Phần 4. Kiến trúc mục tiêu

Một phần của tài liệu Báo cáo bài tập lớn môn kiến trúc các HTTT và ứng dụng đề tài xây dựng HTTT tổng thể cho trường đh đông đô (Trang 27 - 30)

Đông Đô

Mục tiêu chung:

- Tin học hố, hiện đại hố cơng tác quản lý đào tạo bằng cách áp dụng hệ thống quản lý đào tạo và các hệ thống thông tin quản lý liên quan được xây dựng riêng cho trường.

- Hướng tới xây dựng hệ thống thơng tin tổng thể, hồn chỉnh, khả chuyển, an toàn, bảo mật trong toàn bộ tổ chức. Hệ thốngđược thiết kế hiện đại, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu thực tế, giúp nâng cao chất lượng đào tạo, tạo cơ sở cho giai đoạn phát triển mạnh mẽ của Đại Học Đông Đô trong tương lai.

- Quy chuẩn hố cơng tác quản lý đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo nói riêng và

hiệu quả hoạt động của nhà trường nói chung.

- Nâng cấp hạ tầng CNTT của nhà trường, đảm bảo một môi trường hoạt động hiệu

quả cho hệ thống phần mềm phục vụ công tác đào tạo tại nhà trường.

Mục tiêu cụ thể:

- Khả năng phát triển: Hệ thống có khả năng phát triển để đáp ứng các yêu cầu quản lý đào tạo và các vấn đề liên quan đến đào tạo của nhà trường . Hệ thống có khả năng mở rộng để thích ứng với các nghiệp vụ phát sinh trong tương lai một cách dễ dàng.

- Khả năng tuỳ biến các tham số: Hệ thống cho phép thay đổi các tham số quản lý để đáp ứng các yêu cầu quản lý đào tạo và các vấn đề liên quan đến đào tạo của nhà trường. - Độ tin cậy: đó là các đặc tính như là độ ổn định, độ tin cậy, an toàn và bảo mật. Hệ thống phải hoạt động ổn định và liên tục, đáp ứng được số lượng lớn người dùng đồng thời. Không gây ra các thiệt hại vật chất hay kinh tế trong trường hợp hư hỏng.

- Yêu cầu về tài nguyên: Hệ thống sử dụng một cách hữu hiệu các nguồn tài nguyên như là bộ nhớ, tốc độ xử lý máy tính và đường truyền.

- Khả năng sử dụng: Đáp ứng được tối thiểu với quy mô đào tạo từ 2000 nghiên cứu sinh và học viên cao học trở lên. Ngồi ra có thể đáp ứng được quy mơ đào tạo từ 20.000 – 30.000 học viên trong vòng 5 đến 10 năm tới.

- Yêu cầu bảo mật: hệ thống phải đáp ứng được yêu cầu phân quyền cả về mặt chức năng và về mặt dữ liệu. Với từng người dùng có vai trị khác nhau sẽ được giới hạn truy cập dữ liệu cũng như tài nguyên trong hệ thống khác nhau. Hệ thống phải có cơ chế phát hiện và chống chỉnh sửa dữ liệu bằng tay (ví dụ dữ liệu về điểm, về học phí). Tồn bộ các truy cập vào hệ thống phải được lưu vết để phục vụ việc điều tra khi cần thiết.

4.2 Kiến trúc ứng dụng mục tiêu

Để xây dựng hệ thống thông tin cho Trường Đại học Đông Đô một cách toàn diện, cần tiếp cận xây dựngtheo hướng tiếp cận kiến trúc tổng thể như đã trình bầy trong phần hai của tài liệu này, nhắm tới việc tích hợp tồn diện các hoạt động, nghiệp vụ, thơng tin của nhà trường, tiến tới xây dựng một hệ thống thơng tin tổng thể như hình dưới đây:

Kiến trúc này bao gồm 04 lớp như sau:

- Lớp Giao tiếp: Xây dựng cổng thông tin nhà trường cho phép cán bộ, giảng viên

những cá nhân, tổ chức, đơn vị được cho phép truy cập vào các hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu của nhà trường. Tùy theo từng vai trò và đặc thù nghiệp vụ liên quan, mỗi đối tượng sẽ được truy cập vào các tài nguyên khác nhau trong hệ thống.

- Lớp Ứng dụng: Bao gồm các HTTT quản lý được xây dựng phục vụ các hoạt động của nhà trường bao gồm hệ thống quản lý quản lý đào tạo, hệ thống quản lý thư viện, hệ thống quản lý thư viện, hệ thống quản lý khoa học, hệ thống quản lý cán bộ, hệ thống quản lý tài sản, hệ thống quản lý tài chính, hệ thống quản lý tạp chí .. và các HTTT khác theo nhu cầu

- Lớp Cơ sở dữ liệu: Quản lý thông tin, dữ liệu của nhà trường bao gồm các thông tin đào

tạo, thông tin học viên, thông tin thư viện, thông tin nghiên cứu khoa học công nghệ và các thông tin khác của nhà trường. Toàn bộ dữ liệu liên quan trong các hệ thống được chia sẻ dữ liệu lẫn nhau nhưng vẫn đảm bảo tính bảo mật cũng như toàn vẹn dữ liệu.

- Lớp Hạ tầng kỹ thuật: là hệ thống máy chủ, máy tính cá nhân, hệ thống an tồn an ninh thơng tin, hạ tầng mạng phục vụ cho việc triển khai các lớp phía trên. Hạ tầng kỹ thuật cũng cần được triển khai đồng bộ đáp ứng nhu cầu phát triển của các lớp trên.

Tổng quan về chức năng chính các HTTT cơ bản cần được xây dựng để đáp ứng các nhu cầu quản lý và vận hành nhà trường :

- Hệ thống quản lý đào tạo: Với việc quy mô đào tạo ngày càng tăng ở nhiều cơ sở đào tạo

khác nhau, hệ thống quản lý đào tạo sẽ giúp quản lý hiệu quả và chính xác q trình đào tạo học viên, qua đó giúp nâng cao chất lượng và quy mô đào tạo.

- Cổng thông tin điện tử: Là đầu mối cung cấp thông tin về hoạt động đào tạo và tuyển sinh của học viên. Các học viên có thể tra cứu kết quả học tập, theo dõi lịch học, thời khóa biểu cũng như cập nhật các thơng tin liên quan đến q trình học tập.

- Quản lý thư viện: Với kho tài liệu vô cùng phong phú thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau của Khoa học xã hội, hệ thống quản lý thư viện sẽ cung cấp các cơng cụ hữu ích cho việc tra cứu của các cán bộ nghiên cứu , các học viên và các cán bộ khác có nhu cầu.

- Quản lý đề tài khoa học, công nghệ: là một trường đào tạo cấp quốc gia hàng năm đào tạo số lượng lớn các học viên là thạc sỹ và nghiên cứu sinh, với số lượng đề tài nghiên cứu khoa học vô cùng phong phú, việc xây dựng phần hệ thống quản lý theo dõi đề tài khoa học, công nghệ là rất cần thiết. Hệ thống giúp cho các cán bộ, học viên dễ dàng tra cứu và tham khảo đến các đề tài khoa học một cách nhanh chóng và chính xác.

- Các hệ thống khác theo nhu cầu của Đại học Đông Đô như: Nâng cấp triển khai mới các hệ thống quản lý tài sản, hệ thống quản lý tài chính, hệ thống quản lý tạp chí, hệ thống quản lý hợp tác quốc tế và các phần mềm khác theo nhu cầu của Đại Học Đông Đô.

Kết luận

Một phần của tài liệu Báo cáo bài tập lớn môn kiến trúc các HTTT và ứng dụng đề tài xây dựng HTTT tổng thể cho trường đh đông đô (Trang 27 - 30)