Thứ nhất, lựa chọn mơ hình xử lý nợ xấu phù hợp với đặc điểm cụ thể của từng
ngân hàng. Trong việc xử lý nợ xấu quá hạn, hầu hết các ngân hàng thương mại nói chung đều lựa chọn mơ hình xử lý nợ tập trung. Mơ hình QLNX tập trung có nhiều ưu điểm hơn mơ hình quản lý phân tán khi mơ hình quản lý phân tán chưa có sự tách biệt giữa ba chức năng (quản lý rủi ro, kinh doanh và tác nghiệp); hoạt động tín dụng và QLNX được thực hiện độc lập giữa các chi nhánh, mặc dù mơ hình này gọn nhẹ, đơn giản, nhưng thiếu tính chun mơn hóa, các chính sách khơng theo sát với tình hình thực tế của ngân hàng. Việc lựa chọn mơ hình quản lý nợ nào phải phù hợp với mỗi điều kiện của ngân hàng, nhưng khuyến nghị nên xử lý nợ theo hướng tập trung.
Thứ hai, chọn lựa hoạt động quan trọng trong quy trình QLNX. Trong mọi trường
hợp thì “phịng bệnh hơn chữa bệnh“, vì thế cần tập trung nhiều vào hoạt động nhận biết nợ xấu trước khi nợ xấu xảy ra hay nói cách khác các ngân hàng phải xây dựng được hệ thống cảnh báo sớm đối với các khoản vay có vấn đề. Để làm được điều này, ngân hàng phải thực hiện giám sát chặt chẽ với khách hàng vay vốn, yêu cầu gửi báo cáo thường xun và kiểm sốt dịng tiền ra vào của các khách hàng vay vốn.
Thứ ba, đối với tài sản đảm bảo nợ của ngân hàng có tỷ lệ bất động sản lớn và
nhóm tài sản hình thành từ vốn vay của các dự án bất động sản, dự án sản xuất công nghiệp, dự án BT, BOT giá trị rất lớn, thường rất khó thanh khoản, ảnh hưởng đến thời gian, giá trị bị suy giảm nhiều, khó xử lý thu hồi được nợ.
Thứ tư, đối với bán nợ cho VAMC và DATC: Nợ xấu đã bán cho VAMC, DATC
thực chất chỉ xử lý về mặt kỹ thuật hạch toán và giãn thời gian trích dự phòng chứ chưa giải quyết được bản chất nợ xấu. Mặt khác, sau khi mua nợ, hầu hết tồn bộ q trình tiếp theo như việc thu hồi nợ, xử lý tài sản... vẫn được VAMC ủy quyền cho ngân hàng thực hiện.
Thứ năm, nguyên nhân của nợ xấu một phần lớn do chất lượng thẩm định cho vay
chưa đảm bảo, hệ thống quản trị RRTD chưa đáp ứng, kiểm soát thiếu chặt chẽ, việc đánh giá xếp hạng tín dụng chưa phù hợp theo đối tượng khách hàng. Vì vậy, ngân hàng luôn cảnh giác với những hạn chế các nguyên nhân này.
Thứ sáu, nâng cao hiệu quả cơng tác kiểm tốn nội bộ; phát triển và quản lý có
hiệu quả đội ngũ cán bộ ngân hàng, đặc biệt là nâng cao năng lực đánh giá, thẩm định tín dụng và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ ngân hàng, luôn là yếu tố quan trọng để hạn chế và quản lý tốt nợ xấu.
Thứ bảy, cần minh bạch nợ xấu và tuân thủ các tiêu chuẩn xác định nợ xấu. Một
số ngân hàng thương mại chưa tuân thủ triệt để tiêu chuẩn phân loại nợ xấu, chưa minh bạch về nợ xấu, tỷ lệ báo cáo nợ xấu nhỏ hơn rất nhiều so với Kiểm tốn Nhà nước. Vì vậy, nợ xấu phải được ghi nhận đầy đủ và kịp thời, phải được phân loại chính xác, từ đó xác định biện pháp và mục đích quản lý và xử lý nợ xấu phù hợp.
Thứ tám, tăng cường công tác thanh tra, giám sát: Hệ thống thanh tra, giám sát nợ
xấu chưa được thường xuyên, chưa sâu, rộng đối với các dự án có số vốn lớn và rất phức tạp, mơi trường hoạt động có áp dụng công nghệ thông tin cao nhưng trang bị kiến thức và công nghệ cho đội ngũ thanh tra, giám sát thực hiện nhiệm vụ còn chưa phù hợp, chưa đáp ứng được yêu cầu. Do đó, để ngăn chặn tình trạng nợ xấu phát sinh cần tăng cường công tác thanh tra, giám sát.
Thứ chín, đẩy nhanh tiến độ xây dựng và ban hành Luật Đăng ký tài sản, Nghị
định về giao dịch bảo đảm… Văn phòng Đăng ký đất đai, Tài nguyên và Môi trường thực hiện đúng quy định của pháp luật về đăng ký sang tên tài sản, đảm bảo quyền của các chủ sở hữu khoản nợ trong việc trực tiếp phát mại tài sản bảo đảm để thu hồi nợ.
26
Thứ mười, nên nghiên cứu thành lập sàn giao dịch mua bán nợ tập trung; phát triển