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 46, 47, 49 và 50 tiếp tục chọn lựa cho hồi giao BC2.

220 bp 220 bp

200 bp 200 bp

Hình 3.29. Sản phẩm PCR của chỉ thị phân tử RM3252-S1-1 trên 50 dòng liên kết với gene kháng mặn trên nhiễm sắc thể số 1, vị trí hai băng 220bp và

230bp, trên gel agarose 3%.

Ghi chú: M: 100bp DNA ladder;P1: Pokkali – 230bp và P2: OM6162 – 220bp, 1-50 là cây lai BC1

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ứng dụng chỉ thị phân tử để nghiên cứu chọn giống chịu mặn trên quần thể lúa tại đồng bằng sông cửu long (Trang 125 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)