KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH NỘI THẤT TĂNG ẢNH

Một phần của tài liệu bài 2 GIẢI PHÁP NHẰM cải THIỆN TÌNH HÌNH tài CHÍNH tại CÔNG TY TNHH nội THẤT TĂNG ẢNH (Trang 30 - 43)

2.1.1: Sơ lược về Công ty TNHH nội thất Tăng Ảnh:

Công ty thành lập năm 2003 với tên gọi “công ty TNHH Nội thất Tăng Ảnh” hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh các sản phẩm nội thất văn phòng và gia đình, đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Cuối năm 2006, nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường cũng như cung cấp cho người tiêu dung một dịch vụ hoàn hảo, công ty quyết định đầu tư xây dựng thêm nhà máy sản xu ống thép. Phương châm hoạt động của công ty là “Quản lí hoàn thiện nhân viên lành nghề, giải pháp công nghệ đồng bộ và hiện đại” đã, đang và sẽ giúp công ty đạt được mục tiêu “đáp ứng ngày càng đầy đủ những yêu cầu ngày càng cao của khách hàng”

Khởi đầu mới hình thành công ty chỉ kinh doanh một mặt hàng duy nhất đó là các sản phẩm đồ nội thất văn phòng. Công ty sản xuất các sản phẩm như bàn, ghế, tủ…vv.vv. Sau một thời gian ngắn nhận thấy nhu cầu về thép ngày càng cao, ban quản lí công ty đã quyết định mở rộng kinh doanh thêm sản phẩm thép.

Công ty TNHH Nội thất Tăng Ảnh đã đi vào hoạt động hơn 10 năm , giờ công ty đã đứng vững trên thị trường, tự trang trải chi phí và kinh doanh có lãi. Doanh thu của công ty ngày càng lớn, đời sống của cán bộ công nhân viên ngày càng được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng. Hiên nay công ty đã có đủ tiềm lực về mọi mặt thực hiện kinh doanh trên nhiều lĩnh vực, nhiều thị trường trong và ngoài nước.

Tên công ty: Công Ty TNHH Nội Thất Tăng ảnh Mã số thuế: 2801370768

Số giấy phép đăng ký kinh doanh: 2801370722

Địa chỉ trụ sở kinh doanh: Sn 241 Tống Duy Tân, Phường Lam Sơn, Thành Phố Thanh Hoá, Tỉnh Thanh Hoá, Việt Nam

Giám đốc: Mai Trọng Tăng

Người đại diện: Công Ty TNHH Nội Thất Tăng ảnh Điện thoại: 0903 474058

Lĩnh vực hoạt động: Kinh doanh đồ gỗ văn phòng; Trang trí nội, ngoại thất;

Ngày đăng ký kinh doanh: 30/08/2003

2.1.2: Lĩnh vực kinh doanh, sản xuât của Công ty

2.1.2.1: Lĩnh vực kinh doanh của công ty

- Kinh doanh nội thất gia đình: Sofa, bộ phòng ngủ, nội thất trẻ em, kệ tivi, bàn kính, bàn ghế gỗ, bàn ăn…

- Kinh doanh nội thất văn phòng: bàn ghế giám đốc, bàn ghế làm việc, tủ đựng tài liệu, bàn ghế tiếp khách.

Hàng hóa của Công ty chủ yếu là hàng nhập ngoại trực tiếp từ các thương hiệu nổi tiếng, các công ty, các nhà máy từ Đài Loan – Trung Quốc vì vậy công ty cam kết cung cấp hàng hóa uy tín về chất lượng, đa dạng về chủng loại cho nhiều đối tượng khách hàng.

Khách hàng của Công ty hướng đến không chỉ là các cá nhân, hộ gia đình, văn phòng, các tổ chức, mà còn là các đại lý trong và ngoài tỉnh.

2.1.2.2: Lĩnh vực sản xuất của công ty:

Công ty có xưởng sản xuất tại địa chỉ: Lô 74 khu công nghiệp Tây Bắc Ga, phường Đông Thọ, TP Thanh Hóa. Vì vậy khách hàng đến với công ty có thể đặt hàng theo mẫu thiết kế và ý tưởng của mình, các mặt hàng do công ty sản xuất hiện nay chủ yếu được phân phối tại thị trường của tỉnh Thanh Hóa.

2.1.3: Cơ cấu tổ chức của công ty

Để đảm bảo cho sản xuất có hiệu quả và quản lý tốt sản xuất, công ty TNHH nội thất Tăng Ảnh tổ chức bộ máy quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng, thực hiện chế độ quản lý doanh nghiệp theo chế độ 1 giám đốc. Các bộ phận có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau và được phân cấp trách nhiệm và quyền hạn nhất định. Cơ cấu tổ chức này vừa đảm bảo được một cơ chế lãnh đạo vừa phát huy được quyền dân chủ sáng tạo độc lập tương đối giữa các phòng ban.

2.1.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH nội thất Tăng Ảnh

Bộ máy quản lý của công ty TNHH Nội thất Tăng Ảnh được tổ chức theo kiểu quản lý trực tuyến - chức năng, đặc điểm của mô hình trực tuyến là chỉ có 1 cấp lãnh đạo, đặc điểm của chức năng là có các bộ phận phòng ban trợ giúp về mặt chuyên môn nghiệp vụ. Mỗi bộ phận chỉ nhận lệnh từ một cấp trên, các phòng ban tham mưu cho Giám đốc về các nghiệp vụ chức năng của mình. Giám đốc là người đưa ra các quyết định cuối cùng, các phòng ban có chức năng giám sát, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các quyết định và có sự liên hệ bổ sung cho nhau nhằm mục đích nâng cao hiệu quả trong công tác sản xuất kinh doanh của Công ty. Với mô hình này cơ cấu đơn giản, dễ vận hành, dễ theo dõi, kiểm tra.

2.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban

Giám đốc: Là người đại diện hợp pháp duy nhất của công ty, trực tiếp điều hành sản xuất kinh doanh và các phòng ban tham mưu. Đồng thời là người chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên và pháp luật. Mọi quy định của Công ty đều phải được giám đốc thông qua và xét duyệt.

Phó giám đốc kĩ thuật : chịu trách nhiệm trước giám đốc về các công việc có liên quan thuộc phạm vi khoa học kĩ thuật. Nắm chắc tình hình kĩ thuật của các phương tiện máy móc sản xuất, quản lý bộ phận sản xuất. Có trách nhiệm báo cáo tình hình sản xuất, đầu tư sửa chữa thiết bị máy móc, dây chuyền sản xuất lên giám đốc.

Phó giám đốc kinh doanh : chịu trách nhiệm quản lý kinh doanh, mua bán vật tư hàng hóa, lên kế hoạch sản xuất. Có trách nhiệm tìm thị trường tiêu thụ, tìm bạn hàng,

SV Thực hiện: Lê Thị Hương – MSSV: 11027353 Trang 31

GIÁM ĐỐC

PGĐ kỹ thuật PGĐ kinh doanh

Phòng KT - SX Ban KCS Tổ SX Phòng Nhân sự Phòng Kế toán Kho Phòng vận tải Phòng kinh doanh

nắm bắt thông tin khách hàng.

Phòng hành chính nhân sự: thực hiện công tác quản lý lao động và đơn giá tiền lương, thực hiện chế độ chính sách với người lao động, phối hợp với các phòng ban lập dự án sửa chữa, mua sắm tài sản, đảm bảo an ninh trật tự an toàn lao động.

Phòng kế toán: quản lý toàn bộ số vốn của DN, chịu trách nhiệm trước giám đốc về việc thực hiện chế độ hạch toán kế toán của Nhà nước, kiểm tra thường xuyên các khoản chi tiêu của Công ty, tăng cờng công tác quản lý vốn, sử dụng vốn có hiệu quả để bảo toàn và phát triển nguồn vốn KD. Kế toán giúp giám đốc nắm bắt toàn bộ hoạt động SX KD của công ty, phân tích hoạt động hàng tháng để chủ động trong SX KD, chống thất thu, giảm chi, tăng lợi nhuận, tạo thêm nguồn vốn cho công ty. Cuối tháng tập hợp số liệu lập báo cáo kế toán.

Bộ phận KCS: tham mưu cho giám đốc việc tiếp nhận vật tư, tiêu thụ hàng hoá theo hợp đồng, hoặc tự khai thác tiêu thụ, lập kế hoạch vận chuyển và dịch vụ vận chuyển đến tận tay khách hàng theo yêu cầu.

Phòng vận tải : chịu trách nhiệm vận chuyển nguyên vật liệu cũng như hàng hóa đên khách hàng.

Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của công ty TNHH Nội thất Tăng Ảnh (2010-2012)

CHỈ TIÊU Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

A 1 2

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch

vụ 9,462,000,000 11,002,000,000 14,876,000,000

2. Các khoản giảm trừ doanh thu

3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung

cấp dịch vụ ( 10 = 01 - 02) 9,462,000,000 11,002,000,000 14,876,000,000

4. Giá vốn hàng bán 7,964,000,000 8,713,000,000 13,090,880,000

5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung

cấp dịch vụ ( 20 = 10 - 11) 1,498,000,000 2,289,000,000 1,785,120,000

6. Doanh thu hoạt động tài chính

7. Chi phí tài chính 285,000,000 702,000,000 321,457,980

- Trong đó: Chi phí lãi vay 285,000,000 702,000,000 321,457,980

8. Chi phí quản lý kinh doanh, chi phí

bán hàng 644,000,000 832,000,000 522,221,249

9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh

doanh ( 30 = 20 + 21 - 22 -24) 569,000,000 755,000,000 941,440,771

10. Thu nhập khác 3,000,000 75,000,000 -

11. Chi phí khác

12. Lợi nhuận khác ( 40 = 31 - 32) 3,000,000 75,000,000 -

13. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế

( 50 = 30 + 40) 572,000,000 830,000,000 941,440,771

14. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 143,000,000 207,500,000 235,360,193

15. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh

nghiệp ( 60 = 50 - 51) 429,000,000 622,500,000 706,080,578

2.2: THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH NỘI THẤTTĂNG ẢNH TĂNG ẢNH

2.2.1: Khái quát tình hình tài chính của Công ty TNHH nội thất TăngẢnh. Ảnh.

2.2.1.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh

- Kinh doanh nội thất gia đình: Sofa, bộ phòng ngủ, nội thất trẻ em, kệ tivi, bàn kính, bàn ghế gỗ, bàn ăn…

- Kinh doanh nội thất văn phòng: bàn ghế giám đốc, bàn ghế làm việc, tủ đựng tài liệu, bàn ghế tiếp khách.

Hàng hóa của Công ty chủ yếu là hàng nhập ngoại trực tiếp từ các thương hiệu nổi tiếng, các công ty, các nhà máy từ Đài Loan – Trung Quốc vì vậy công ty cam kết cung cấp hàng hóa uy tín về chất lượng, đa dạng về chủng loại cho nhiều đối tượng

khách hàng.

2.2.1.2. Tình hình kinh doanh của công ty trong những năm gần đây

Bảng 2.2. :Tình hình lợi nhuận ròng của công ty thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (2010-2012)

(ĐVT: đồng)

Năm Lợi nhuận ròng

2010 327.363.745

2011 365.419.975

2012 334.624.086

(Nguồn: Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh)

2.2.2: Cơ cấu nguồn vốn của công ty TNHH Nội thất Tăng Ảnh

Bảng 2.3: Bảng khái quát tình hình tổng nguồn vốn (ĐVT:đồng) Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) A. Nợ phải trả 3.982.822.522 46.15 6.815.764.763 57.5 7.847.968.754 58.97 2.922.942.241 75.08 1.032.203.991 15.14 B. Vốn chủ sở hữu 4.541.880.406 53.85 5.038.358.535 42.5 5.461.195.028 41.03 496.478.129 10.93 422.836.493 8.39 TỔNG NGUỒN VỐN 8.434.702.928 100 11.854.123.298 100 13.309.163.782 100 3.419.420.362 40.54 1.455.040.490 12.27

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán)

Qua bảng trên ta thấy:

Để hình thành tài sản phải có các nguốn vốn tài trợ tương ứng bao gồm Nợ phải trả và Nguồn vốn chủ sở hữu.

Nợ phải trả

Năm 2010 khoản Nợ phải trả công ty là 3.892.822.522 đồng tương ứng tỷ trọng là 46.15%; đến năm 2011 lên đến 6.815.764.763 đồng chiếm 57.5% tổng nguồn vốn. Tức tăng 2.922.942.241 đồng; tương ứng 75.08%; do năm 2011 doanh số bàn hàng của công ty cao nên không thể thu hồi ngay được các khoản nợ. sang năm 2012 Nợ phải trả vẫn tăng với tốc độ 1.032.203.991 đồng và tỷ lệ tăng lên 15.14%, tỷ lệ này tương đối nhiều. Cho thấy nợ phải trả của công ty chiếm tỷ trọng rất lớn , mà chủ yếu do nợ ngắn hạn tăng .Đây thực sự là mối quan tâm đáng lo ngại bởi nợ phải trả càng cao sẽ là gánh nặng cho công ty trong việc trả nợ và lãi vay nhiều, đồng thời tỷ lệ nguồn vốn thấp sẽ làm giảm khả năng tự tài trợ độc lập về tài chính của công ty và sẽ trực tiếp làm giảm lợi nhuận của công ty. Do đó, công ty cần quan tâm hơn nữa đến việc tăng tỷ trọng vốn chủ sở hữu của mình và giảm nợ phải trả vì đây là yêu cầu khách quan của việc sử dụng vốn kinh doanh

Vốn chủ sở hữu:

Năm 2010 VCSH là 4.541.880.406 đồng chiếm tỷ trọng là 53.85% tổng nguồn vốn. Sang năm 2011 là 5.038.358.535 đồng chiếm 42.5% tức năm 2011 tăng 496.478.129 đồng, tương ứng tỷ lệ 10.93%, do năm 2011công ty mở rộng quy mô kinh doanh , đồng thời thể hiện rằng công ty đã có tích lũy nhiều hơn. Sang năm 2012 công ty tiếp tục tăng nguồn vốn chủ sở hữu lên đến 5.461.195.028 đồng chiếm 41.03% tổng nguồn vốn. so với năm 2011 vốn chủ sở hữu năm 2012 tăng cả về số tiền lẫn tỷ lệ, chứng tỏ công ty không ngừng phấn đấu trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh và tăng tích lũy vốn nội bộ.

Bảng 2.4 : Phân tích cơ cấu nguồn vồn (ĐVT: đồng) CHỈ TIÊU NĂM CHÊNH LỆCH 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) A. NỢ PHẢI TRẢ 3.982.822.522 46.15 6.815.764.763 57.5 7.847.968.754 58.97 2.922.942.241 75.08 1.032.203.991 15.14 I. Nợ ngắn hạn 3.892.522 46.15 6.815.764.763 57.5 7.847.968.754 58.97 2.922.942.241 75.08 1.032.203.991 15.14 2.Nợ dài hạn 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 4.541.880.406 53.85 5.038.358.535 42.5 5.461.195.028 41.03 496.478.129 10.93 422.836.493 8.39 I. Vốn chủ sở hữu 4.541.880.406 53.85 5.038.358.535 42.5 5.461.195.028 41.03 496.478.129 10.93 422.836.493 8.39 2. Nguồn kinh phí và quỹ khác 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 TỔNG NGUỒN VỐN 8.434.702.928 100 11.854.123.298 100 13.309.163.782 100 3.419.420.370 86.01 1.455.040.484 23.53

(Nguồn: Bảng cân đối kế toàn từ năm 2010-2012)

Qua bảng số liệu (2.4) ta thấy:

Nợ phải trả

Năm 2010 khoản nợ phải trả của công ty là 3.892.822.522 đồng tương ứng với tỷ trọng 46.15% đến năm 2011 tăng lên đến 6.815.764.763 đồng chiếm 57.5% tổng nguồn vốn; tức là tăng 2.922.942.241 đồng tương ứng tỷ lệ 75.08%.

Sang năm 2012nợ phải trả vẫn tăng với tốc độ 1.032.203.991 đồng và tỷ lệ tăng 15.14%. Tỷ lệ này tương đối nhiều. Năm 2012 nợ phải trả là 7.847.968.754 đồng chiếm 58.97%; chứng tỏ công ty đã có sử dụng vốn hợp lý hơn trong hoạt động kinh doanh của mình, đồng thời các khoản nợ thu hồi nhiều hơn.

Tóm lại nợ phải trả tăng lên cả về số tiền cũng như tỷ trọng là dấu hiệu không tốt, thể hiện khả năng tự chủ về tài chính của công ty chưa cao tuy nguồn vốn chủ sở hữu có tăng lên. Do đó công ty cần xem xét lại tình hình thanh toán của mình sao cho hợp lý hơn.

Tổng nguồn vốn năm 2012 so với năm 2011 tăng 1.455.040.084 đồng., tỷ lệ tăng 23.53% đó là do nợ phải trả và nguồn vốn đều tăng.

Nguồn vốn chủ sở hữu

Năm 2010 nguồn vốn chủ sở hữu 4.541.880.406 đồng chiếm tỷ trọng là 53.85% tổng nguồn vốn, và năm 2011 là 5.038.358.535 đồng chiếm 42.5% tức là năm 2011 tăng 496.478.129 đồng. Nguồn vốn tăng là do năm 2011 công ty mở rộng quy mô kinh doanh, đồng thời thể hiện rằng công ty đã có tích lũy nhiều hơn.

Đến năm 2012, công ty tiếp tục tăng nguồn vốn chủ sở hữu lên đến 5.461.195.028 đồng chiếm 41.03%.

KẾT LUẬN

Hoà cùng với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cũng không ngừng mở rộng. Có được kết quả này chính là nhờ vào phần lớn công tác lập báo cáo tài chính cũng như qúa trình phân tích tài chính. Bởi quá trình này không những giúp cho nhà quản trị mà còn các đối tượng liên quan thấy rõ thực trạng, tiềm năng của chính công ty mình .

Với thời gian thực tập hạn chế, nên bài luận này có thể chưa phản ánh được một cách toàn diện thực trạng tài chính cũng như chưa thấy hết những mặt mạnh của công ty. Tuy nhiên, em đã nhận thức sâu sắc hơn quá trình lập báo cáo tài chính cùng với việc phân tích tình hình tài chính có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây cũng là cơ hội giúp em tiếp cận với thực tế công tác quản lý tài chính, vận dụng các kiến thức đã học để tiến hành phân tích, đánh giá tình hình tài chính của công ty, qua đó đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện việc lập báo cáo tài chính cũng như nâng cao hoạt động phân tích tài chính của công ty.

Để hoàn thành bài luận này em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo Trần Thị Hường và tập thể CBCNV phòng Tài chính- kế toán công ty .

Em xin chân thành cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình “Phân tích hoạt động kinh doanh ”.

Một phần của tài liệu bài 2 GIẢI PHÁP NHẰM cải THIỆN TÌNH HÌNH tài CHÍNH tại CÔNG TY TNHH nội THẤT TĂNG ẢNH (Trang 30 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w