KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Bài tập lớn môn văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp trình bày về triết lý kinh doanh của công ty cổ phần trung nguyên (Trang 26 - 29)

1. Sự thành công của đế chế Trung Nguyên Legend

Chính nhờ có một triết lý kinh doanh đúng đắn, được xuyên suốt và thống nhất trong toàn doanh nghiệp, Trung Nguyên đã đạt được rất nhiều thành tựu. Từ khi xây dựng và phát triển lớn mạnh như hiện nay, Tập đoàn Trung Nguyên đã ra mắt rất nhiều dòng sản phẩm cà phê khác nhau. Tất cả các sản phẩm đều hấp dẫn, hợp thị hiếu người tiêu dùng cả về chất lượng và bao bì sản phẩm. Từ ngày 4 – 6/1/2020, hơn 600 đối tác trên toàn cầu, đặc biệt là thị trường Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nga đã quy tụ lại Buôn Ma Thuột để chia sẻ mục tiêu, tầm nhìn tồn cầu của tập đồn này. Đây được xem là một hành động chiến lược của Trung Nguyên.

Những sản phẩm mang thương hiệu Trung Nguyên nhận được rất nhiều sự yêu thích của người tiêu dùng. Trong năm 2019, theo thống kê Trung Nguyên

Legend được 20 triệu hộ gia đình Việt Nam lựa chọn.

Hiện nay, Trung Nguyên đạt tốc độ tăng trưởng gần 200% tại thị trường Châu Á, bao phủ khắp nhiều hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị. Với mức lợi nhuận bình quân khoảng 600 tỷ đồng/năm, lợi nhuận mỗi cổ phiếu của Trung Nguyên là 4.000 đồng. Kết quả thẩm định của cơng ty thì tổng giá trị tài sản của Trung Nguyên hiện có trị giá 5.654 tỷ đồng. Dựa trên báo cáo năm 2017, tổng tài sản của doanh nghiệp ở mức 5.696 tỷ đồng.

2. Kiến nghị và định hướng phát triển cho doanh nghiệp Việt Nam

Vậy, qua trường hợp của Công ty cổ phần Trung Nguyên, các doanh nghiệp Việt Nam học hỏi được gì và cần phải làm gì để phát triển?

Thứ nhất, chúng ta cần phải thay đổi tư duy thiển cận, ngắn hạn và chộp giật. Thay vì chỉ nghĩ đến cái lợi trước mắt, chủ doanh nghiệp hãy hoạch định một chiến lược phát triển lâu dài.

Tiếp theo, cần chú ý các vấn đề về văn hóa kinh doanh và tính nhân văn trong các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó mới hình thành được cái nhìn đúng đắn về hướng phát triển của doanh nghiệp, sự ảnh hưởng của doanh nghiệp đối với nền kinh tế, chính trị và văn hóa của đất nước.

Từ đó, cần phải xây dựng triết lý doanh, sứ mệnh tầm nhìn ngay từ khi doanh nghiệp được hình thành để phục vụ cho kế hoạch hoạt động của doanh nghiệp. Những triết lý kinh doanh sẽ hình thành nên văn hóa doanh nghiệp, tạo nội lực mạnh mẽ để doanh nghiệp phát triển bền vững.

KẾT LUẬN

Tóm lại, khi điều hành doanh nghiệp, triết lý kinh doanh là một phần không thể thiếu để định hướng doanh nghiệp phát triển lâu dài. Dựa trên những niềm tin căn bản, định hướng giá trị, chủ thể kinh doanh sẽ đúc rút từ thực tiễn kinh doanh những tư tưởng mang tính chất khái quát, sâu sắc. Những tư tưởng này sẽ được coi là kim chỉ nam để định hướng cho hoạt động của các chủ thể kinh doanh và doanh nghiệp.

Triết lý kinh doanh thuộc giá trị vơ hình của văn hóa doanh nghiệp, khơng thể cảm nhận bằng trực quan.

Hình thức thể hiện của triết lý kinh doanh cũng rất khác nhau tùy theo cách quan niệm của từng chủ thể kinh doanh cụ thể.

Triết lý kinh doanh của doanh nghiệp sẽ hướng dẫn thực hiện vấn đề đạo đức trong các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Nhiều doanh nghiệp trên thế giới đã xây dựng bộ các quy tắc ứng xử, các chuẩn mực đạo đức (code of conduct), các quy chế, nội quy,... có vai trị điều tiết các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo định hướng của triết lý kinh doanh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bài giảng Triết lý kinh doanh - Th.S Nguyễn Quang Chương

2. Slide bài giảng Triết lý kinh doanh – TS. Nguyễn Thị Ngọc Anh, trường Đại học Kinh tế Quốc dân

3. Giáo trình văn hóa kinh doanh - PGS.TS Dương Thị Liễu – NXB Đại học

Kinh tế Quốc dân

4. https://tailieu.vn/doc/he-thong-triet-ly-kinh-doanh-ca-phe-trung-nguyen-

248148.html - Nguyễn Kiều Trinh 5. Trang web https://vi.wikipedia.org/

Một phần của tài liệu Bài tập lớn môn văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp trình bày về triết lý kinh doanh của công ty cổ phần trung nguyên (Trang 26 - 29)