Tính khu đất xây dựng xây dựng

Một phần của tài liệu Sản xuất phân vi sinh trên nền than bùn (Trang 79 - 102)

1 trạm cân ở cổng ra công ty để cân lượng phân xuất kho, có kích thước 5x3 x3,6 (m).Vậy diện

9.26. Tính khu đất xây dựng xây dựng

Diện tích khu đất của nhà máy: 20660 25 , 0 5185= = = xd xd kd K F F (m2) [ 8-tr 44] Chọn khu đất có kích thước là: D x R = 168 x 125 (m). Trong đó:

Fkd Diện tích bên trong hàng rào nhà máy.

Kxd Hệ số xây dựng

Đối với nhà máy thực phẩm, công nghệ sinh học thường Kxd =33−55%. Tuy

nhiên đối với nhà máy sản xuất phân vi sinh cần có sự thông thoáng và không gian rộng. Sau khi tham khảo nhà xử lý rác Thủy Phương- Huế, chọn Kxd = 25%. Hệ số sử dụng: .100 kd sd F Fsd K = [8-tr 44]. Với: Fsd =Fxd +Fhr+Fgt +Fhl+Fcl+Fmr+Fcx hr

F : tổng diện tích hàng rào nhà máy, m2.

gt

F : tổng diện tích giao thông trong nhà máy, m2.

hl

F : tổng diện tích hành lang nhà máy, m2.

cl

F : tổng diện tích chôn lấp, m2.

mr

F : tổng diện tích mở rộng của nhà máy, m2.

cx

F : tổng diện tích cây xanh của nhà máy, m2.

Chọn:

- Fgt chiếm 40% diện tích xây dựng: Fgt = 5165 x 0,4 = 2066 (m2).

- Fhl chiếm 20% diện tích xây dựng: Fhl = 5165 x 0,2 = 1033 (m2).

- Fcl chiếm 10% diện tích xây dựng: Fcl = 5165 x 0,1 = 516,5 (m2).

- Fhr chiếm 10% diện tích xây dựng: Fhr = 5165 x 0,1 = 516,5 (m2).

- Fcx chiếm 10% diện tích xây dựng: Fcx = 5165 x 0,1 = 516,5 (m2).

- Fmr bằng 30 % diện tích các phân xưởng sản xuất chính [8, tr 92].

Diện thích Fmr =0,3×(900+2340+576)=1144,8 (m2). Chọn khu mở rộng có kích

thước 48x24 (m). Ta có:

Fsd = 5165 + 2066 + 1033 + 516,5 + 516,5 + 516,5 + 1152 = 10965,5 (m2) Vậy hệ số sử dụng là: .100% 52 21000 5 , 10965 = = sd K % CHƯƠNG 10

TÍNH NƯỚC DÙNG CHO NHÀ MÁY 10.1. Nước dùng cho nhà máy

Nước dùng trong nhà máy chủ yếu để cung cấp cho sinh hoạt, phòng cháy chữa cháy,…

10.1.1. Nước dùng cho sinh hoạt

Theo tiêu chuẩn cứ mỗi vòi nước dùng 0,3 (l/s). Nhà máy có 9 phòng tắm và mỗi ngày làm việc một ca trong 1 giờ.

Vậy lượng nước cần dùng trong một ngày là: 9,72 1000 3600 0,3 9 1 V1 = × × × = (m3/ngày)

10.1.2. Nước dùng cho nhà vệ sinh

Trong nhà máy có 3 nhà vệ sinh sử dụng 3(l/ph), mỗi ngày dùng 3 giờ Vậy lượng nước sử dụng trong 1 ngày là:

1,62 1000 60 3 3 3 V2 = × × × = (m3/ngày)

10.1.3. Nước dùng cho ăn uống, rửa

Theo tiêu chuẩn 25 (l/người/ca), 1 ca có 96 người Vậy lượng nước sử dụng trong 1 ngày là:

2,4 1000

96 25

V3= × = (m3/ngày)

10.1.4. Nước dùng cho cứu hoả

Lượng nước quy định dùng trong công nghiệp với mục đích chữa cháy là: 2,5l/s, tính chửa cháy trong vòng 3 giờ.

27 1000 3600 3 2,5 V4 = × × = (m3/ngày)

10.1.4. Nước dùng cho tưới cây

Với diện tích cây xanh 532,2 m2, một ngày tưới 1 lần bằng hệ thống phun tự

động. Cứ 25 m2 cây xanh tốn 1m3 nước. Vậy lượng nước tốn trong một ngày để

tưới cây là:

V5 = 21,3

25

532,5 = (m3).

Vậy tổng lượng nước tối đa cần sử dụng trong 1 ngày

V = V1 + V2 + V3 + V4 + V5

= 9,72 + 1,62 + 2,4 + 27 + 21,3

= 62,04 (m3/ngày).

Lượng nước sử dụng trong một năm Vn = 62,04 x 294 = 18239,76 (m3/năm).

Đường kính ống nước cấp D = 3600 . . 4.V v π D: Đường kính ống

V: thể tích nước dùng trong 1 giờ, V =

8 62,04

V4 = = 7,755 (m3/giờ).

v: vận tốc dòng chảy, 0,5 m/s. → D = 0,073 (m).

10.2. Thoát nước

Nước thải của nhà máy chủ yếu là nước sinh hoạt nên không nhất thiết phải có hệ thống xử lý nước thải riêng. Nước thải trước khi ra ngoài có thể qua hệ thống xử lý nước thải chung của khu công nghiệp.

CHƯƠNG 11

KIỂM TRA SẢN XUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM

Kiểm tra sản xuất và chất lượng sản phẩm là một yêu cầu quan trọng của các ngành công nghiệp nói chung và của nhà máy xử lý rác nói riêng, với mục đích:

- Đảm bảo chất lượng sản phẩm.

- Nhanh chóng phát hiện hư hỏng, kịp thời khắc phục sự cố kỹ thuật ở các khâu sản xuất và máy móc, thiết bị.

- Đảm công nhân thao tác đúng kỹ thuật và an toàn lao động trong nhà máy. - Kiểm soát được mức độ sản xuất của nhà máy. Từ đó, đưa ra được những kế hoạch và biện pháp cụ thể để điều chỉnh sản xuất, cải tiến kỹ thuật nhằm đảm bảo cho nhà máy hoạt động ổn định, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.

11.1. Kiểm tra chất lượng nguyên liệu

Đây là khâu rất quan trọng quyết định nhiều đến chất lượng sản phẩm. Từ việc kiểm tra các thông số đầu vào để từ đó có các điều chỉnh về kỹ thuật cho phù hợp, đảm bảo việc sản xuất ổn định, chất lượng sản phẩm được đảm bảo.

11.1.1. Kiểm tra chế phẩm EM

Chế phẩm EM gốc (EM1) phải đảm bảo những yêu cầu sau: - Có màu nâu

- Mùi thơm dễ chịu - pH < 3,5

11.1.2. Kiểm tra men giống vi sinh vật

Chế phẩm vi sinh vật dung để xử lý rác ủ cần đảm bảo những yêu cầu tối thiểu sau [7, tr 34].

- Độ ẩm 35,6% - pHHCl = 6,6-7

- Độ xốp = 68%

- Mật độ vi sinh vật đạt từ 4,8.107-6,7.109 tế bào/1g, tùy từng chủng loại.

11.1.3. Kiểm tra chất lượng phân NPK

Phân hoá học được nhập về phải được kiểm tra các chỉ tiêu sau: - Độ ẩm phân, đảm bảo phân không bị chảy rữa.

- Màu đúng màu thường gặp của phân hoá học. - Phân không bị vón cục.

- Tạp chất.

11.2. Kiểm tra chất lượng sản phẩm

Chất lượng phân ủ được đánh giá theo 4 tiêu chuẩn [9, tr 137]. - Nhiễm bẩn.

- Chất dinh dưỡng có trong sản phẩm. - Vi sinh có trong sản phẩm.

- Mức độ ổn định và chất hữu cơ trong sản phẩm.

11.2.1. Phương pháp kiểm tra cảm quan

Phân vi sinh thành phẩm phải đạt các yêu cầu sau: - Phân tơi xốp, không vón cục

- Phân không có mùi hôi - Phân có màu của mùn.

11.2.2. Phương pháp kiểm tra phân tích

Đối với phân vi sinh thành phẩm tiến hành kiểm tra các chỉ tiêu sau: - Độ ẩm phân vi sinh.

- Hàm lượng axit humic - Hàm lượng chất hữu cơ - Tỉ lên N

- Tỉ lệ K2O - Tỉ lệ P2O5

- Thành phần và mật độ các vi sinh vật: VSV(N,P,K)

Tất cả các chỉ tiêu kiểm tra trên phải nằm trong giới hạn của chỉ tiêu đăng ký sản xuất phân vi sinh.

Bảng 11.1. Bảng tiêu chuấn phân bón [11]

Dạng phân Thể rắn

Thành phần - Hàm lượng hữu cơ ≥ 15% (C ≥ 8.5%)

- Mật độ mỗi loại vi sinh vật có ích trong phân bón phải ≥ 1 x 106

CFU/g (ml).

- Hàm lượng hữu cơ trong phân bón phải ≥ 15,0% tính theo khối lượng chất khô

Vi sinh vật gây bệnh:

- Mật độ vi khuẩn Salmonella có trong phân ≤ 1 x 103 CFU/g

(ml) mẫu hoặc không phát hiện/25 g (ml) mẫu phân tích.

- Mật độ vi khuẩn E.Coli có trong phân ≤ 1 x 103 CFU/g (ml)

mẫu hoặc không phát hiện/25 g (ml) mẫu phân tích.

Vi khuẩn Coliform trong 25 gam (ml) mẫu bằng không [CFU/25g (ml)].

Trứng giun đũa trong 25 gam (ml) mẫu bằng không [trứng/25g (ml)].

CHƯƠNG 12

AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH NHÀ MÁY

An toàn lao động trong nhà máy có một yêu cầu rất quan trọng ảnh hưởng đến tiến trình sản xuất và đặc biệt là sức khoẻ của người lao động, vì vậy công tác tuyên truyền, học tập, thực hiện nghiêm túc vấn đề an toàn lao động là vấn đề rất quan trọng và cần thiết.

An toàn lao động trong nhà máy chủ yếu gồm các vấn đề sau:

12.1. An toàn lao động

An toàn lao động bao gồm: - An toàn về người.

- An toàn về máy móc thiết bị.

- An toàn về nguyên vật liệu và sản phẩm.

12.1.1. Những nguyên nhân gây ra tai nạn

- Các thiết bị bảo hộ không đảm bảo yêu cầu. - Không thường xuyên kiểm tra máy móc thiết bị.

- Vận hành máy móc không đúng quy định, không nắm vững thao tác. - Ý thức chấp hành kỷ luật của công nhân chưa cao.

- Do thiếu các phương tiện bảo hộ lao động.

- Không có bảng hướng dẫn sử dụng máy móc thiết bị và các quy định về an toàn lao động.

12.1.2. Những biện pháp hạn chế và yêu cầu cụ thể về an toàn

Nhà máy có phương châm làm việc là cung cấp sản phẩn ổn định có chất lượng cao với giá thành phù hợp. Để thực hiện được phương châm đó, nhà máy phải thực hiện các quy định sau:

- Đối với công nhân mới tuyển dụng, phải được đào tạo và hướng dẫn cụ thể tại nơi làm việc bởi cán bộ kỹ thuật trong một thời gian nhất định.

- Bố trí vị trí làm việc hợp lý cho công nhân. - Kiểm tra máy móc thiết bị trước khi vận hành.

- Thường xuyên kiểm tra máy móc thiết bị trong khi vận hành để phát hiện kịp thời những hư hỏng.

- Phải có bảng hướng dẫn cụ thể về cách vận hành máy móc thiết bị tại nơi đặt máy.

- Phải có các bảng hướng dẫn về an toàn lao động trong nhà máy, tại mỗi phân xưởng.

- Thường xuyên phổ biến kỹ thuật lao động trong nhà máy.

- Đưa ra những quy định cụ thể về an toàn lao động và phải thường xuyên kiểm tra việc thực hiện an toàn lao động trong nhà máy.

12.1.3. An toàn về điện

Để đảm bảo an toàn về điện, cần thực hiện những yêu cầu sau:

- Đường dây cao thế phải có khoảng cách an toàn và có hệ thống bảo vệ để tránh hiện tượng phóng tia lửa điện.

- Đường dây điện trong nhà máy phải bố trí hợp lý và phải bọc cách điện hoàn toàn.

- Các thiết bị an toàn điện như astomat, cầu chì, cầu dao phải được lắp đặt đầy đủ, thuận tiện cho sử dụng và sửa chữa.

- Thường xuyên kiểm tra an toàn hệ thống điện tại các phân xưởng sản xuất. - Khi có sự cố về điện cần báo cáo ngay cho tổ quản lý để sửa chữa.

- Công nhân không có trách nhiệm không được tự ý sử dụng hay sửa chữa hệ thống và thiết bị điện.

- Công nhân làm việc với hệ thống và thiết bị điện phải có bảo hộ lao động về an toàn điện.

- Khu vực máy biến áp và các khu vực nguy hiểm dễ xảy ra tai nạn cần có biển báo.

Việc vận hành thiết bị đúng kỹ thuật là rất quan trọng, nhờ đó mà giảm được những hư hại và hao mòn không đáng có của thiết bị, tránh được những tai nạn cho người lao động. Để đảm bảo an toàn thiết bị cần thực hiện những yêu cầu sau:

- Người vận hành thiết bị phải có chuyên môn và am hiểu về thiết bị điều khiển, chấp hành đúng nội quy vận hành máy móc.

- Thiết bị phải được sử dụng đúng chức năng, đúng quy trình, đúng trọng tải. - Mỗi thiết bị máy móc cần có bảng hướng dẫn sử dụng.

- Phải kiểm tra máy móc thiết bị trước khi vận hành.

- Thường xuyên kiểm tra để phát hiện hư hỏng và sửa chữa kịp thời.

12.1.5. Chiếu sáng, thông gió

* Chiếu sáng:

Xây dựng nhà máy sao cho có thể tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên, nhờ việc bố trí hệ thống cửa hợp lý.

Hệ thống đèn chiếu sáng trong nhà máy phải bố trí hợp lý, đủ công suất chiếu sáng, nhằm đảm bảo đủ độ sáng trong phân xưởng.

* Thông gió:

Do nguồn nguyên liệu để sản xuất là rác thải sinh hoạt đã phân loại và đã được xử lý EM nhưng vẫn có thể có mùi hôi khó chịu, do đó phân xưởng sản xuất cần có sự thông thoáng cao. Ngoài việc tận dụng không gian rộng của nhà máy và hệ thống thông gió tự nhiên, thì cần có quạt thông gió.

12.2. Vệ sinh nhà máy

Nguyên lệu sản suất là rác thải sinh hoạt tuy đã phân loại, nhưng trong rác vẫn có thể chứa những chất độc hại, những chất độc mới phát sinh trong quá trình xử lý, các yếu tố vi sinh vật gây bệnh. Vì vậy cần phải phun hóa chất xử lý định kỳ tại phân xưởng sản xuất để đảm bảo sức khỏe cho công nhân.

Trong rác thải có thể có chứa những chất gây ăn mòn thiết bị, do đó thiết bị cũng cần được vệ sinh định kỳ.

Cần trồng nhiều cây xanh xung quanh nhà máy.

Do lượng nước thải của nhà máy không lớn, chủ yếu là nước thải sinh hoạt và nước thải không chứa các yếu tố độc hại cần phải xử lý riêng. Vì vậy, nước thải của nhà máy có thể thải trực tiếp vào hệ thống xử lý nước thải chung của thành phố.

KẾT LUẬN

Sau khi hoàn thành đồ án thiết kế nhà máy sản xuất phân vi sinh trên nền than bùn và rác thải sinh hoạt, tôi thấy việc thiết kế nhà máy là rất cần thiết. Nó không những cung cấp cho người dân một lượng lớn phân vi sinh nhằm thúc đẩy nền nông nghiệp phát triển, đồng thời hạn chế việc sử dụng phân bón hóa học, mà còn xử lý được một lượng lớn rác thải, điều này có ý nghĩa lớn cho việc cải thiện môi trường.

Qua quá trình thực hiện việc thiết kế đã giúp tôi hiểu rõ quy trình sản xuất

phân vi sinh, về vai trò của rác thải. Phân tích các đặc điểm và tính chất của than bùn, cũng như các phương pháp kiểm tra đánh giá chất lượng phân bón.

Tuy nhiên bên cạnh những gì đạt được, thì đồ án vẫn còn những thiếu sót như: việc tính toán và lựa chọn thiết bị chưa tối ưu, chưa có những cải tiến công nghệ trong thiết kế,...

Với sự hướng dẫn tận tình của cô ThS. Nguyễn Thị Lan, tôi đã hoàn thành đồ án đúng thời hạn. Tuy đã rất cố gắng nhưng do hiểu biết về đề tài này còn hạn chế và kinh nghiệm thực tế chưa có, do vậy không thể tránh khỏi những sai sót và nhiều vấn đề chưa hợp lý với thực tế, rất mong thầy cô và các bạn góp ý để đồ án được hoàn thiện hơn.

Đà Nẵng, ngày tháng năm 2012

Sinh viên thực hiện

Phan Thị Giang

Tài liệu tham khảo

[1]. Nguyễn Đức Lượng (2001), Công nghệ sinh học, NXB Đại học Quốc Gia

Thành Phố Hồ Chí Minh.

[2]. Vũ Bá Minh, Hoàng Minh Nam (1998), Cơ học vật liệu rời, NXB Khoa học

kỹ thuật

[3]. Đặng Minh Nhật (2006), Giáo án kỹ thuật sấy nông sản thực phẩm, Đại học

Bách khoa, Đà Nẵng.

[4]. TS.Nguyễn Như Nam - TS.Trần Thị Thanh (2000), Máy gia công cơ học

nông sản và thực phẩm, NXB Giáo dục.

[5]. Nguyễn Như Thung - Lê Nguyên Đương - Phan Lê - Nguyễn Văn Khỏe

(1987), Máy và thiết bị chế biến thức ăn chăn nuôi, NXB Khoa học và kỹ thuật,

Hà Nội.

[6]. Trần Xoa, Nguyễn Trọng Khuông (1999), Sổ tay quá trình và thiết bị công

nghệ hóa chất-tập 2, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

[7]. Chu Thị Thơm, Phan Thị Lài, Nguyễn Văn Tó (2006), Cải tạo môi trường

bằng chế phẩm vi sinh vật, NXB Lao động, Hà Nội.

[8]. Trần Thế Truyền (1999), Cơ sở thiết kế nhà máy hoá.

[9]. Nguyễn Đức Lượng (chủ biên), Nguyễn Thị Thùy Dương (2003), Công nghệ

sinh học môi trường, tập 2-Xử lý chất thải hữu cơ, NXB Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh.

[10]. Gs. Ts Nguyễn Bin (2000), Tính toán quá trình, thiết bị trong công nghệ

hóa chất và thực phẩm, NXB Khoa học và kỹ thuật Hà Nội.

[11]. Bảng tiêu chuấn phân bón, (Ban hành kèm theo Nghị định số /2011/NĐ-CP

[12]. Tài liệu chỉ tiêu phân bón, công ty cổ phần FITOHOCMON [13]. Tài liệu công ty cổ phần Công nghiệp hoá chất Đà Nẵng

[14]. http://www.danang.gov.vn/home/view.asp?id=66&id_theloai=627 [15]. http://datnghe.com/forum/tbf_postst5848_TpVinh-que-choa-ni.aspx

Một phần của tài liệu Sản xuất phân vi sinh trên nền than bùn (Trang 79 - 102)