PHẦN III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ở

Một phần của tài liệu Lập kế hoạch và thiết kế các phương pháp kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính ở Việt Nam (Trang 27 - 32)

PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ở

VIỆT NAM

1. Hoạt động kiểm toán còn rất non trẻ của nước ta hiện đang phải đương đầu với muôn vàn khó khăn. Hiện nay, các công ty kiểm toán vẫn đang hoạt động dựa vào hệ thống chuẩn mực kiểm toán quốc tế. Khi áp dụng những chuẩn mực này vào quá trình thực hiện quá trình kiểm toán báo cáo tài chính của các doanh nghiệp, các công ty kiểm toán của Việt Nam đã gặp phải không ít khó khăn vì những chuẩn mực này còn có những điểm chưa phù hợp với môi trường kinh doanh và những nguyên tắc kế toán chưa đầy đủ với đặc thù của Việt Nam.

Đối với các công ty kiểm toán nói chung và công ty kiểm toán độc lập nói riêng, việc có một chuẩn mực kiểm toán phù hợp để điều chỉnh và hướng dẫn cho hoạt động kiểm toán của Việt Nam là vô cùng cần thiết. Việc có được một chuẩn mực chung, được xây dựng phù hợp và được tuân thủ bởi các công ty kiểm toán của Việt Nam cũng tạo ra được một nền tảng thống nhất và tránh được sự tranh cãi hoặc bất đồng do việc áp dụng các chuẩn mực khác nhau mang lại.

Hơn nữa, tuy nền kinh tế nước ta là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần nhưng các doanh nghiệp Nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo. Trong khi đó, chuẩn mực kiểm toán quốc tế hiện hành lại được xây dựng dựa trên cơ sở nền kinh tế tư bản. Do đó, ít nhiều nó cũng có những điều bất cập khi áp dụng vào môi trường kinh doanh ở nước ta.

Vậy giải pháp cho vấn đề này chính là Nhà nước ta cần sớm ban hành hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. Và chỉ có những chuẩn mực do chúng ta xây dựng, dựa trên cơ sở nền kinh tế nước ta có sự tham khảo và học hỏi từ chuẩn mực kiểm toán quốc tế mới có thể phù hợp với hoàn cảnh kinh tế nước ta. Qua đó, hy vọng hoạt động kiểm toán của nước ta được thúc đẩy phát triển nhanh, tiến kịp với các nước trong khu vực cũng như các nước có hoạt động kiểm toán phát triển trên thế giới.

2. Cần nhanh chóng xây dựng một số điều luật quy định về quyền hạn cũng như nghĩa vụ của các kiểm toán viên của các công ty kiểm toán. Nhờ vào những điều luật đó, các nhà kiểm toán có thể xác định rõ ràng phạm vi trách

nhiệm của mình trong quá trình thực thi nhiệm vụ kiểm toán, xác định rõ quyền lợi của kiểm toán viên.

Cần phải tạo ra một hành lang pháp lý đầy đủ cho kiểm toán hoạt động. Muốn vậy, trước hết căn cứ vào đặc điểm của Việt Nam do Hiệp hội kế toán- kiểm toán chưa được hình thành và đủ mạnh để ban hành ra các chuẩn mực về nghề nghiệp như các nước đã làm.

Do đó, để khắc phục vấn đề này, Nhà nước cần phải ban hành các văn bản pháp quy như:

Luật kế toán, trong đó quy định các đối tượng kiểm toán bắt buộc và có các biện pháp để các đối tượng này phải thực hiện việc mời các công ty kiểm toán về kiểm toán cho các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Các đối tượng trong diện bắt buộc kiểm toán có thể là: Các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá, dần dần tiến tới quy định các báo cáo tài chính hàng năm của các doanh nghiệp phải được kiểm toán và có xác nhận của các công ty kiểm toán. Đồng thời, Nhà nước cũng cần ban hành chuẩn mực kế toán để làm căn cứ, làm cơ sở cho công ty kiểm toán tiến hành kiểm toán dựa trên một chuẩn mực kế toán thống nhất cho các doanh nghiệp. Hiện nay, chuẩn mực kế toán mới chỉ được quy định một cách riêng lẻ trong các tài liệu hướng dẫn chế độ kế toán. Do đó, việc ban hành một văn bản pháp quy về chuẩn mực kế toán là rất cần thiết.

3. Sự nhận thức chưa đầy đủ về kiểm toán của xã hội nói chung cũng như của các doanh nghiệp trong nền kinh tế cũng đã gây ra không ít những khó khăn cho các công ty kiểm toán.

Điều này là do hoạt động kiểm toán còn quá mới mẻ. Các doanh nghiệp còn có thái độ đề phòng khi đoàn kiểm toán đến làm việc vì các doanh nghiệp này cho rằng kiểm toán cũng giống như những đoàn thanh tra. Thật ra, kiểm toán khác với thanh tra ở chỗ khi tìm ra những sai sót gian lận, kiểm toán viên sẽ hướng dẫn doanh nghiệp cách sữa chữa, khắc phục những chỗ làm sai, làm hỏng đó để nhằm mục đích các kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được mọi người tin cậy vì đó là những con số trung thực và hợp lý.

Chính vì những nhìn nhận sai về kiểm toán như thế cho nên có những doanh nghiệp không những không trợ giúp đoàn kiểm toán mà ngược lại họ còn cản trở và gây ra nhiều trở ngại cho công việc của kiểm toán viên.

Kiểm toán có vai trò rất to lớn. ở những nước có nền kinh tế phát triển hoạt động kiểm toán ở đó rất được coi trọng, kết quả công việc của các kiểm toán viên được đề cao. Vì vậy, thiết nghĩ hoạt động kiểm toán của nước ta sẽ không thể phát triển khi vẫn còn có sự nhìn nhận sai lệch về kiểm toán. Để giúp cho kiểm toán phát triển cũng chính là tạo điều kiện để nền kinh tế nước ta phát triển lành mạnh, hoạt động kiểm toán rất cần đến sự giúp đỡ, ủng hộ của các ban ngành cũng như của toàn xã hội.

Giải pháp khắc phục khó khăn trước mắt này là các công ty kiểm toán cần phải tiếp cận được với các doanh nghiệp để giúp họ hiểu đúng về bản chất của kiểm toán cũng như vai trò của kiểm toán trong nền kinh tế thị trường. đồng thời, Nhà nước cũng cần giúp đỡ các công ty kiểm toán bằng cách khuyến khích các doanh nghiệp tự nguyện mời các công ty kiểm toán về kiểm toán cho các báo cáo tài chính hàng năm của doanh nghiệp mình. Qua đó, tạo điều kiện cho các công ty kiểm toán phát triển đảm bảo các nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, ngăn chặn ngay những doanh nghiệp có nhiều biểu hiện gian dối, tham nhũng... thúc đẩy nền kinh tế phát triển lành mạnh.

Tuy nhiên, trong khi Nhà nước chưa ban hành được các văn bản tren thì các công ty kiểm toán độc lập Việt Nam cần phải tự mình tìm ra được các giải pháp để làm sao có thể nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, tăng thêm uy tín cho công ty trong lĩnh vực kiểm toán. Công ty cần tăng cường và đẩy mạnh chính sách đào tạo bằng nhiều hình thức khác nhau ở cả trong nước và ngoài nước. Đồng thời, Công ty tranh thủ thêm sự giúp đỡ về mặt kỹ thuật của các công ty kiểm toán lớn của nước ngoài thông qua sự hợp tác với các công ty này. Việc liên tục mở các lớp bồi dưỡng, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ kiểm toán cho các cán bộ, nhân viên trong công ty là một việc làm cần thiết.

Đây cũng có thể coi là một giải pháp để ngày càng nâng cao hơn nuă chất lượng dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính của các doanh nghiệp, qua đó làm tăng uy tín của các công ty kiểm toán độc lập trên thị trường, giúp cho công ty đứng vững trong môi trường cạnh tranh quyết liệt như hiện nay.

Kết luận

Khái niệm kiểm toán còn rất mới mẻ ngay cả đối với nền kinh tế nước ta trong cơ chế thị trường chứ không phải đối với từng cá nhân, từng đơn vị kinh tế. Kiểm toán tài chính ở Việt Nam tuy đã xuất hiện từ lâu nhưng mới chỉ thực sự đi vào hoạt động theo đúng nghĩa của nó trong những năm gần đây.So với kiểm toán tài chính trên thế giới thì kiểm toán tài chính Việt Nam còn quá non trẻ. Hơn nữa, nó ra đời và phát triển cùng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. Chính vì vậy, kiểm toán Việt Nam phải đối mặt với không ít những khó khăn để phát triển và hoàn thiện mình trước yêu cầu hội nhập quốc tế.

Tuy còn non trẻ nhưng chúng ta phải thừa nhận rằng kiểm toán tài chính Việt Nam đã và đang phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu, dần dần chiếm chỗ đứng vững chắc, vị trí quan trọng trong xã hội, là công cụ đắc lực tạo niềm tin cho người quan tâm và sử dụng các thông tin tài chính. Nó góp phần không nhỏ vào việc quản lý tài chính, ngăn ngừa hiện tượng vi phạm pháp luật, chế độ tài chính kế toán... góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Điều đó sẽ đảm bảo cho kiểm toán Việt Nam đứng vững trong quá trình hội nhập hiện nay.

Thực tiễn hoạt động kiểm toán tại Việt Nam những năm vừa qua cho thấy kế hoạch kiểm toán được lập đầy đủ và các phương pháp kiểm toán được thiết kế một cách chu đáo là một trong những nhân tố hàng đầu đưa đến sự thành công của cuộc kiểm toán cũng như dẫn đến sự thành công của các doanh nghiệp. Điều này khẳng định rõ vai trò và tầm quan trọng của việc lập kế hoạch và thiết kế các phương pháp kiểm toán là vô cùng ý nghĩa và cần thiết _ đặc biệt là với Việt Nam chúng ta.

Tuy nhiên, kiểm toán tài chính cần tiếp tục nhận được quan tâm phát triển từ các cơ quan có thẩm quyền; đồng thời cũng cần phải tự thân vận động để phát huy tiềm năng của bản thân nhằm phục vụ cho nền kinh tế Việt Nam .

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Th.s Phan Trung Kiên đã tận tình giúp em hoàn chỉnh bài viết của mình.

Một phần của tài liệu Lập kế hoạch và thiết kế các phương pháp kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính ở Việt Nam (Trang 27 - 32)