Các đặc điểm cơ bản của văn hóa truyền thống nước ta

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) NHỮNG đặc điểm cơ bản của văn hóa TRUYỀN THỐNG nước TA và mục TIÊU NHIỆM vụ PHÁT TRIỂN văn hóa TRUYỀN THỐNG TRONG THỜI đại TOÀN cầu hóa HIỆN NAY (Trang 35)

2 .Lịch sử nghiên cứu vấn đề

5. Đóng góp của đề tài

1.3 Các đặc điểm cơ bản của văn hóa truyền thống nước ta

Chương 2: Mục tiêu nhiệm vụ phát triển văn hóa truyền thống trong thời gian tồn cầu hóa hiện nay

- 2.1 Tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ, sâu

sắc trong thế giới hiện đại

- 2.2 Xét về mặt lịch sử và đặc trưng văn hóa, văn hóa Việt Nam

2 3 Nhữ đặ điể ki h hiệ lị h ử t tiế t ì h đó ủ ă hó

- 2.3 . Những đặc điểm, kinh nghiệm lịch sử trong tiến trình đó của văn hóa

Việt Nam

- 2.4 Do sức sống nội tại và bản lĩnh của văn hóa Việt Nam

Đóng góp của đề tài

Đối với người học:

Hiểu rõ hơn về văn hóa truyền thống của Việt Nam có những kiến thức cơ bản về truyền thống dân tộc, phải có trách nhiệm bảo tồn và gìn giữ bản sắc dân tộc và phát triển truyền thống của Việt Nam ra thế giới.

Đối với môn Lịch sử Đảng Việt Nam:

+ Hiểu được chủ trương của Đảng và nhà nước trong việc phát triển văn hóa truyền thống trong thời đại tồn cầu hóa hiện nay.

+ Tạo cơ sở cho các kì đại hội tiếp theo của Đảng để tiến hành định hướng và phát triển văn hóa truyền thống của Việt Nam ra thế giới

+ Xây dựng giáo án vững chắc của bộ môn và tạo động lực cho sinh viên học tập.

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CÁC ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG NƯỚC TA

1.1 Sự ra đời của văn hóa truyền thống nước ta

Do vị trí địa lý và các yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội… trong suốt hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc ta phải đương đầu với nhiều khó khăn do thiên tai, địch họa, nhất là các cuộc chiến tranh xâm lược từ bên ngoài. Truyền thống yêu nước, đoàn kết, bản lĩnh, cốt cách, phẩm giá dân tộc đã giúp chúng ta tồn tại vững vàng và phát triển mạnh mẽ. Q trình đó cũng xây dựng, hun đúc, phát triển truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc; bản sắc và sức sống mãnh liệt của văn hóa Việt Nam.

Khi xác định đặc trưng và bản sắc văn hóa Việt Nam, dù có những điểm nhìn khác nhau, thì nhiều người, nhiều giới đều dễ gặp nhau ở những điểm chung nhất. Đó là các phẩm chất u nước, thương nịi, đồn kết, tơn kính tổ tiên, dũng cảm, tài trí, hiếu học, cần cù, ngay thẳng, tình nghĩa, hịa hiếu, khoan dung… Từ ngày có Đảng, nhất là từ khi đất nước ta thốt khỏi ách nơ dịch của chế độ phong kiến, thực dân, xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân theo định hướng xã hội chủ nghĩa, văn hóa Việt Nam cùng với các yếu tố

đậm đà bản sắc dân tộc đã có, cịn được bổ sung và phát triển thêm các phẩm chất mới mang tính tiên tiến. Tiên tiến về trình độ học vấn, về dân trí, trình độ khoa học và cơng nghệ; tiên tiến về tư tưởng, đạo đức, tâm hồn, tình cảm, lối sống; tiên

Bản sắc dân tộc về văn hóa là sự thống nhất trong tính đa dạng và phong phú của văn hóa các dân tộc, tơn giáo, vùng miền; là những phẩm chất được xây dựng, sáng tạo, chắt lọc, kế thừa, phát huy từ đời này sang đời khác, tạo nên sức sống mãnh liệt và bất diệt của dân tộc.

1.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa

Trong cuốn sổ ghi chép những bài thơ do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tác trong lao tù của chế độ Tưởng Giới Thạch (1942-1943) sau này tập hợp lại thành tập thơ Nhật ký trong tù, Người nêu định nghĩa giản dị mà sâu sắc về văn hóa: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, lồi người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Tồn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà lồi người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và địi hỏi của sự sinh tồn”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Phải đem văn hóa lãnh đạo quốc dân để thực hiện độc lập, tự cường, tự chủ”. Hồ Chí Minh đề ra chủ trương diệt giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm, khơi dậy phong trào bình dân học vụ, bổ túc văn hóa để dồn sức xóa nạn mù chữ, nâng cao dân trí. Hồ Chí Minh khẳng định: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Người nhấn mạnh: “Trong cơng cuộc kiến thiết nước nhà có bốn vấn đề cùng phải chú ý đến, cùng phải coi trọng ngang nhau: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa”. Nói về Đảng và lý tưởng của Đảng, Người nhắc nhở: “Đảng không phải là một tổ chức để làm quan phát tài. Nó phải làm trịn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng. Mọi công tác của Đảng luôn luôn phải đứng về phía

quần chúng. Phải đem tinh thần yêu nước và cần, kiệm, liêm, chính mà dạy bảo cán bộ, đảng viên và nhân dân”. Về vai trị, trách nhiệm của Chính phủ, Người nhấn mạnh: “Chúng ta cần phải hiểu rằng các cơ quan của Chính phủ tồn quốc cho đến các làng, đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh vác việc chung cho dân, chứ không phải để đè đầu dân như trong thời kỳ dưới quyền thống trị của Pháp, Nhật. Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh”. Người lưu ý: “Trong các hoạt động của chúng ta, nào chính trị, nào kinh tế, nào qn sự, văn hóa, chắc khơng thiếu những người có năng lực, có sáng kiến… Nhưng vì cách lãnh đạo của ta cịn

cần phải sửa chữa cách lãnh đạo.

Tư tưởng của Người một mặt nhấn mạnh vai trò quan trọng của văn hóa, ngang với các lĩnh vực trọng yếu khác, mặt khác phê phán quan niệm coi nhẹ cơng tác văn hóa, khơng thấy vai trị nền tảng, vai trò sáng tạo, dẫn dắt của văn hóa. Hồ Chí Minh khẳng định “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”. Để hiểu đúng và làm được điều hệ trọng này, theo Người phải: “1- Xây dựng tâm lý: tinh thần độc lập tự cường; 2- Xây dựng luân lý: biết hy sinh mình, làm lợi cho quần chúng; 3- Xây dựng xã hội: mọi sự nghiệp có liên quan đến phúc lợi của nhân dân trong xã hội; 4- Xây dựng chính trị: dân quyền; 5-Xây dựng kinh tế”. Như vậy, xây dựng văn hóa là tiến hành xây dựng đồng bộ và toàn diện về tâm lý, luân lý, xã hội, về chính trị và kinh tế. Hồ Chí Minh cũng cho rằng: Để văn hóa soi đường cho quốc dân đi, mỗi cán bộ, đảng viên ở các cấp, các ngành phải là tấm gương để mọi người noi theo: “Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước”. Người chỉ rõ “Văn hóa, nghệ thuật cũng là một mặt trận”, “Văn hóa, nghệ thuật cũng như mọi hoạt động khác, khơng thể đứng ngồi mà phải ở trong kinh tế và chính trị”, cần đồn kết tập hợp đội ngũ trí thức, những nhà văn hóa và tồn qn, tồn dân phấn đấu

cho sự nghiệp “phị chính, trừ tà”, góp phần quan trọng vào việc nhân đạo hóa con người, cổ vũ con người vươn tới chân, thiện, mỹ. Văn hóa phải “gắn liền với lao động, sản xuất, văn hóa xa đời sống, xa lao động là văn hóa sng”. Văn hóa phải thấu hiểu và đi sâu vào đời sống, “bày tỏ được cái tinh thần anh dũng và kiên quyết của quân và dân ta, đồng thời để giúp phát triển và nâng cao tinh thần ấy”.

Hồ Chí Minh cho rằng: “Để phục vụ sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa thì văn hóa phải xã hội chủ nghĩa về nội dung và dân tộc về hình thức”. Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Dân tộc bị áp bức, thì văn nghệ cũng mất tự do. Văn nghệ muốn tự do thì phải tham gia cách mạng”.

1.3 Các đặc điểm cơ bản của văn hóa truyền thống nước ta

1.3.1. Đường lối, quan điểm về văn hóa từ ngày thành lập Đảng đến đề cương văn hóa 1943

Ngay từ khi mới thành lập và trong suốt quá trình vận động cách mạng, Đảng ta đặc biệt coi trọng văn hóa, nhất là xử lý mối quan hệ giữa văn hóa với dân tộc, với cách mạng, với thế giới, với đổi mới và phát triển. Năm 1943, đồng chí Trường Chinh, Tổng Bí thư của Đảng vận dụng các quan điểm của chủ

Đây là lần đầu tiên Đảng Cộng sản Việt Nam nêu cương lĩnh văn hóa, nội dung, tính chất, tổ chức, định hướng phát triển của một cuộc cách mạng văn hóa chỉ có thể gắn với cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và tương lai của nền văn hóa ấy sau khi cách mạng đã thành cơng. Đề cương Văn hóa Việt Nam 1943 xác định xây dựng nền văn hóa Việt Nam (bao gồm cả tư tưởng, học thuật, nghệ thuật,…) sẽ do cách mạng dân chủ giải phóng thắng lợi mà được cởi mở xiềng xích và sẽ đuổi kịp văn hóa tân dân chủ thế giới, khẳng định ba nguyên tắc: “Dân tộc hóa”; “Đại chúng hóa”; “Khoa học hóa”. “Mặt trận văn

hóa là một trong ba mặt trận (kinh tế, chính trị, văn hóa)”, “Sự nghiệp văn hóa là của tồn dân, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng; khẳng định rõ “đảng tiên phong phải lãnh đạo văn hóa tiên phong”. Tính chất nền văn hóa mới Việt Nam: dân tộc về hình thức, tân dân chủ về nội dung.

1.3.2 Văn hóa Việt Nam từ Cách mạng Tháng Tám năm 1945

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công. Trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ (ngày 3.9.1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu lên 6 nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hịa, trong đó có 2 nhiệm vụ cấp bách thuộc về văn hóa: Một là, cùng với diệt giặc đói phải diệt giặc dốt. Hai là, phải giáo dục tinh thần cho nhân dân. Đây là hai nhiệm vụ giản dị nhưng lại hết sức quan trọng ở tầm nhìn, tầm nắm bắt yêu cầu của cách mạng, lấy dân làm gốc. Đường lối văn hóa kháng chiến dần hình thành và được thể hiện rõ trong bức thư về “Nhiệm vụ văn hóa Việt Nam trong cơng cuộc cứu nước và xây dựng nước hiện nay” của Tổng Bí thư Trường Chinh gửi Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 16-11-1946.

Trong bộn bề cơng việc của Nhà nước chống lại giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm, dưới sự chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Hội nghị Văn hóa tồn quốc lần thứ Nhất khai mạc ngày 24.11.1946 tại Nhà hát Lớn thành phố Hà Nội. Trong diễn văn khai mạc, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Nền văn hóa mới của nước nhà lấy hạnh phúc của đồng bào, của dân tộc làm cơ sở”. Từ cách đặt vấn đề “Tây phương hay Đơng phương có cái gì tốt, ta học lấy để tạo ra một nền văn hóa Việt Nam, trau dồi cho văn hóa Việt Nam thật có tinh thần thuần túy Việt Nam để hợp với tinh thần dân chủ”, Hồ Chí Minh khẳng định: “Văn hóa liên lạc mật thiết với chính trị. Phải làm thế nào cho văn hóa vào sâu trong tâm lý của quốc dân, nghĩa là văn hóa phải sửa đổi được tham

lập, tự do. Đồng thời, phải làm thế nào cho quốc dân có tinh thần vì nước qn

mình, vì lợi ích chung mà qn lợi ích riêng mình. Đối với xã hội, văn hóa phải làm thế nào cho mỗi người dân Việt Nam, từ già đến trẻ, cả đàn ông và đàn bà ai cũng hiểu nhiệm vụ của mình và biết hạnh phúc của mình nên được hưởng. Số phận dân ta là ở trong tay ta. Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi. Văn hóa lãnh đạo quốc dân để thực hiện độc lập, tự cường và tự chủ”. Người tha thiết đề nghị: “Tôi mong chúng ta đem văn hóa lãnh đạo quốc dân để thực hiện độc lập, tự cường, và sáng tạo”. Báo cáo của Uỷ ban Vận động Văn hóa tồn quốc nêu bật những thành tích đã đạt được, đồng thời kêu gọi tăng cường đồn kết, giúp đỡ lẫn nhau và đề ra nhiệm vụ của văn hóa Việt Nam trong tình hình mới. Hội nghị bầu Uỷ ban văn hóa tồn quốc gồm 15 uỷ viên chính thức và 5 uỷ viên dự khuyết. Thành cơng to lớn của Hội nghị đã đặt cơ sở cho nền văn hóa mới Việt Nam.

Tháng 3.1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết tài liệu “Đời sống mới” giải thích rất dễ hiểu những vấn đề thiết thực trong đường lối, chủ trương về văn hóa

ủ Đả à Nhà ớ t Vẫ t hữ ă thá đầ h i h i khổ

của Đảng và Nhà nước ta. Vẫn trong những năm tháng đầy hy sinh gian khổ chống thực dân Pháp xâm lược, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ đạo tổ chức Hội nghị Văn hóa tồn quốc lần thứ hai, họp từ ngày 16 đến 20.7.1948 tại Việt Bắc. Trong thư gửi các đại biểu tham dự Hội nghị, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Trong sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc vĩ đại của dân tộc ta, văn hóa gánh một phần rất quan trọng. Từ ngày chính quyền dân chủ thành lập đến nay, các nhà văn hóa ta đã cố gắng và đã có thành tích. Song từ nay trở đi chúng ta cần phải xây dựng một nền văn hóa kháng chiến kiến quốc của tồn dân. Muốn đi đến kết quả đó, các nhà văn hóa ta cần tổ chức chặt chẽ và đi sâu vào quần chúng. Nhiệm vụ của văn hóa chẳng những để cổ động tinh thần và lực lượng kháng chiến kiến quốc của quốc dân, mà cũng phải nêu rõ những thành tích kháng chiến kiến quốc vĩ đại của ta cho thế giới. Các nhà văn hóa ta phải có những tác phẩm xứng đáng chẳng những để biểu dương sự nghiệp kháng chiến

kiến quốc bây giờ mà còn để lưu truyền cả lịch sử oanh liệt kháng chiến, kiến quốc cho hậu thế”.

Ngày 18.7.1948, thay mặt Đảng ta, đồng chí Tổng Bí thư Trường Chinh trình bày Báo cáo quan trọng tại Hội nghị với tên gọi “Chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam”. Báo cáo hệ thống hóa, cụ thể hóa và phát triển các quan điểm, nguyên tắc, phương châm của Đề cương văn hóa 1943 của Đảng, có giá trị như là Cương lĩnh văn hóa của Đảng thời kỳ kháng chiến, kiến quốc. Báo cáo có 7 phần quan trọng:

(1) Văn hóa và xã hội

(2) Lập trường văn hóa mác xít (3) Văn hóa Việt Nam xưa và nay

(4) Tính chất và nhiệm vụ văn hóa dân chủ mới Việt Nam

(5) Mặt trận văn hóa thống nhất trong mặt trận dân tộc thống nhất (6) Văn hóa Việt Nam trong mặt trận văn hóa dân chủ thế giới (7) Mấy vấn đề cụ thể trong văn học.

Báo cáo nhấn mạnh 6 nhiệm vụ chủ yếu của văn hóa:

(1) Xác định mối quan hệ giữa văn hóa và cách mạng giải phóng dân tộc, cổ động văn hóa cứu quốc

(2) Xây dựng nền văn hóa dân chủ mới Việt Nam có tính chất dân tộc, khoa học, đại chúng mà khẩu hiệu thiết thực lúc này là dân tộc, dân chủ

(3) Tích cực bài trừ nạn mù chữ, mở đại học, trung học, cải cách việc học theo tinh thần mới, bài trừ cách dạy học nhồi sọ

(5) Phát triển cái hay trong văn hóa dân tộc, đồng thời bài trừ cái xấu xa hủ bại, ngăn ngừa sức thâm nhập của tàn dư văn hóa thực dân, phản động, học cái hay, cái tốt của văn hóa thế giới

(6) Hình thành đội ngũ trí thức mới đóng góp tích cực cho cơng cuộc kháng chiến kiến quốc và cho cách mạng Việt Nam.

Để xây dựng nền văn hóa mới, rất cần có người trí thức, người nghệ sĩ và tổ chức văn hóa, văn nghệ mới. Thái độ của người trí thức, văn nghệ sĩ Việt Nam mới là “1- Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với kháng chiến; không

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) NHỮNG đặc điểm cơ bản của văn hóa TRUYỀN THỐNG nước TA và mục TIÊU NHIỆM vụ PHÁT TRIỂN văn hóa TRUYỀN THỐNG TRONG THỜI đại TOÀN cầu hóa HIỆN NAY (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)