Pháp luật về hoạt động MGCK của các CTCK

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động môi giới chứng khoán của các công ty chứng khoán (Trang 25)

1.3.1. Mở tài khoản giao dịch

a) Thủ tục mở tài khoản

Để bắt đầu tham gia giao dịch chứng khoán, NĐT phải mở một tài khoản giao dịch tại một CTCK là thành viên của Sở giao dịch. Thủ tục mở tài khoản chứng khoán cũng tương tự như mở tài khoản ngân hàng, trong đó chủ tài khoản phải cung cấp những thông tin thiết yếu để phục vụ cho mục đích quản lý của CTCK. Tuy nhiên, mỗi cá nhân chỉ được mở 01 tài khoản do cá nhân đó đứng tên chủ tài khoản và chỉ mở tại một CTCK duy nhất

Như vậy, để mở tài khoản giao dịch chứng khoán, NĐT cần điền đầy đủ các nội dung trong Giấy yêu cầu mở tài khoản tại CTCK nơi NĐT đó muốn giao dịch đồng thời kèm theo các giấy tờ cần thiết sau:

 Tài khoản cá nhân

 Bản sao CMND hay Hộ chiếu

 Bản sao Giấy phép làm việc (cho cá nhân người nước ngoài làm việc tại VN)

 Thẻ chữ ký mẫu (do CTCK cung cấp).

Việc ký chữ ký mẫu vào thẻ chữ ký mẫu do CTCK cung cấp là việc hết sức cần thiết đối với NĐT nhằm bảo đảm tính pháp lý trong q trình lưu giữ hồ sơ của CTCK cũng như để giải quyết các vi phạm phát sinh trong quá trình giao dịch, chẳng hạn trong trường hợp có người giả chữ ký để tiến hành giao dịch mua, bán một loại chứng khốn nào đó nhằm mục đích gây ra thiệt hại cho chủ tài khoản vì thơng thường việc mở tài khoản, đặt lệnh hoặc rút tiền được thực hiện tại nhiều bộ phận khác nhau của CTCK vì vậy các nhân viên tại các bộ phận này không thể xác nhận được rằng người ra lệnh là chủ tài khoản hay khơng mà chỉ có thể dựa trên chữ ký để xác nhận.

Trong trường hợp người mở tài khoản giao dịch chứng khoán muốn ủy quyền cho người khác thay mình thực hiện các giao dịch thì có thể cung cấp thông tin người ủy quyền vào phiếu yêu cầu mở tài khoản giao dịch chứng khốn. Các thơng tin này bao gồm các thông tin cá nhân của người được ủy quyền, phạm vi ủy quyền ( được thực hiện các quyền gì: đặt lệnh giao dịch, rút tiền, chuyển khoản, nhận kết quả giao dịch, bản sao kê tài khoản, đóng tài khoản…), thời hạn ủy quyền, trường hợp chấm dứt ủy quyền. Đây là vấn đề quan trọng vì có ảnh hưởng trực tiếp đến tài khoản của NĐT vì vậy CTCK thường yêu cầu phải có mặt người được ủy quyền, kèm theo chứng minh nhân dân (hộ chiếu) và phải ký chữ ký mẫu vào phiếu yêu cầu mở tài khoản. Người được ủy quyền được thực hiện tất cả các công việc đã được ủy quyền và chủ tài khoản không được khiếu nại CTCK trong trường hợp có sai sót do người được ủy quyền gây ra trong quá trình thực hiện các quyền mà mình đã được cho phép thực hiện.

 Tài khoản tổ chức

 Bản sao Điều lệ Công ty

 Nghị quyết chỉ định cán bộ lãnh đạo tham gia ký kết và điều hành tài khoản tại CTCK

 Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (hay giấy phép thành lập) Đối với NĐT nước ngồi phải có thêm Mã số giao dịch chứng khoán.

Sau khi đã điền đầy đủ thông tin vào giấy yêu cầu mở tài khoản, NĐT phải thực hiện ký kết hợp đồng mở tài khoản và cung cấp dịch vụ với CTCK.

Sau khi hai bên ký kết hợp đồng, NĐT sẽ trở thành khách hàng của CTCK đó, đây là thời điểm các quyền lợi và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng đã ký kết sẽ bắt đầu có hiệu lực. Hai bên phải tuân thủ các điều khoản đã ký vì đây là cơ sở quan trọng để giải quyết các tranh chấp khi có phát sinh trong q trình cung cấp dịch vụ của CTCK

Theo thơng lệ, khi ký hợp đồng mở tài khoản cho khách hàng, CTCK có trách nhiệm tìm hiểu đầy đủ thơng tin về khách hàng của mình và tư vấn cho họ hiểu rõ về các rủi ro gắn liền với hoạt động đầu tư chứng khoán.

b) Loại tài khoản

Tài khoản giao dịch có thể được phân thành 3 loại22:

 Tài khoản thông thường: đây là tài khoản sử dụng dịch vụ của CTCK ở mức tối thiểu. Đối với khách hàng sử dụng loại tài khoản này, CTCK chỉ đơn thuần cung cấp dịch vụ môi giới.

 Tài khoản tư vấn: khách hàng sẽ ký một hợp đồng sử dụng dịch vụ tư vấn do những chuyên gia đầu tư của CTCK cung cấp. Theo đó, khách hàng ủy quyền cho chuyên gia đầu tư thực hiện các giao dịch chứng khoán theo những điều kiện qui định trong hợp đồng; chuyên gia đầu tư có trách nhiệm thực hiện các giao dịch chứng khoán theo những nguyên tắc cẩn trọng cần thiết nhằm đạt được mục tiêu đã thỏa thuận. Khách hàng chịu mọi phí tổn liên quan đến các giao dịch được thực hiện cũng như phí quản lý tài khoản trả cho chuyên gia đầu tư. Thông thường, CTCK chỉ chấp nhận mở loại tài khoản này với một giá trị tài sản tối thiểu nhất định.

 Tài khoản ủy thác: là loại tài khoản cho phép người quản lý tài khoản thực hiện việc mua, bán chứng khốn mà khơng cần thông báo cho chủ tài khoản hoặc được sự chấp thuận trước của chủ tài khoản. Đối với loại tài khoản này, khách hàng thường ủy thác cho người quản lý một quyền hạn rất rộng tương ứng với những điều kiện quản lý tài khoản qui định trong hợp đồng đã ký. Trên thực tế, loại tài khoản này luôn tiềm ẩn mối xung đột lợi ích giữa người quản lý tài khoản và chủ tài khoản.

1.3.2. Quản lý tiền và chứng khoán của khách hàng

a) Quản lý tiền của khách hàng

Theo qui định, “CTCK phải quản lý tiền gửi giao dịch chứng khoán của khách hàng tách biệt khỏi tiền của chính CTCK. CTCK khơng được trực tiếp nhận tiền giao dịch chứng khoán của khách hàng; Khách hàng của cơng ty chứng khốn phải mở tài khoản tiền tại NHTM do CTCK lựa chọn”.23

Với hình thức giao dịch truyền thống trước kia, tài khoản chứng khoán và tài khoản tiền của NĐT đều do CTCK quản lý. Điều này khiến cho lượng tiền ở các CTCK như khoản thặng dư thu được trước khi chuyển cho doanh nghiệp trong cổ

22

Đào Lê Minh (2002), Giáo trình những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà nội, tr.217.

23

phần hoá và các khoản tiền như tiền đặt cọc của NĐT... có lúc lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng bị giữ lại tại các CTCK trong một thời gian dài.

Cùng với qui định về thời gian thanh toán là T+3 nghĩa là sau 3 ngày kể từ ngày giao dịch được thực hiện, tồn bộ số tiền và chứng khốn mới tới tay chủ sở hữu. Song, thực tế đã có những trường hợp số tiền này vẫn nằm tại CTCK tới vài tuần do trục trặc trong lưu chuyển. Sự chậm trễ này nhiều khi khiến các NĐT bị vuột mất cơ hội đầu tư có giá trị, quyền lợi của NĐT trong những trường hợp này bị giảm đáng kể.

Chính vì lẽ đó, Quyết định 27/2007/QĐ-BTC ngày 24/4/2007 về việc ban hành qui chế và hoạt động của CTCK đã có vai trị rất lớn, một mặt qui định rõ ràng và cụ thể hơn đối với hoạt động của CTCK, phân định rõ trách nhiệm giữa CTCK và NHTM; mặt khác, góp phần bảo vệ quyền lợi của NĐT khỏi bị xâm phạm hoặc lợi dụng bởi các CTCK. Những vai trò, ảnh hưởng nêu trên thể hiện ở những nội dung sau:

 Đối với CTCK: Khơng phải duy trì bộ máy quản lý tài khoản tiền của NĐT, các CTCK giảm bớt được những công việc như đầu tư cơ sở vật chất, nhân lực, công nghệ trong việc thu-chi, kiểm soát tiền giao dịch, đối chiếu tài khoản của khách hàng v.v… Công việc này tưởng chừng khá đơn giản song sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro khi số lượng khách hàng giao dịch nhiều. Sự cắt giảm này là rất đáng kể đối với các CTCK, đặc biệt là trong giai đoạn thị trường “khó khăn” như hiện nay, các CTCK đang phải “thắt lưng buộc bụng” cắt giảm dần các khoản chi phí nhằm duy trì hoạt động của mình.

 Đối với NĐT: Khi tài khoản tiền gửi của NĐT được quản lý tại NHTM, tài khoản đó sẽ thuộc dạng tài khoản thanh tốn gửi ngân hàng và khách hàng sẽ được hưởng tất cả những tiện ích liên quan tới tài khoản thanh toán như dịch vụ ATM, hạn mức vay, tín chấp, thu chi, chuyển khoản v.v… sẵn có của các NHTM. Mặt khác, an toàn tiền gửi cho NĐT sẽ được đảm bảo hơn khi các CTCK gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh...

Những lợi ích mang đến từ việc tập trung tiền của NĐT về một mối là các NHTM để quản lý đã nhìn thấy rất rõ. Song, quá trình áp dụng quy định này vào thực tế hiện đang đối mặt với khá nhiều khó khăn, trong đó khó khăn lớn nhất là những yếu tố liên quan đến công nghệ, cụ thể là sự tương thích hóa hệ thống cơ sở dữ liệu của các CTCK và các NHTM.

Hiện phần mềm mà các CTCK sử dụng rất đa dạng, khơng tương thích với phần mềm của các NHTM. Việc tích hợp các phần mềm này lại với nhau khá khó khăn và tốn kém. Do vậy, thực hiện Quyết định 27 chỉ dừng lại ở việc các NHTM

thực hiện thu hộ - chi hộ chứ chưa quản lý tiền của khách hàng. Điển hình tại một số CTCK những quầy giao dịch của NHTM được chọn để thực hiện các nghiệp vụ liên quan tới tiền cho NĐT. Hoặc một số nơi khác, các CTCK đặt máy tính của mình tại các NHTM, sau khi hoàn thành các thủ tục giao dịch cho khách hàng, Kế toán giao dịch của NHTM sẽ tiến hành hạch toán trên máy của cả ngân hàng và CTCK. Do cách làm khá thủ công như vậy nên nhiều trường hợp, khách hàng nộp tiền ở NHTM xong, cầm phiếu thu lên quầy môi giới của CTCK nhưng vẫn chưa thể đặt lệnh vì kế tốn giao dịch của ngân hàng chưa kịp hạch tốn vào máy. Và hậu quả có thể khiến NĐT bỏ lỡ nhiều cơ hội kinh doanh.

b) Quản lý chứng khoán của NĐT

Cũng theo qui định tại Điều 32 Quyết định 27/2007/QĐ-BTC, việc quản lý chứng khoán của NĐT cũng phải tuân thủ các qui định sau:

 CTCK phải quản lý tách biệt chứng khoán của khách hàng với chứng khoán của CTCK;

 CTCK phải gửi chứng khoán của khách hàng vào Trung tâm Lưu ký chứng khốn trong vịng một ngày làm việc kể từ ngày nhận chứng khoán của khách hàng;

 CTCK có trách nhiệm thơng báo kịp thời, đầy đủ cho khách hàng về những quyền lợi phát sinh liên quan đến chứng khoán của khách hàng;

 Việc gửi, rút, chuyển khoản chứng khoán thực hiện theo lệnh của khách hàng và theo quy định về đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán.

Như vậy, nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng chứng khoán của khách hàng để trục lợi như bán khống một cách tùy tiện mà không được sự đồng ý hoặc cho phép của khách hàng, nhất là trong điều kiện hiện nay khi TTCK Việt Nam đang trong giai đoạn suy giảm, việc sử dụng chứng khốn của khách hàng để bán khống khơng những gây ra thiệt hại cho khách hàng, làm phát sinh những mâu thuẫn, tranh chấp khơng đáng có, mặt khác, hành động đó cịn gây ra một hệ lụy dây chuyền ảnh hưởng xấu đến TTCK, dẫn đến việc TTCK khó có khả năng phục hồi khi lượng cung gia tăng ồ ạt trong khi lượng cầu đang thực sự suy giảm.

1.3.3. Nhận lệnh giao dịch

a) Nội dung lệnh giao dịch

Lệnh giao dịch là lệnh mua hoặc bán chứng khoán mà khách hàng yêu cầu CTCK thực hiện cho mình. Về bản chất, lệnh giao dịch là sự thể hiện ý định chủ quan của NĐT đối với việc mua, bán hoặc dừng mua, bán một loại chứng khốn nào đó. Khi đã yêu cầu thực hiện một lệnh giao dịch thì NĐT phải chịu trách nhiệm trực tiếp đối với kết quả giao dịch đã thực hiện và chỉ có thể hủy lệnh trong trường hợp lệnh giao dịch chưa khớp hoặc hủy một phần đối với lệnh đã khớp một phần.

Theo quy định hiện nay, các lệnh giao dịch chứng khoán bao gồm24:

 Lệnh giới hạn: là lệnh mua hoặc lệnh bán chứng khoán tại một mức giá xác định hoặc tốt hơn. Lệnh giới hạn có hiệu lực kể từ khi được nhập vào hệ thống giao dịch cho đến lúc kết thúc ngày giao dịch hoặc cho đến khi lệnh bị hủy bỏ.

 Lệnh thị trường : là lệnh mua chứng khoán tại mức giá bán thấp nhất hoặc lệnh bán chứng khoán tại mức giá mua cao nhất hiện có trên thị trường. (Hiện nay SGDCK chưa áp dụng lệnh này vào giao dịch).

 Lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh xác định giá mở cửa (ATO): là lệnh đặt mua hoặc đặt bán chứng khoán tại mức giá mở cửa. Lệnh ATO được ưu tiên trước lệnh giới hạn trong khi so khớp lệnh. Lệnh ATO được nhập vào hệ thống giao dịch trong thời gian khớp lệnh định kỳ để xác định giá mở cửa và sẽ tự động bị hủy bỏ sau thời điểm xác định giá mở cửa nếu lệnh không được thực hiện hoặc không thực hiện hết.

 Lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh xác định giá đóng cửa (ATC): là lệnh đặt mua hoặc đặt bán chứng khốn tại mức giá đóng cửa. Lệnh ATC được ưu tiên trước lệnh giới hạn trong khi so khớp lệnh. Lệnh ATC được nhập vào hệ thống giao dịch trong thời gian khớp lệnh định kỳ để xác định giá đóng cửa và sẽ tự động bị hủy bỏ sau thời điểm xác định giá đóng cửa nếu lệnh khơng được thực hiện hoặc không thực hiện hết.

 Lệnh hủy: là lệnh được phép huỷ toàn bộ hoặc phần còn lại của lệnh chưa được thực hiện tại lần khớp lệnh trước đó trong các đợt khớp lệnh sau đó.

* Thơng thường một lệnh giao dịch chứng khoán phải bao gồm các nội dung sau:

 Lệnh mua, bán hoặc lệnh hủy: các CTCK thường dùng các mẫu lệnh có chữ “mua”, “bán”, hoặc “hủy” được in sẵn trên phiếu lệnh để các NĐT không bị nhầm lẫn trong q trình đặt lệnh

 Mơ tả chứng khoán được giao dịch (mã chứng khoán): chứng khoán cần mua phải được ghi rõ ràng và chính xác để tránh bị nhầm lẫn trong quá trình nhập lệnh của nhân viên mơi giới.

 Số lượng chứng khoán cần bán hay mua: số lượng này được thể hiện bằng con số, tuy nhiên để bảo đảm khỏi tranh chấp, nhiều CTCK thường yêu cầu khách hàng phải ghi bằng chữ lên phiếu lệnh số lượng chứng khoán cụ thể.

 Giá và loại lệnh giao dịch mà khách hàng yêu cầu, lệnh đó là lệnh giới hạn hay lệnh ATO, ATC

24

Điều 12 Quyết định 124/QĐ-SGDHCM ngày 9/10/2007 về việc ban hành qui chế giao dịch chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM.

 Số tài khoản của khách hàng và tên tài khoản, ngày khách hàng đưa ra lệnh giao dịch

b) Các cách thức đặt lệnh giao dịch: tùy theo khả năng của mỗi CTCK có thể cung cấp cho khách hàng những phương thức đặt lệnh khác nhau. Thơng thường có 4 phương thức đặt lệnh sau đây:

 Đặt lệnh tại sàn giao dịch thông qua việc viết vào các phiếu lệnh.

 Đặt lệnh qua fax.

 Đặt lệnh qua điện thoại.

 Đặt lệnh qua internet.

Hình thức đặt lệnh tại sàn tuy mất thời gian của nhà đầu tư nhưng có thể coi là hình thức đặt lệnh khá an tồn và bảo mật. Những thông tin về việc mua bán, thông tin cá nhân chỉ có khách hàng và nhân viên môi giới biết được. Tương tự như vậy, hệ thống đặt lệnh qua internet cũng đảm bảo cho khách hàng hệ thống bảo mật và độ chính xác tối đa. Thông thường phần mềm đặt lệnh qua internet của các CTCK

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động môi giới chứng khoán của các công ty chứng khoán (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)