Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) các CHIẾN lược TRỌNG yếu TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG mỹ năm 1954 1975 bài học KINH NGHIỆM và ý NGHĨA LỊCH sử (Trang 25 - 27)

CHƯƠNG 1 : CHIẾN THẮNG ẤP BẮC

2.4. Bài học kinh nghiệm

Sau đợt 1 chiến dịch Đồng Xoài (từ ngày 10 đến 31-5-1965), bộ tư lệnh chiến dịch xác định nhiệm vụ then chốt, mục tiêu chủ yếu của đợt 2 là tiêu diệt chi khu qn sự Đồng Xồi, sau đó khống chế buộc địch phải đổ quân xuống các khu vực xã Thuận Lợi, ấp chiến lược để tập trung tiêu diệt số lượng lớn quân địch. Đêm 9-6, bộ đội ta bắt đầu tổ chức tiến công. Sau 3 lần đột phá vượt qua cửa mở, thọc sâu vào khu trung tâm, đến 3 giờ 40 phút ngày 10-6, ta lần lượt chiếm khu biệt động quân, khu bảo an, khu hành chính… Tiếp đó, đánh tan địch phản kích ở Thuận Lợi, khu vực ấp chiến lược, hịng giải tỏa Đồng Xồi và làm chủ chi khu lúc 17 giờ 30 phút ngày 10-6-1965. Kết thúc chiến dịch, ta loại khỏi vòng chiến đấu hơn 600 tên địch (có 42 cố vấn Mỹ), bắn rơi 7 máy bay, bắn bị thương 16 chiếc, phá hủy hơn 250 súng và 8 tấn đạn dược, thu 148 súng các loại. Đây là trận then chốt đạt hiệu suất chiến đấu cao, góp phần tạo thế và lực cho chiến dịch phát triển đi đến thắng lợi; cổ vũ mạnh mẽ tinh thần quân và dân miền Nam đẩy mạnh cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Trận đánh đã để lại những bài học quý về nghệ thuật tác chiến.

Trước hết, ta đã xác định đúng hướng và mục tiêu của trận đánh. Mục đích của chiến dịch là tiêu diệt sinh lực địch, mở rộng vùng giải phóng, nối liền các căn cứ của Miền với Nam Tây Nguyên và Nam Bộ, do đó, việc ta chọn hướng (khu vực) tác chiến chủ yếu ở Bình Long, Phước Long và Bắc Bình Dương là hồn tồn chính xác. Đây là khu vực giáp các căn cứ của ta, vừa có điều kiện bảo đảm cho tác chiến, vừa đáp ứng mục đích, yêu cầu chiến dịch đề ra. Sau khi ta đánh Phước Bình và thị xã Phước Long, nhưng tổ chức đánh quân viện của địch không thành công, bộ tư lệnh chiến dịch nhận định, khu vực chủ yếu mà địch cố giữ là Chơn Thành, Đồng Xoài, thị xã Phước Long, Bù Đốp và Bình Long. Trong đó, Đồng Xồi nằm án ngữ khống chế các trục đường giao thông huyết mạch nối liền miền Đông Nam Bộ với Nam Tây Nguyên và Campuchia. Địa bàn này cách các vị trí khác trong hệ thống phịng thủ của địch trên cùng khu vực khá xa (gần nhất 19km), nên khả năng chi viện hỏa lực bị hạn chế, tiếp viện ứng cứu cũng gặp nhiều khó khăn do địa hình rừng núi, đường giao thơng bị chia cắt, khả năng chi viện duy nhất chỉ có thể bằng đường khơng. Trên cơ sở nhận định đó, ta xác định mục tiêu tiến công chủ yếu là chi khu quân sự Đồng Xoài và hạ quyết tâm tập trung cho trận đánh này.

Về việc vận dụng linh hoạt phương pháp và các thủ đoạn tác chiến, trên cơ sở xác định đúng mục tiêu chủ yếu và khu vực đánh địch ứng cứu giải tỏa, ta đã chuẩn bị tốt các phương án sử dụng lực lượng, thế trận và chỉ đạo vận dụng tốt các thủ đoạn tác chiến. Ta vừa tổ chức lực lượng tiến cơng địch phịng ngự vững chắc ở Đồng Xoài, vừa tổ chức lực lượng sẵn sàng vận động đánh quân ứng cứu giải tỏa bằng đổ bộ đường không ở Thuận Lợi, khu vực ấp chiến lược. Trong tổ chức tiến cơng Đồng Xồi, ta tập trung lực lượng vào hướng chủ yếu (tây và tây bắc) nên mặc dù địch phịng ngự trong cơng sự vững chắc, có hỏa lực mạnh hơn các hướng khác, nhưng ta vẫn đột phá thành cơng. Ở các hướng khác, ta có lực lượng tiến cơng, lực lượng bao vây đón lõng và lực lượng dự bị mạnh (1 tiểu đoàn bộ binh), sẵn sàng chi viện cho hướng chủ yếu. Nhờ vậy, trong quá trình tiến công, ta đã phân tán được một phần hỏa lực và sự đối phó của địch ra các hướng, các mũi để liên tục tiến công. Trong vận động tiến công quân ứng cứu giải tỏa, ta nhanh chóng cơ động lực lượng, tạo thế trận bao vây, thọc sâu tiến công tiêu diệt từng bộ phận tiến tới tiêu diệt toàn bộ quân địch ở Thuận Lợi và khu vực ấp chiến lược.

Rút kinh nghiệm trận đánh đêm 9-6, khi ta triển khai tiến cơng do tổ chức hiệp đồng khơng chặt chẽ, có bộ phận nổ súng trước giờ quy định, nên mở cửa gặp khó khăn, địch tập trung hỏa lực chống trả quyết liệt, đến lần đột phá thứ 3 mới thành cơng. Sau lần đó, ta tổ chức hiệp đồng chặt chẽ giữa các lực lượng trên các hướng, mũi. Khi tiến cơng vào khu trung tâm Đồng Xồi, Tiểu đồn Bộ binh 4 ở hướng thứ yếu sau khi đánh chiếm khu biệt động quân đã tích cực hiệp đồng với Tiểu đồn Bộ binh 5 ở hướng chủ yếu đánh chiếm chi khu. Đặc biệt, Đại đội Bộ binh 3 (Tiểu đoàn Bộ binh 1) sau khi làm chủ khu ấp chiến lược đã sử dụng hỏa lực đánh lô cốt 4, kết hợp địch vận, bắt một số tù binh… Khi đánh địch ứng cứu giải tỏa, Trung đoàn Bộ binh 2 bắn khống chế lúc địch cho quân đổ bộ, tạo điều kiện cho Trung đồn Bộ binh 1 vận động tiến cơng tiêu diệt địch. Ngoài ra, trong trận đánh, ta cũng rút ra được một số bài học về sử dụng pháo cối chi viện cho bộ binh mở cửa. Khi bị thiếu pháo, thiếu đạn, bắn kém hiệu quả, ta vẫn dùng đại liên, trung liên chi viện cho bộ binh đột phá thành cơng.

Sau 55 năm nhìn lại, chiến thắng Đồng Xồi vẫn cịn ngun giá trị, giúp chúng ta tiếp tục nghiên cứu, vận dụng những bài học kinh nghiệm quý báu để hồn thiện trình độ tác chiến, nhất là nghệ thuật tiến công trong các trận then chốt chiến dịch giai đoạn hiện nay.

CHƯƠNG 3: CHIẾN THẮNG VẠN TRƯỜNG

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) các CHIẾN lược TRỌNG yếu TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG mỹ năm 1954 1975 bài học KINH NGHIỆM và ý NGHĨA LỊCH sử (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)