BIỂU SỐ 11: CƠ CẤU MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY

Một phần của tài liệu Thực trạng xuất khẩu hàng nông sản ở công ty xuất nhập khẩu Vipex (Trang 31 - 33)

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU VIPE

BIỂU SỐ 11: CƠ CẤU MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY

Đơn vị tính: USD Mặt hàng xuất khẩu 2007 2008 2009 Lạc nhân 3.342.427 1.857.443 1.234.800 Cà phê 876.500 1.437.255 1.227.732 Cao su 986.200 1.215.600 1.507.839 Hạt tiêu 1.230.487 1.437.975 1.201.506 Hạt điều 500.000 678.924 907.312 Tổng cộng 6.935.614 6.627.197 6.079.189

Như vậy, bên cạnh một số mặt hàng truyền thống như lạc nhân, hạt tiêu, Công ty cần tiếp tục phát huy vai trò chủ lực của các mặt hàng lạc nhân, hạt tiêu nhưng cũng cần phải quan tâm khai thác các mặt hàng, nhóm hàng khác mà thế giới có nhu cầu như cao su, cà phê, hạt điều, dầu lạc,... Nếu như ở mặt hàng hạt tiêu, lạc nhân, Công ty có những biện pháp tiếp tục duy trì và đẩy mạnh vị trí vốn có của nó thì đối với mặt hàng hạt điều, cà phê, Công ty lại phải khôi phục vai trò của 2 mặt hàng trong hoạt động xuất khẩu của Công ty. Hạt điều là một trong những hàng hoá đang chiếm được cảm tình của người tiêu dùng nên Công ty cũng đang dần nâng tỷ trọng mặt hàng này lên bằng việc đầu tư xây dựng một xí nghiệp hạt điều, nâng số lượng xuất khẩu hạt điều hơn 500 tấn/năm. Ngoài ra trong thời gian tới cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Công ty cũng nên có một sự cải biến cho phù hợp với xu thế tiêu dùng của thế giới và tiềm năng sẵn có của Công ty, của quốc gia, đó là sự bổ xung những mặt hàng mới như chè, mây tre cói, ngô, tinh dầu,... Kinh doanh những mặt hàng mới sẽ gặp nhiều khó khăn, song muốn tồn tại và phát triển, Công ty không còn cách nào khác là phải đối mặt và giải quyết những khó khăn đó.

* Nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu:

Hàng hoá muốn xuất khẩu được không thể không chú ý đến chất lượng. Để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu mọi doanh nghiệp phải tìm cách nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu. Muốn vậy, Công ty cần kiểm tra kỹ quá trình vận động của hàng hoá từ khâu đầu tới khâu cuối. Đặc biệt đối với mặt hàng thực phẩm, ngoài việc kiểm tra chất lượng ở thời điểm sản xuất, dự trữ, bảo quản , còn phải quan tâm đến thời hạn sử dụng an toàn. Đối với hàng nông sản thông thường phải bao gói cẩn thận nhằm giữ gìn chất lượng sản phẩm như khi mới chế biến. Đây là một trong những tiêu chuẩn về chất lượng của hàng hoá xuất khẩu. Khi mức sống, khoa học công nghệ phát triển cao thì yêu cầu về chất lượng hàng hoá cũng cao hơn. Do đó, đối với những hàng tự sản xuất Công ty phải kiểm tra nghiêm ngặt, tôn trọng quy trình công nghệ chế biến, đối với những hàng thu gom phải có bộ phận kiểm tra, nghiệm thu chất lượng hàng trước khi nhập hàng từ các nơi sản xuất.

* Tổ chức tốt khâu dự trữ, bảo quản:

Một trong những biện pháp nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu là củng cố, hoàn thiện khâu dự trữ, bảo quản hàng hoá. Hiện nay, hệ thống kho tàng của Công ty tương đối nhiều, dung lượng lớn. Tuy nhiên có một số kho đã bị xuống cấp, mái nhà dột, nền kho ẩm. Những điều kiện như vậy không đảm bảo an toàn cho chất lượng hàng hoá trong kho, vì vậy Công ty cần tổ chức tu sửa lại hệ thống kho tàng nhằm bảo quản tốt hơn, bảo toàn chất lượng hàng hoá. Hơn nữa, do đặc tính của hàng nông sản là theo vụ mùa nên nếu công ty muốn có hàng để xuất khẩu trong cả năm thì rõ ràng khâu dự trữ phải tốt. Vì vậy đẩy mạnh hoạt động sản xuất trong Công ty cũng đồng nghĩa với việc tổ chức, thực hiện có hiệu quả việc dự trữ hàng hoá xuất khẩu, tránh tình trạng "thừa vẫn thừa, thiếu vẫn thiếu" hay "thừa lúc này, thiếu lúc khác". Vì vậy công ty phải xây dựng được một kế hoạch dự trữ thường xuyên, dự trữ mùa vụ cụ thể trong từng giai đoạn nhất định căn cứ vào lượng hàng xuất khẩu và xu hướng, khả năng xuất khẩu của giai đoạn tiếp theo. Việc lập kế hoạch dự trữ những mặt hàng cụ thể Công ty phải phân cấp cho các phòng, các cơ sở sản xuất, các cửa hàng chuyên doanh đảm trách.

2.3-/ Đẩy mạnh hoạt động Marketing xuất khẩu:

Marketing xuất khẩu rất cần thiết đối với mọi quốc gia cũng như đối với các doanh nghiệp. Nó đòi hỏi những hiểu biết khác với ở trong nước, mặc dù sự khác nhau nhiều lúc về trình độ hơn là về tính chất. Hơn nữa, những hiểu biết đó cùng với khả năng riêng biệt và kinh nghiệm trở thành những nhân tố quyết định đối với sự thành công của Công ty.

Công ty phải thực sự quan tâm hơn đến vấn đề quản lý Marketing xuất khẩu nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của mình. Hoạt động Marketing xuất khẩu của Công ty cần phải dựa trên 3 vấn đề cơ bản sau:

* Một: Xác định mục tiêu đối với hoạt động xuất khẩu của công ty. Đó là những mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn với sự tối đa hoá lợi nhuận thu được và không ngừng tìm cách xâm nhập các thị trường mới nhằm mở rộng phạm vi hoạt động của công ty trên thị trường quốc tế. Những tiêu chuẩn cụ thể mà Công ty đưa ra để đánh giá sự phát triển là doanh thu xuất khẩu, lợi nhuận xuất khẩu và thị phần của Công ty trên mỗi loại thị trường.

* Hai: Dựa trên cơ sở những mục tiêu đã xác định, Công ty xây dựng chương trình hoạt động Marketing xuất khẩu bao gồm việc triển khai cả chiến lược và chiến thuật của Marketing mix.

* Ba: Sử dụng các khả năng của công ty để thực hiện Marketing mix.

Hoạt động xuất khẩu của Công ty chịu tác động của các nhân tố thuộc về Công ty (như vốn, mặt hàng kinh doanh, nguồn nhân lực của Công ty,...), về thị trường, về chiến lược xuất khẩu được Công ty lựa chọn. Cụ thể, việc lựa chọn hoạt động Marketing xuất khẩu của Công ty nên thực hiện theo mô hình sau:

Một phần của tài liệu Thực trạng xuất khẩu hàng nông sản ở công ty xuất nhập khẩu Vipex (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w