CHƯƠNG 2 : NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ MIỄN
3.3. Các giải pháp cụ thể
3.3.4. Hoàn thiện quy định pháp luật về hồ sơ, thủ tục thực hiện
một số loại nguyên liệu, vật tư. Do vậy, pháp luật cần quy định biện pháp chế tài áp dụng đối với doanh nghiệp, trong trường hợp doanh nghiệp khơng xuất trình hồ sơ cần thiết để chứng minh hàng hóa thuộc đối tượng miễn thuế thì sẽ khơng được giải quyết miễn thuế nhập khẩu.
3.3.4. Hoàn thiện quy định pháp luật về hồ sơ, thủ tục thực hiện miễn thuế nhập khẩu khẩu
a) Khắc phục quy định trùng lắp về hồ sơ, thủ tục khi thực hiện miễn thuế “Đơn giản hóa và hài hịa thủ tục hải quan để tạo thuận lợi cho thương mại”
là nhiệm vụ quan trọng mà ngành Hải quan phải thực hiện cho phù hợp nội dung Việt Nam cam kết với WTO.
Do đó, cần rà sốt quy định về thủ tục, hồ sơ yêu cầu người nộp thuế phải nộp để đăng ký danh mục hàng nhập khẩu miễn thuế theo quy định tại khoản 2 Điều 11 và Khoản 3 Điều 101 Thông tư 79/2009/TT-BTC theo hướng tránh trùng lắp, giảm số lượng hồ sơ giấy tờ, thủ tục phải thực hiện về phía doanh nghiệp và cả cơ quan hải quan. Cụ thể là, khâu tiếp nhận danh mục trên cơ sở tự kê khai, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp: cơ quan Hải quan chỉ kiểm tra những nội dung về vốn đầu tư, lĩnh vực và địa bàn ưu đãi đầu tư. Chỉ đến khi doanh nghiệp thực nhập khẩu hàng hóa mới thì cơ quan Hải quan mới kiểm tra chi tiết hồ sơ miễn thuế và thực tế hàng hóa và yêu cầu người nộp thuế xuất trình hồ sơ chứng từ để chứng minh.
b) Quy định về thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng hàng hóa miễn thuế nhập khẩu
Cần sửa đổi khoản 3 điều 10 Thông tư 79/2009/TT-BTC theo hướng bổ sung thêm nội dung sau đây: Người nộp thuế chỉ được chuyển đổi mục đích sử dụng sau khi cơ quan Hải quan kiểm tra, xác định thực tế hàng hóa hoặc quá thời hạn mười
ngày kể từ ngày nhận được văn bản thông báo của người nộp thuế mà cơ quan Hải quan không thực hiện kiểm tra, xác định thực tế hàng hóa do người nộp thuế thơng
báo dự kiến chuyển đổi mục đích sử dụng mà khơng có văn bản thơng báo gia hạn thời hạn thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa.
c) Khắc phục thủ tục tiếp nhận danh mục hàng nhập khẩu miễn thuế thủ công, kém hiệu quả
Ngành Hải quan cần xây dựng chương trình cấp số tự động danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế qua website cho tương thích chủ trương hiện đại hóa quản lý hải quan. Theo đó, cơ quan Hải quan thiết kế tất cả những dữ liệu liên quan thỏa mãn điều kiện quy định của đối tượng miễn thuế nhập khẩu. Doanh nghiệp muốn được xem xét cấp danh mục hàng hóa phải điền đủ thơng tin, dữ liệu và truyền dữ liệu đến cơ quan Hải quan. Sau khi kiểm tra đầy đủ dữ liệu và thỏa điều kiện miễn thuế về vốn đầu tư, lĩnh vực và địa bàn ưu đãi đầu tư, cơ quan Hải quan sẽ cấp số cho danh mục đăng ký hàng hóa nhập khẩu miễn thuế để doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa (tương tự thủ tục khai điện tử mà ngành Hải quan đang thực hiện).
Thực hiện cải cách thủ tục theo hướng trên đảm bảo giải quyết thủ tục nhanh chóng, giảm thiểu thời gian đi lại của doanh nghiệp, đồng thời cơ sở dữ liệu quản lý về hàng hóa miễn thuế nhập khẩu được cập nhật đầy đủ, nhanh chóng, thuận lợi cho cơng tác quản lý theo dõi hàng hóa miễn thuế nhập khẩu chặt chẽ.
d) Thủ tục thanh lý hàng hóa miễn thuế nhập khẩu
Hiện nay trình tự thủ tục cụ thể thực hiện thanh lý hàng hóa miễn thuế nhập khẩu quy định tại Thông tư số 04/2007/TT-BTM ngày 04 tháng 4 năm 2007 của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương) hướng dẫn hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công, thanh lý hàng nhập khẩu và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi.
Thơng tư 79/2009/TT-BTC ngày 20/4/2009 hiện nay chỉ quy định vấn đề thanh lý hàng hóa miễn thuế nhập khẩu của doanh nghiệp đầu tư trong nước áp dụng theo hướng dẫn tại Thông tư số 04/2007/TT-BTM ngày 04 tháng 4 năm 2007 nêu trên105. Quy định như hiện nay còn mang tính phân biệt doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp trong nước, đồng thời quy định về quản lý hàng hóa miễn thuế nhập khẩu còn rải rác tại nhiều văn bản khác nhau.
Do vậy, cần bổ sung quy định về trình tự, thủ tục và hồ sơ thực hiện thanh lý hàng hóa miễn thuế nhập khẩu thống nhất tại Thông tư 79/2009/TT-BTC ngày 20/4/2009, bãi bỏ quy định này tại Thông tư số 04/2007/TT-BTM.
105
3.3.5. Hoàn thiện quy định pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính và ấn định thuế liên quan vi phạm quy định về miễn thuế nhập khẩu
Pháp luật hiện hành quy định ấn định thuế trong trường hợp người khai hải quan sử dụng đối tượng miễn thuế không đúng mục đích đã kê khai. Tuy nhiên, pháp luật cần bổ sung ấn định thuế đối với trường hợp người khai hải quan thay đổi điều kiện làm cho hàng hóa khơng thuộc đối tượng miễn thuế mặc dù vẫn sử dụng đúng mục đích hàng hóa là tạo tài sản cố định thực hiện dự án.
Quy định như trên sẽ đảm bảo thu đủ thuế đối với một số trường hợp doanh nghiêp thực hiện những dự án nhỏ lợi dụng kẽ hở pháp luật ban đầu thuê kho làm nhà xưởng trong khu công nghiệp nhưng sau khi được giải quyết miễn thuế nhập khẩu thì di dời nhà xưởng ra khỏi khu công nghiệp; hoặc tương tự, kê khai sử dụng số lượng lao động trên 500 lao động nhưng khi kiểm tra xác định thực tế sử dụng dưới 500 lao động.
3.3.6. Các giải pháp nhằm đảm bảo hiệu quả cơ chế thực hiện pháp luật miễn thuế nhập khẩu
a) Hồn thiện cơng tác kiểm tra sau thông quan
Theo quan điểm của Tổ chức Hải quan thế giới thì “Trong điều kiện hiện nay việc duy trì và phát triển hệ thống kiểm tra sau thông quan của ngành Hải quan là tuyệt đối cần thiết vì một hệ thống kiểm tra đủ mạnh có thể ngăn chặn và phát hiện mọi hình thức gian lận thương mại”106.
Lần đầu tiên, pháp luật về miễn thuế nhập khẩu đã quy định “kiểm tra sau thông quan việc sử dụng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế”107 là một nội dung thuộc quy trình thủ tục thực hiện miễn thuế nhập khẩu. Đây là quy định hết sức cần thiết để quản lý việc sử dụng đúng mục đích hàng hóa miễn thuế mà trước đây pháp luật chưa quan tâm đúng mức dẫn đến tạo kẽ hở để đối tượng miễn thuế lợi dụng chuyển mục đích sử dụng hàng hóa miễn thuế nhập khẩu để trốn thuế. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là một trong số rất nhiều chuẩn mực mà cơ quan Hải quan cần xây dựng để thu thập, tiến hành kiểm tra sau thơng quan tại doanh nghiệp có khoa học, có trọng tâm trọng điểm. Cơ quan Hải quan không thể vừa tiến hành kiểm tra sau thông quan doanh nghiệp A về việc sử dụng mục đích hàng nhập khẩu miễn thuế và vài ngày sau lại tiến hành kiểm tra sau thơng quan cũng chính doanh nghiệp đó về tình hình thanh khoản hồ sơ hồn thuế, áp mã số thuế một số mặt hàng trọng điểm...
106 Phạm Ngọc Hữu (2003), Nghiệp vụ kiểm tra sau thơng quan, Xí nghiệp in Nam Hải - Tổng cục Hải quan, tr. 12.
107
Điều 102 Thông tư 79/2009/TT-BTC ngày 20/9/2009 hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
vì như vậy sẽ ảnh hưởng nhất định đến hoạt động sản xuất kinh doanh và tâm lý của doanh nghiệp.
Ở nước ta, kiểm tra sau thông quan đã được quy định tại điều 32 Luật Hải quan108. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai thực hiện còn rất hạn chế bởi pháp luật chưa có một chuẩn mực cụ thể quy định doanh nghiệp nào cần kiểm tra, doanh nghiệp nào không cần kiểm tra sau thơng quan; chưa có chuẩn mực quy định công chức Hải quan phải kiểm tra những tiêu thức gì, phải làm những việc gì khi thực hiện kiểm tra sau thơng quan đối với doanh nghiệp.
Do vậy, ngành Hải quan cần xây dựng hệ thống chuẩn mực kiểm tra sau thơng quan, trong đó có các tiêu chí sau:
+ Xác định doanh nghiệp thuộc diện ưu tiên (là doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật Hải quan, pháp luật thuế, hoạt động sản xuất ổn định lâu dài);
+ Xác định doanh nghiệp thuộc diện phải kiểm tra sau thông quan (là doanh nghiệp thường xuyên vi phạm pháp luật Hải quan, có hàng hóa nhập khẩu có thuế suất cao, khả năng gian lận thương mại lớn…);
+ Kiểm tra việc sử dụng hàng hóa nhập khẩu miễn thuế.;
+ Ngồi ra chuẩn mực kiểm tra sau thông quan cũng quy định những tiêu thức và nội dung chính thực hiện kiểm tra sau thơng quan cho từng lĩnh vực kiểm tra cụ thể.
b) Áp dụng quản lý rủi ro trong lĩnh vực quản lý hàng nhập khẩu miễn thuế
Trong lĩnh vực hải quan, quản lý rủi ro là việc xác định những mặt hàng (lơ hàng) nhập khẩu có nguy cơ vi phạm cao nhất để có thể tập trung vào đó mọi khả năng phát hiện, ngăn chặn vi phạm. Trong những năm qua, ngành Hải quan đã nỗ lực triển khai áp dụng phương pháp quản lý rủi ro phù hợp chuẩn mực của Hải quan thế giới (World Customs Organization - WCO)109.
Nhìn chung, quy trình quản lý rủi ro gồm các giai đoạn cơ bản sau đây: - Xác lập mục tiêu và lĩnh vực cần áp dụng quản lý rủi ro;
- Xác định các khả năng phát sinh rủi ro, nguồn gốc rủi ro;
- Phân tích và thẩm định rủi ro: là việc nghiên cứu xác định khả năng có thể xảy ra rủi ro, hậu quả rủi ro có thể xảy ra, qua đó sắp xếp thứ tự từ cao đến thấp các rủi ro cần áp dụng biện pháp xử lý;
- Xử lý rủi ro: giai đoạn này đề ra kế hoạch hành động để triển khai thực hiện;
108
Luật Hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29/6/2001 đã được sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Hải quan số 42/2005/QH11 ngày 29/11/2006.
109
Quyết định số 1459/QĐ-TCHQ ngày 23/8/2007 V/v phê duyệt Đề án nâng cấp hệ thống quản lý rủi ro áp dụng trong lĩnh vực nghiệp vụ Hải quan, giai đoạn 2007-2010 và những năm tiếp theo.
- Theo dõi đánh giá: là giai đoạn cuối cùng nhằm kiểm tra đánh giá kết quả đạt được và có giải pháp để đạt hiệu quả cao hơn.
Thông tin chủ yếu của hệ thống quản lý rủi ro hiện nay chủ yếu là thông tin về doanh nghiệp, hàng hóa xuất nhập khẩu, nước xuất nhập khẩu được tích hợp từ các dữ liệu thu thập (chương trình mậu dịch, chương trình quản lý vi phạm doanh nghiệp, chương trình quản lý hàng gia công xuất khẩu, hàng sản xuất xuất khẩu từ nguyên liệu nhập khẩu, chương trình kế tốn 559) và phần lớn chỉ phục vụ cho việc phân luồng tờ khai và phân loại hồ sơ không thu thuế, hoàn thuế xuất nhập khẩu, thanh khoản hợp đồng gia công.
Trên cơ sở quy trình quản lý rủi ro như trên, chúng ta cần nghiên cứu ứng dụng vào lĩnh vực quản lý hàng hóa miễn thuế nhập khẩu, trong đó lưu ý đến một số yếu tố có khả năng xảy ra rủi ro cao sau đây để có biện pháp xử lý thích hợp:
- Hàng hóa nhập khẩu được miễn số thuế cao;
- Có thơng tin về doanh nghiệp có nhập khẩu hàng miễn thuế nhưng từ 3 tháng trở lên khơng có tờ xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa;
- Có thơng tin về doanh nghiệp gia cơng có năng lực sản xuất kém nhưng nhập khẩu lượng hàng hóa gia cơng miễn thuế nhiều;
- Doanh nghiệp thường xuyên thanh khoản hợp đồng gia công trễ hạn.
c) Pháp luật cần quy định việc theo dõi, thống kê danh mục miễn thuế
Theo quy định hiện hành thì địa bàn ưu đãi đầu tư bao gồm những địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn. Đồng thời, theo quy định, các khu công nghiệp thuộc thành phố, thủ đô của nước ta cũng thuộc danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn.
Thực tế các doanh nghiệp sẽ chọn đầu tư vào các khu cơng nghiệp có điều kiện kinh tế xã hội tốt với cơ sở hạ tầng hiện đại và hệ thống giao thông thuận lợi nằm tại các thành phố lớn. Các huyện, xã nằm ở những địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội thật sự khó khăn hoặc các khu công nghiệp xa trung tâm thành phố chưa được đầu tư cơ sở hạ tầng, đường xá trắc trở do địa bàn nằm ở vùng sâu, vùng xa, vùng cao sẽ khơng hấp dẫn nhà đầu tư. Có thể nói, việc miễn thuế nhập khẩu trong trường hợp này sẽ không đủ sức hấp dẫn nhà đầu tư quyết định đầu tư vào huyện, xã (kể cả trong khu cơng nghiệp hoặc ngồi khu cơng nghiệp) có điều kiện kinh tế xã hội thật sự khó khăn, khơng mang lại hiệu quả kinh tế rõ ràng.
Do vậy, pháp luật cần quy định cơ chế thu thập, cập nhật thông tin giải quyết miễn thuế nhập khẩu. Các thông tin cập nhật theo dõi gồm: hàng năm thực hiện miễn thuế nhập khẩu bao nhiêu, các dự án được miễn thuế nhập khẩu đầu tư vào
những lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn nào, giải quyết bao nhiêu lao động … nhằm thuận lợi cho công tác thống kê báo cáo, đánh giá được hiệu quả và tác động của miễn thuế nhập khẩu đến nền kinh tế. Từ đó Nhà nước có định hướng xây dựng pháp luật miễn thuế trong tương lai một cách phù hợp, hiệu quả, loại bỏ dần những trường hợp miễn thuế nhập khẩu rườm rà về thủ tục và tốn kém trong tác quản lý nhưng không đạt hiệu quả.
Trong tương lai, khi Việt Nam thực hiện cắt giảm thuế quan theo lộ trình cam kết trong khuôn khổ Khu vực mậu dịch tự do ASEAN và WTO, chúng ta cần học tập kinh nghiệm của một số nước phát triển, đặc biệt Cộng hòa nhân dân Trung Hoa là một quốc gia có điều kiện tương đồng với Việt Nam đã gia nhập WTO trước Việt Nam. Quốc gia này loại bỏ dần chính sách miễn thuế nhập khẩu nhằm thu hút đầu tư, thay vào đó áp dụng cơ chế miễn giảm thuế quan theo cam kết quốc tế.
d) Nâng cao năng lực chuyên môn của công chức hải quan
Trên phương diện lý luận, “pháp luật tác động vào các quan hệ xã hội, vào cuộc sống đạt hiệu quả cao nhất chỉ khi tất cả những quy định của nó được thực hiện chính xác, triệt để”110. Có thể nói, pháp luật chỉ có thể đi vào cuộc sống thơng qua việc áp dụng của chủ thể pháp luật. Do đó, nếu chỉ hồn thiện quy định pháp luật miễn thuế nhập khẩu thì chưa đủ để đảm bảo cho pháp luật phát huy hiệu quả cao trong thực tiễn mà bên cạnh đó, nhân tố con người cũng cần được quan tâm đặc biệt. Nâng cao năng lực của cán bộ công chức hải quan là vấn đề hết sức quan trọng nhằm đảm bảo cho việc thực hiện đúng đắn, chính xác các quy định của pháp luật hải quan nói chung và pháp luật về miễn thuế hàng hóa nhập khẩu nói riêng.
Luật Hải quan đã dành riêng một điều quy định: “Hải quan Việt Nam được xây dựng thành một lực lượng trong sạch, vững mạnh, có trình độ chun mơn sâu, được trang bị và làm chủ kỹ thuật hiện đại, hoạt động có hiệu lực và hiệu quả”111. Trên cơ sở quy định này, yêu cầu đặt ra hiện nay là: “hồn thành, chuẩn hóa lực