Kế toán xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh

Một phần của tài liệu công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH thương mại dịch vụ song thành công (Trang 30 - 73)

1.3.1. Khái niệm

Là kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong một kỳ kế toán cần xác định với yêu cầu chính xác và kịp thời. Có 3 loại hoạt động kinh doanh:

Hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ: là hoạt động thực hiện chức năng tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp.

Hoạt động tài chính: là hoạt động đầu tư tài chính ra bên ngoài doanh nghiệp với mục đính hưởng lợi.

Hoạt động khác: là hoạt động xảy ra không thường xuyên trong doanh nghiệp.

Kết quả kinh doanh được xác định bằng các chỉ tiêu:

Lợi nhuận gộp từ

bán hàng và = Doanh thu thuần - Giá vốn hàng bán

cung cấp dịch vụ

Doanh Doanh Chiết Giảm Hàng

Lợi nhận Lợi nhận Doanh thu Chi Chi Chi

thuần từ gộp từ hoạt phí phí phí

hoạt động = bán hàng - động - tài - bán - quản lý

kinh và cung cấp tài chính hàng doanh

doanh dịch vụ chính nghiệp

Lợi nhuận khác = Thu nhập khác - Chi phí khác

1.3.2. Chứng từ sử dụng

Nội dung và mẫu chứng từ được thực hiện đúng nội dung, phương pháp lập, ký chứng từ theo quy định của Luật Kế Toán và Nghị định số 129/2004/NĐ – CP ngày 31/05/2004 của Chính Phủ, các văn bản pháp luật khác có liên quan đến chứng từ kế toán và các quy định trong Chế độ kế toán Việt Nam, như:

Hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng. Phiếu thu, phiếu chi.

Giấy báo nợ, báo có của ngân hàng. Biên bản xử lý tài sản thừa, thiếu Biên lai thu thuế

Các chứng từ khác (nếu có)

1.3.3. Tài khoản sử dụng

Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh” là tài khoản ghi nhận kết quả kinh doanh thực tế phát sinh trong kỳ, phát sinh tăng ghi bên Có, phát sinh giảm ghi bên Nợ, tài khoản 911 không có số dư cuối kỳ, số dư cuối kỳ được kết chuyển vào tài khoản 421 “Lợi nhuận chưa phân phối ”.

Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”

- Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ.

- Chi phí bán hàng.

- Chi phí quản lý doanh nghiệp. - Chi phí tài chính.

- Chi phí khác, chi phí thuế TNDN.

- Cuối kỳ kết chuyển số lãi sang bên Có TK 4212 “Lợi nhuận chưa phân phối năm nay”.

- Doanh thu thuần của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ.

- Doanh thu hoạt động tài chính. - Thu nhập khác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cuối kỳ kết chuyển số lỗ sang bên Nợ TK 4212 “Lợi nhuận chưa phân phối năm nay”.

Tổng phát sinh bên Nợ Tổng phát sinh bên Có

1.3.4. Nguyên tắc hạch toán

Tài khoản này phải phản ánh đầy đủ, chính xác các kết quả hoạt động kinh doanh thực tế phát sinh trong kỳ kế toán.

Kết quả kinh doanh phải được hạch toán chi tiết theo từng loại hoạt động, như: hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh thương mại, dịch vụ, hoạt động tài chính, hoạt động khác, …

Các khoản doanh thu và thu nhập được kết chuyển vào tài khoản này là số doanh thu thuần và thu nhập thuần.

1.3.5. Sổ sách kế toán

STT Tên Sổ

01 Sổ nhật ký chung 02 Sổ cái tài khoản 911 03 Sổ chi tiết tài khoản 911

04 Sổ theo dõi chi tiết nguồn vốn kinh doanh 05 Sổ chi tiết phát hành cổ phiếu

CHƯƠNG 2

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH TMDV SONG

THÀNH CÔNG 2.1. Giới thiệu chung về công ty

- Công ty TNHH TMDV Song Thành Công được thành lập theo giấy phép kinh doanh số 0309279999 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 15 tháng 08 năm 2009.

Tên tiếng việt : Công ty TNHH TMDV Song Thành Công Địa chỉ : 27 Lô B, chung cư Lê Thị Riêng, P.15, Q.10, Tp.HCM

Điện thoại : 08 73076370 Fax : 08 35176026

Website : www.songthanhcong.com

Ngân hàng giao dịch : Ngân hàng Đông Á, chi nhánh Hồ Chí Minh Tài khoản giao dịch : 004715920001

Ngân hàng giao dịch : Ngân hàng Techcombank Tài khoản giao dịch : 10222066014011

Vốn điều lệ : 1.800.000.000 đồng

- Công ty TNHH TMDV Song Thành Công là đơn vị thương mại dịch vụ, công ty hoạt động theo nguyên tắc tập trung, được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, có tư cách pháp nhân đầy đủ, có con dấu riêng để đăng ký mở tài khoản giao dịch tại ngân hàng theo quy định của Nhà nước.

- Công ty gồm vốn góp bằng tiền mặt của các thành viên trong Công ty, không có vốn góp bằng hiện vật.

- Công ty TNHH TMDV Song Thành Công là một trong những công ty hoạt động chuyên sâu về lĩnh vực thiết bị công nghiệp, là một trong những ngành đang phát triển ở nước ta hiện nay. Một thị trường tiềm năng nên cơ hội phát triển và mở rộng rất lớn. Sản phẩm của công ty là sản phẩm luôn được mọi người ưa chuộng, những mặt hàng chủ yếu nhập từ Đức, Mỹ, Singapore,…

2.2. Tổ chức bộ máy quản lý 2.2.1. Sơ đồ bộ máy quản lý 2.2.1. Sơ đồ bộ máy quản lý

Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý 2.2.2. Nhiệm vụ và chức năng của từng phòng ban

- Giám đốc: Là người đứng đầu công ty, có quyền quyết định về mọi hoạt

động của công ty. Đồng thời trực tiếp chỉ đạo các phòng ban, tiếp nhận thông tin và tham mưu cho các phòng ban cấp dưới, thực hiện chính sách, cơ chế của Nhà nước.

- Phó giám đốc: Là người đứng sau Giám đốc, có quyền đưa ra chiến lược

cho công ty với điều kiện Giám đốc là người ký ban hành. Công việc cụ thể của Phó giám đốc là giúp việc cho Giám đốc và thực hiện quyền điều hành Công ty do chính Giám đốc ủy nhiệm.

- Phòng kế toán: GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG NHÂN SỰ PHÒNG KINH DOANH (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Có chức năng giúp đỡ Ban Giám đốc hạch toán các nghiệp vụ theo đúng

kỳ kế toán do Bộ tài chính ban hành.

+ Theo dõi, quản lý và thu hồi chi trả công nợ khách hàng.

+ Lập báo cáo tài chính, báo cáo nội bộ về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Từ đó giúp Ban Giám đốc đưa ra những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty.

+ Đại diện Công ty đi giao dịch với ngân hàng, làm việc với cơ quan thuế. + Xây dựng kế hoạch tài chính của Công ty, xác định nhu cầu về vốn, sự biến động về các loại tài sản hiện có của Công ty.

+ Hỗ trợ phòng ban khác về vấn để chi phí tài chính.

+ Tham mưu cho Ban Giám đốc trong việc xây dựng phương án phân phối giới thiệu sản phẩm, sử dụng nguồn kinh phí của Công ty.

+ Phối hợp với các phòng ban khác trong Công ty nhằm quản lý tốt các hoạt động kinh doanh của Công ty.

- Phòng nhân sự:

+ Đề xuất với Giám đốc về việc tuyển dụng nguồn nhân lực, đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp cho toàn Công ty. Phòng nhân sự luôn đóng vai trò chủ chốt trong Công ty.

+ Thiết lập các chính sách về nguồn nhân lực, chính sách về quyền hạn, trách nhiệm, quy chế hoạt động và làm việc chung của các bộ phận, nhân viên.

 Thực hiện các chính sách về quy chế tuyển dụng, bố trí lao động đúng năng lực và chuyên môn cho các bộ phận.

 Xây dựng chế độ tiền lương, thưởng phạt và đảm bảo các chế độ BHYT, BHXH theo đúng quy định của pháp luật.

 Cố vẫn lãnh đạo về khả năng quản trị nhận lực.

- Phòng kinh doanh: Tìm kiếm khách hàng, nguồn hàng, soạn thảo các hợp đồng kinh doanh và đặc biệt chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động tiếp thị - bán

hàng tới khách hàng, giải quyết các thắc mắc khiều nại của khách hàng, theo dõi tình hình thị trường, đối thủ cạnh tranh.

2.3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán2.3.1. Bộ máy kế toán 2.3.1. Bộ máy kế toán

2.3.1.1. Sơ đồ bộ máy kế toán

Hình 1.2: Sơ đồ bộ máy kế toán tại Công ty 2.3.1.2. Nhiệm vụ của từng bộ phận trong kế toán

Kế toán trưởng: Là người phụ trách chung, tổ chức điều hành bộ máy kế

toán, có nhiệm vụ theo dõi tình hình tăng, giảm tài sản cố định, khấu hao tài sản cố định. Kế toán trưởng là người tham mưu chính cho lãnh đạo về tài chính và các chiến lược tài chính, là người hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra điều chỉnh những công việc mà kế toán viên đã làm, sao cho hợp lý nhất, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và Pháp luật trước những hành vi và quyền hạn của mình.

 Kế toán thanh toán: Theo dõi, quản lý tất cả các khoản phải thu, phải trả của Công ty. Đồng thời lập các phiều thu, phiếu chi. Bên cạnh đó, kế toán thanh toán phải thường xuyên theo dõi tình hình tiền gửi ngân hàng, ủy nhiệm chi, rút séc

KẾ TOÁN TRƯỞNG KẾ TOÁN THANH TOÁN KẾ TOÁN HÀNG HÓA KẾ TOÁN TỔNG HỢP THỦ QUỸ

thời các khoản thu, chi các quỹ tiền mặt hằng ngày của Công ty cho kế toán tổng hợp. Theo dõi, chi trả các khoản thuế phải nộp cho Nhà nước và các khoản vay ngắn hạn.

 Kế toán hàng hóa: Theo dõi, kiểm kê hàng hóa, đồng thời lập các phiếu nhập khi mua hàng, xuất kho khi bán hàng và cuối kỳ kế toán kiểm tra và đối chiếu các hàng tồn kho của Công ty.

Kế toán tổng hợp: Cuối kỳ, kế toán tổng hợp thường thu thập, kiểm tra

những chứng từ, số liệu của từng kế toán viên rồi trình lên kế toán trưởng xét duyệt. Đồng thời, kế toán tổng hợp còn phải lập báo cáo thuế hàng tháng và lập báo cáo tài chính theo quy định. Cuối tháng, kế toán tổng hợp còn phải tính toán việc trả lương cho nhân viên, trích trả các khoản bảo hiểm theo quy định cho từng nhân viên.

 Thủ quỹ: Kiểm tra chứng từ trước khi thu – chi, thực hiện nhiệm vụ thu – chi tiền mặt, quản lý tiền mặt chặt chẽ, cập nhật thông tin thu – chi vào sổ quỹ, đối chiếu bảng kê thu – chi tiền khớp đúng với chứng từ thực tế. Thủ quỹ cũng là người theo dõi việc tăng ca và chi tiền ăn giữa ca cho nhân viên. Tất cả các nghiệp vụ đều phải trình lên Kế toán trưởng xét duyệt ký và đồng ý.

2.3.2.1. Sơ đồ hình thức kế toán

Ghi chú: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ghi hằng ngày :

Ghi cuối tháng hoặc định kỳ :

Quan hệ đối chiếu kiểm tra :

Hình 1.3: Sơ đồ hạch toán sổ nhật ký chung 2.3.2.2. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung

- Hằng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào sổ nhật ký chung. Sau đó, căn cứ số liệu đã ghi trên sổ nhật ký chung để ghi vào sổ cái theo các tài khoản kế toán phù hợp, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ.

Sổ nhật ký chung

Bảng cân đối số phát sinh Sổ nhật ký đặc biệt

SỔ CÁI

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Chứng từ kế toán

Bảng tổng hợp chi tiết Sổ, thẻ kế toán chi

- Các chứng từ sau khi đã nhập dữ liệu vào phần mềm excel sổ nhật ký chung thì sẽ được lưu trữ trong các file hồ sơ, tài liệu theo thứ tự thời gian và tất cả hồ sơ, tài liệu này đều được cất giữ tại Phòng kế toán.

- Cuối tháng, kế toán thực hiện các thao tác khóa sổ, người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy.

- Cuối tháng, cuối năm, sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy. Đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán.

2.3.3. Các chính sách kế toán

Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 đến 31/12 hằng năm.

Hình thức ghi sổ kế toán

Nguyên tắc ghi nhận, trích khấu hao tài sản cố định - Nguyên tắc ghi nhận: Theo nguyên giá.

- Nguyên tắc trích khấu hao tài sản cố định: Phương pháp khấu hao theo đường thẳng. Thời gian khấu hao áp dụng theo thời gian quy định tại thông tư 203/2009/TT-BTC ban hành ngày 20/10/2009

- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Theo phương pháp kê khai thường xuyên

Chế độ kế toán

Công ty áp dụng chế độ kế toán Việt Nam, được ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Hệ thống chứng từ của công ty

Công ty sử dụng hệ thống tài khoản kế toán theo chế độ 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 do Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành.

Chứng từ gốc: phiếu xuất, phiếu thu – chi, hóa đơn mua hàng, hóa đơn bán hàng.

Công ty sử dụng gồm: bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, tờ khai thuế và bảng thuyết minh báo cáo tài chính.

CHƯƠNG 3

THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY

3.1. Những vấn đề chung

3.1.1. Tổng quát về các loại hoạt động dịch vụ tại doanh nghiệp, các loại doanhthu thường xuyên thu thường xuyên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1.1.1. Các hoạt động dịch vụ tại công ty

Công ty TNHH TMDV Song Thành Công chuyên buôn bán các thiết bị tự động hóa, thiết bị đo lường,… là một trong những nhà cung cấp thiết bị, linh kiện trong ngành công nghiệp tự động hóa của các thương hiệu hàng đầu thế giới hiện nay. Với việc đại diện và cung cấp những sản phẩm cho hơn 20 thương hiệu nổi tiếng của các nước Đức – Ý – Nhật – Đài Loan như Pilz, Koso, Schleicher, Pneuvano, Q-light, Alfa Laval, Line Seiki, Tekel, KEB, Gefran, Lika,… Công ty tự hào vì luôn là lựa chọn hàng đầu cho khách hàng.

Không chỉ với việc cung cấp sản phẩm đúng chất lượng theo yêu cầu mà công ty còn được khách hàng tín nhiệm qua việc tư vấn sản phẩm khi mua hàng, thời gian giao hàng, giá cả cạnh tranh, chế độ hậu mãi, bảo hành.

3.1.1.2. Các loại doanh thu thường xuyên tại Công ty

Doanh thu thường xuyên của công ty là doanh thu phát sinh từ buôn bán sản phẩm hàng hóa, doanh thu này chiếm 93% so với tổng doanh thu. Tại công ty còn phát sinh khoản doanh thu hoạt động tài chính (lãi tiền gửi ngân hàng) chiếm khoảng 7% tổng doanh thu.

3.1.2. Tổng quát vể các loại chi phí tại doanh nghiệp

Cuối mỗi kỳ kế toán, kế toán sẽ tập hợp và kết chuyển các loại chi phí sau: giá vốn hàng bán, chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ. Tại công ty các chi phí để xác định kết quả kinh doanh cụ thể như sau:

- Giá vốn hàng bán (tổng giá vốn hàng bán chiếm khoảng 70% trên tổng chi phí): là giá gốc của các thiết bị tự động hóa công nghiệp trong kỳ và được ghi nhận

thông qua TK156 – hàng hóa, được ghi nhận song song với ghi nhận doanh thu trong kỳ.

- Chi phí tài chính (chiếm khoảng 5% trên tổng chi phí): phát sinh khi công ty có khoản lỗ phát sinh khi bán ngoại tệ, lỗ tỷ giá hối đoái…

- Chi phí bán hàng (chiếm khoảng 5% trên tổng chi phí): phát sinh tại công ty là những khoản chi phí vận chuyển xe giao hàng…

- Chi phí quản lý doanh nghiệp (chiếm khoảng 20% trên tổng chi phí): phát sinh tại công ty bao gồm các khoản chi phí về lương nhân viên, bộ phận quản lý

Một phần của tài liệu công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH thương mại dịch vụ song thành công (Trang 30 - 73)