Kiểm tra chất lượng nguyên liệu

Một phần của tài liệu Thiết kế nhà máy sản xuất phân vi sinh trên nền than bùn và rác thải sinh hoạt đã phân loại với năng suất 3 tấn phângiờ (Trang 80 - 92)

Đây là khâu rất quan trọng quyết định nhiều đến chất lượng sản phẩm. Từ việc kiểm tra các thông số đầu vào mà nhà máy có các điều chỉnh về kỹ thuật cho phù hợp, đảm bảo cho việc sản xuất ổn định và chất lượng sản phẩm được đảm bảo.

10.1.1 Kiểm tra chế phẩm EM

Chế phẩm EM gốc (EM1) phải đảm bảo những yêu cầu sau: - Có màu nâu.

- Mùi thơm dễ chịu. - pH < 3,5.

10.1.2 Kiểm tra men giống vi sinh vật

Chế phẩm vi sinh vật dung để sử lý rác ủ cần đảm bảo những yêu cầu tối thiểu sau:

- pH = 6-8

- Nhiệt độ: 25-30oC - Độ xốp = 68%

- Mật độ vi sinh vật đạt từ 4,8.107-6,7.109 tế bào/1g, tùy từng chủng loại.

10.1.3 Kiểm tra các loại phân urê, supperphotphat, kali

Các loại phân này trước khi nhập vào kho phải được kiểm tra về các chỉ tiêu:

- Không bị chảy nước.

- Tỉ lệ nitơ, photpho, kali có trong phân.

10.2 Kiểm soát quá trình ủ

Việc kiểm tra các thông số của quá trình ủ rất quan trọng, đảm bảo các quá trình mùn hóa xảy ra hoàn toàn, nhờ đó chất lượng phân mùn mới được đảm bảo chất lượng. Việc kiểm tra thong qua một số chỉ tiêu sau: [15; tr 35-37] - Độ ẩm của mùn hữu cơ trước khi đưa vào ủ đảm bảo từ: 60-70%, sau 15 ngày ủ độ ẩm đạt 65%.

- pH trung tính. - Nhiệt độ: 55-60oC - Nồng độ O2: 15-20 %

10.3 Kiểm tra chất lượng sản phẩm [6; tr 137]

Sản phẩm vi sinh sẽ được kiểm tra chất lượng theo các chỉ tiêu sau: - Thành phần hữu cơ

- Tỉ lệ C/N, N/P; tỉ lệ N:P:K - Độ ẩm

- Màu sắc

- Các nguyên tố đa lượng và vi lượng.

CHƯƠNG 11

AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH XÍ NGHIỆP

Năm 2012 SVTH: Trần Dương Liễu

Thiết kế nhà máy sản xuất phân vi sinh trên nền than bùn và rác thải sinh hoạt đã phân loại với năng suất 3 tấn phân/giờ

11.1 An toàn lao động

An toàn lao động trong nhà máy có một yêu cầu rất quan trọng ảnh hưởng đến tiến trình sản xuất và đặc biệt là sức khoẻ của người lao động, vì vậy công tác tuyên truyền, học tập, thực hiện nghiêm túc vấn đề an toàn lao động là vấn đề rất quan trọng và cần thiết.

An toàn lao động trong nhà máy chủ yếu gồm các vấn đề sau:

11.1.1 An toàn cho người lao động

Các điểm cần chú ý:

- Giao dục ý thức và biện pháp bảo hộ lao động. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hướng dẫn và quản lý công nhân làm đúng thao tác, vận hành máy móc đúng yêu cầu.

- Ở từng bộ phận sản xuất phải có bảng nội quy và bảng hướng dẫn vận hành và sữa chứa thiết bị.

- Đối với các thiết bị lò hơi và lò hơi, dẫn hơi, sử dụng hơi phải được cách nhiệt, có van an toàn và đồng hồ đo áp lực.

- Hệ thống điện sản xuất và chiếu sáng phải bảo đảm an toàn cao, cầu dao phải được che chắn và được kiểm tra thường xuyên.

11.1.2 An toàn thiết bị

- Người vận hành thiết bị phải có chuyên môn và am hiểu về thiết bị điều khiển, chấp hành đúng nội quy vận hành máy móc.

- Máy móc phải được sử dụng đúng mục đích, đúng năng suất và công suất. - Mỗi thiết bị cần có sổ theo dõi hàng ngày, ghi rõ các hư hỏng và bảo dưỡng theo định kỳ.

- Thực hiện tu sửa, vệ sinh định kỳ.

11.1.3 An toàn về điện

- Các phụ tải phải có giây nối đất, có cầu chì. - Sử dụng các bộ phận che chắn và bảo hiểm. - Trạm biến thế phải đặt ở những nơi ít người.

- Sử dụng điện áp thấp và hệ thống tự ngắt nguồn khi có sự có xẩy ra. - Bố trí đường dây đơn giản, gọn, dây bọc cách điện.

11.1.4 An toàn về hơi

- Các bộ phận sử dụng hơi phải được cách nhiệt và đặt xa người lao động. - Sử dụng van và đồng hồ áp lực để theo dõi.

- sử dụng các bảng hướng dẫn hơi để vận hành.

11.1.5 Phòng chống cháy nổ, chống sét

- Trong nhà máy có sử dụng lò hơi nên cần chú ý đến độ bền thiết bị, thao tác, vân hành lò hơi tránh gây nổ chết người.

- Kho nhiên liệu cần chú ý đến vấn đề cháy nổ, an toàn về điện. - Bố trí hợp lí các thiết bị về phòng cháy chứa cháy.

- Phải có những cột thu lôi ở những nhà cao tầng.

11.2 Vệ sinh nhà máy

Đây là công tác thường xuyên của nhà máy nó đóng một vai trò quan trọng không những công tác sản xuất mà còn ảnh hưởng đến sức khoẻ của nguời lao động. Thực hiện tốt công tác vệ sinh đảm bảo mỹ quan nhà máy, sức khoẻ người lao động và chất lượng sản phẩm.

Công tác vệ sinh bao gồm các vấn đề sau: - Vệ sinh cá nhân người lao động.

- Vệ sinh phân xưởng nhà máy. - Vệ sinh máy móc thiết bị.

- Thực hiện chiếu sáng, thông gió tốt.

- Thực hiện trồng cây xanh chắn bụi, tạo không khí trong lành.

Năm 2012 SVTH: Trần Dương Liễu

Thiết kế nhà máy sản xuất phân vi sinh trên nền than bùn và rác thải sinh hoạt đã phân loại với năng suất 3 tấn phân/giờ

KẾT LUẬN

Sau khi hoàn thành việc thiết kế nhà máy sản xuất phân vi sinh, em thấy việc thiết kế một nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt cho một thành phố là cần thiết. Nó không những làm giảm thiểu được lượng rác thải, cải thiện môi trường mà còn cung cấp cho người dân một lượng đáng kể phân hữu cơ cải thiện đất, phát triển nông nghiệp.

Quá trình thực hiện việc thiết kế đã giúp em có nhiều kinh nghiệm trong việc xử lý rác thải sinh hoạt, cũng như việc phân tích các đặc điểm và tính chất của rác thải sinh hoạt, các tập đoàn vi sinh vật có trong rác thải, cũng như các quá trình sinh học xảy ra trong quá trình ủ rác thải.

Trong quá trình thực hiện em đã tiếp xúc được nhiều công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt của một số nước và phân tích các ưu nhược điểm của từng công nghệ để chon ra công nghệ xử lý phù hợp với đặc điểm của rác thải cũng như điều kiện tự nhiên nơi đặt nhà máy. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Với sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Nguyễn Thị Lan cùng với sự góp ý của bạn bè em đã hoàn thành đồ án đúng thời hạn. Tuy đã rất cố gắng nhưng do hiểu biết về đề tài này còn hạn chế và kinh nghiệm thực tế chưa có, tài liệu tham khảo còn hạn chế do vậy không thể tránh khỏi những sai sót và nhiều vấn đề chưa hợp lý với thực tế, rất mong thầy cô và các bạn góp ý để bài đồ án được hoàn thiện hơn.

Đà nẵng, ngày 10 tháng 5 năm 2012 Sinh viên thực hiện

TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Nguyễn Bin, 2001, Tính toán quá trình, thiết bị trong công nghệ hóa chất

và thực phẩm-tập 2, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

2. Công ty cơ kim khí ĐAKIMCO, hướng dẫn sử dụng dây chuyền sản xuất phân tổng hợp hữu cơ vi sinh/2001.

3. Đặng Thị Cẩm Hà (2006), Công nghệ Sinh học bảo vệ môi trường, Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng.

4. Lê Văn Hoàng (2004), Các quá trình và thiết bị công nghệ sinh học trong

công nghiệp, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội.

5. Nguyễn Đức Lượng, Công nghệ sinh học, Nhà xuất bản đại học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh 2001.

6. Nguyễn Đức Lượng - Nguyễn Thị Thuỳ Dương (2003), Công nghệ sinh

học môi trường - Tập 2 Xử lý chất thải hữu cơ, NXB Đại học quốc gia TP.

Hồ Chí Minh.

7. Vũ Bá Minh, Hoàng Minh Nam, Cơ học vật liệu rời, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật 1998.

8. Nguyễn Như Nam, Trần Thị Thanh. 2000. Máy gia công cơ học nông sản

và thực phẩm, NXB Giáo dục, Hà Nội.

9. Tài liệu chỉ tiêu phân bón, công ty cổ phần FITOHOCMON.

10.Tài liệu công ty cổ phần Công nghiệp hoá chất Đà Nẵng

11.Nguyễn Thị Kim Thái, Công nghệ xử lý các chất thải rắn tại Việt Nam, trường đại học Xây Dựng.

12.Nguyễn Xuân Thành và các tác giả (2005), Giáo trình Vi sinh vật, NXB Giáo dục.

13.Nguyễn Như Thung và cộng sự, Máy và Thiết bị chế biến thức ăn chăn

nuôi, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật 1987

14.Trần Thế Truyền (2006), Cơ sở thiết kế nhà máy, Đại học Bách khoa, Đà Nẵng.

Năm 2012 SVTH: Trần Dương Liễu

Thiết kế nhà máy sản xuất phân vi sinh trên nền than bùn và rác thải sinh hoạt đã phân loại với năng suất 3 tấn phân/giờ

15.Chu Thị Thơm, Phan Thị Lài, Nguyễn Văn Tó. 2006. Cải tạo môi trường

bằng chế phẩm vi sinh vật, NXB Lao động, Hà Nội.

TÀI LIỆU INTERNET

16.http://www.trungtamcongnghe.com.vn/?vnTRUST=mod:product|

act:detail|pID:376 (05/04/2012) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

17.http://may phoi tron-usa.shuanglonggroup.com/en/pro-wz.html

18.http://www.agroviet.gov.vn/engine.asp?page=1&tu=ch%E1%BA%BF %20ph%E1%BA%A9m%20EM&m=0&layID=106749 19.http://vn.zenithcrusher.com/vibrating-screen.html (23/3/2012) 20.http://www.vatgia.com/raovat/m%C3%A1y+ %C4%91%C3%B3ng+bao+ph%C3%A2n+b%C3%B3n.srvg (05/04/2012) 21.http://www.chetaoviet.net/vn/san-pham/vit-tai/vit-tai_52.html (05/04/2012) 22.http://www.vatgia.com/raovat/6697/25935/xe-xuc-lat(28/03/2012) 23.http://phunsuong.com/content/sanpham_chitiet.php? catid=312&subcatid=&proid=1688&langid=0&file_link=sanpham_chitiet .php (05/04/2012) 24.http:// www.the.com.vn/content/content.php? catid=135&subcatid=357&langid (23/03/2012) 25.http://www.xenang.com/xe-nang-liugong.html (05/04/2012) 26.http://www.phanhunglong.com/danh-muc-san-pham/may-nghien- bua/368/387.html (05/04/2012) 27.http://www.agroviet.gov.vn/engine.asp?page=1&tu=men%20vi %20sinh&m=0&layID=497 [Men vi sinh].

28.http://www.danang.gov.vn/home/view.asp?id=66&id_theloai=627&id

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc

KHOA HÓA

BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC

NHIỆM VỤ

THIẾT KẾ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Họ và tên sinh viên : TRẦN DƯƠNG LIỄU Lớp : 10SHLT

Khoá : 2010 - 2012

Bộ môn : CÔNG NGHỆ SINH HỌC

ĐỀ TÀI :

THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT PHÂN VI SINH TRÊN NỀN THAN BÙN VÀ RÁC THẢI SINH HOẠT ĐÃ PHÂN LOẠI VỚI NĂNG SUẤT 3 TẤN PHÂN/GIỜ.

1. CÁC SỐ LIỆU BAN ĐẦU

- Rác thải sinh hoạt thành phố Đà Nẵng, đã phân loại. - Than bùn có độ ẩm 10.

2. NỘI DUNG PHẦN THUYẾT MINH VÀ TÍNH TOÁN

- Mục lục.

- Danh mục hình ảnh. - Danh mục bảng biểu. - Lời cảm ơn.

- Lời mở đầu.

- Chương 1: Lập luận kinh tế, kỹ thuật. - Chương 2: Tổng quan tài liệu.

- Chương 3: Chọn và thuyết minh dây chuyền công nghệ.

Năm 2012 SVTH: Trần Dương Liễu

Thiết kế nhà máy sản xuất phân vi sinh trên nền than bùn và rác thải sinh hoạt đã phân loại với năng suất 3 tấn phân/giờ

- Chương 4: Tính cân bằng vật chất. - Chương 5: Chọn và tính thiết bị. - Chương 6: Thiết kế sàng lồng. - Chương 7: Tính tổ chức. - Chương 8: Tính xây dựng.

- Chương 9: Tính nước và nhiên liệu.

- Chương 10: Kiểm tra sản xuất và sản phẩm.

- Chương 11: An toàn lao động và vệ sinh xí nghiệp. - Kết luận.

- Tài liệu tham khảo.

3. CÁC BẢN VẼ

- Bản vẽ số 1: Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt (A0). - Bản vẽ số 2: Mặt bằng và mặt cắt phân xưởng 1 (A0). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Bản vẽ số 3: Mặt bằng và mặt cắt phân xưởng 2 (A0). - Bản vẽ số 4: Mặt bằng và mặt cắt phân xưởng 3 (A0). - Bản vẽ số 5: Tổng mặt bằng nhà máy (A0).

4. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:

... ...

5. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 27/02/2012

6. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 30/05/2012

Thông qua bộ môn : Sinh viên đã hoàn thành và nộp toàn bộ nội dung đồ án tốt nghiệp.

Ngày ...tháng ...năm 2012

TRƯỞNG BỘ MÔN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

KẾT QUẢ ĐIỂM ĐÁNH GIÁ : ...

Ngày ... tháng ... năm 2012

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

(Ký và ghi rõ họ tên)

Năm 2012 SVTH: Trần Dương Liễu

Thiết kế nhà máy sản xuất phân vi sinh trên nền than bùn và rác thải sinh hoạt đã phân loại với năng suất 3 tấn phân/giờ

LỜI CẢM ƠN

Đồ án được hoàn thành là kết quả của quá trình tìm tòi học hỏi của bản

thân em và sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của cán bộ hướng dẫn, cô Nguyễn Thị Lan. Và qua quá trình học tập rèn luyện tại trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng em đã tích luỹ được nhiều kiến thức, không chỉ là những kiến thức trong sách vở mà còn cả những kiến thức về cuộc sống. Những kiến thức mà em thu nhận được sẽ là hành trang cho em vững bước vào đời tiếp cận với công việc, cuộc sống sau này. Em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến tất cả các thầy cô giảng viên trong khoa Hoá của trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng, các thầy cô trong nhà trường, những người đã tận tình dạy dỗ và truyền đạt kiến thức cho em trong suốt quá trình học tập tại trường, và đặc biệt là cô Nguyễn Thị Lan, người đã tận tình chỉ bảo giúp đỡ em hoàn thành đồ án này.

Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè những người đã luôn động viên giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành đồ án.

Đà Nẵng, ngày 20 tháng 5 năm 2012 Sinh viên

DANH MỤC HÌNH ẢNH

LỜI MỞ ĐẦU...1

1.3 Vị trí nhà máy...3

1.4 Hệ thống giao thông vận tải...3

1.5 Nguồn cung cấp điện...3

9.1.3 Tính than...77

10.1 Kiểm tra chất lượng nguyên liệu...80

10.2 Kiểm soát quá trình ủ...81

KẾT LUẬN...84

DANH MỤC BẢNG BIỂU LỜI MỞ ĐẦU...1 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.3 Vị trí nhà máy...3

1.4 Hệ thống giao thông vận tải...3

1.5 Nguồn cung cấp điện...3

9.1.3 Tính than...77

10.1 Kiểm tra chất lượng nguyên liệu...80

10.2 Kiểm soát quá trình ủ...81

KẾT LUẬN...84

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU...1

1.3 Vị trí nhà máy...3

1.4 Hệ thống giao thông vận tải...3

Năm 2012 SVTH: Trần Dương Liễu

Thiết kế nhà máy sản xuất phân vi sinh trên nền than bùn và rác thải sinh hoạt đã phân loại với năng suất 3 tấn phân/giờ

1.5 Nguồn cung cấp điện...3

9.1.3 Tính than...77

10.1 Kiểm tra chất lượng nguyên liệu...80

10.2 Kiểm soát quá trình ủ...81

Một phần của tài liệu Thiết kế nhà máy sản xuất phân vi sinh trên nền than bùn và rác thải sinh hoạt đã phân loại với năng suất 3 tấn phângiờ (Trang 80 - 92)