Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao hiệu năng của thuật toán mã hóa (Trang 35 - 37)

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ THUẬT TOÁN MÃ HOÁ

1.3 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước đối với việc nâng cao hiệu

1.3.2 Tình hình nghiên cứu trong nước

Trong nước cũng đã có nhiều đề tài nghiên cứu nhằm tăng độ an toàn hệ mật như các đề tài:

Cơng trình “Nghiên cứu, xây dựng giải pháp tích hợp mật mã vào

quá trình truyền tin đảm bảo an tồn thơng tin trên mạng máy tính”, (LATS-2017-Học viện Cơng nghệ Bưu chính Viễn thơng-Nguyễn Ngọc

Điệp) đã nghiên cứu đề xuất 02 ma trận tuyến tính có tính chất mật mã tốt để cải tiến tầng tuyến tính của các mã pháp dạng AES. Xây dựng mã khối trên cơ sở mã pháp dạng AES kính thước khối 128 bit, kích thước khóa 256 bit với ma trận MDS tựa vòng. Tuy nhiên hướng nghiên cứu phát triển luận án ghi rõ cần tiếp tục nghiên cứu phát triển các thành tố mật mã mới theo hướng đảm bảo an tồn và hiệu quả trong các mơi trường sử dụng và ứng dụng ma trận đã đề xuất vào cài đặt phần cứng cụ thể đối với mã pháp tựa AES để có thể đánh giá chính xác hơn ảnh hưởng của tầng tuyến tính đề xuất.

Cơng trình “Hệ tiêu chuẩn tham số an toàn cho hệ mật RSA và ứng

dụng” (LATS-2011-VNCKH và CNQS-Hoàng Văn Thức), “Nghiên cứu

phương pháp tự động bảo mật tín hiệu tiếng nói trong mạng truyền thơng”, (LATSKT-2009,HVKTQS-Đặng Vũ Hồng),

Cơng trình “Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn an tồn cho tham số hệ

mật Elliptic và ứng dụng” (LATS-2011-VNCKH và CNQS-Nguyễn Quốc Tồn) nhằm giải quyết bài tốn xây dựng và đưa ra tiêu chuẩn an toàn cho

hệ mật Elliptic đáp ứng nhu cầu bảo mật cho lĩnh vực kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng, Đã đề xuất về mặt định lượng cho 05 tiêu chuẩn đã có: tiêu chuẩn EC1 về ngưỡng an tồn, tiêu chuẩn EC2 về độ dài khóa, tiêu chuẩn EC3 về độ dài modulo, tiêu chuẩn EC5 về điều kiện MOV, tiêu chuẩn EC6 về ước của bậc nhóm. Tuy nhiên luận án tập trung nâng cao độ an tồn của thuật tốn mà chưa chú trong đến hiệu năng thực hiện và cách thức cài đặt vào mạng thông tin mật mã cụ thể.

“Nghiên cứu xây dựng một số dạng lược đồ mới cho chữ ký số tập

thể”, (LATSTH-2017, VKH và CNQS-Đặng Minh Tuấn) đã đề xuất 03 lược

đồ: chữ ký số tập thể đa thành phần dựa trên hệ mật trên đường cong elliptic và chữ ký số tập thể đa thành phần dựa trên bài toán logarithm rời rạc; chữ ký số tập thể đa thành phần dựa trên cặp song song tuyến tính...Tuy nhiên luận án tập trung vào nội dung nâng cao độ an tồn của các thuật tốn đề

xuất, chưa giải quyết vấn đề hiệu năng các lược đồ chữ ký số đề xuất (về tốc độ tính tốn và tài ngun sử dụng...)

“Xây dựng lược đồ chữ ký số an toàn từ các lược đồ định danh” (Võ Tùng Linh, Tạp chí An tồn thơng tin, Vol 08, N02,2018), “Giải mã mềm cho mã khối dựa trên không gian mã đối ngẫu” (LATSKTĐT-2019, HVKTQS-Nguyễn Thị Hồng Nhung)…, tuy nhiên các cơng trình nghiên cứu mang tính khoa học, đề xuất giải pháp..., thuật tốn thực nghiệm có tính minh chứng cho giải pháp đề xuất...

Một số cơng trình khác tập trung nghiên cứu cứng hóa các thuật tốn mật mã. Tuy nhiên do các phần cứng chuyên dụng phải nhập ngoại, cơng cụ để cứng hóa hạn chế. Sự hạn chế dung lượng bộ nhớ, tốc độ của phần cứng chuyên dụng… nên kết quả đạt được chưa cao. Một số kết quả bảo mật thuộc lĩnh vực An ninh - Quốc phòng ở cả trong nước và trên thế giới thì được bảo mật và khơng cơng bố,… Vì vậy hướng nghiên cứu nâng cao hiệu năng của một số thuật toán mật mã bằng phương pháp hiệu quả tạo các tham số an tồn và song song hóa các thuật tốn mã hóa lựa chọn, vẫn là một hướng nghiên cứu mang tính thời sự và có tính cấp thiết, khoa học, có ý nghĩa thực tiễn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao hiệu năng của thuật toán mã hóa (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)