Kiến nghị chung

Một phần của tài liệu Thế chấp quyền đòi nợ bảo đảm nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng tín dụng (Trang 68 - 75)

2.2.2 .2Về công chứnghợpđồngthếchấp quyền đòi nợ

2.2.4 Kiến nghị chung

Hệ thống pháp luật của bất kì quốc gia nào dù có hồn thiện đến đâu thì cũng khơng tránh khỏi thiếu sót cũng như bất cập trong quá trình áp dụng.Yêu cầu đặt ra đó là tìm ra được những thiếu sót bất cập ấy và đưa ra những giải pháp, kiến nghị khắc phục chúng từ đó nâng cao hiệu quả áp dụng của các quy định pháp luật. Do vậy, với thế chấp quyền đòi nợ bên cạnh các kiến nghị cụ thể về từng vấn đề phát sinh trong quá trình áp dụng pháp luật cũng như thực tế của giao dịch thế chấp quyền địi nợ như vừa nêu trên thì việc đưa ra những định hướng chung làm nền tảng để đưa ra những kiến nghị chi tiết là điều cần thiết. Xây dựng thêm các quy định pháp luật điều chỉnh về thế chấp quyền đòi nợ để các chủ thể có thể mạnh dạn hơn trong việc xác lập loại giao dịch này có thể nói là giải pháp tối ưu nhất hiện nay. Và trong quá trình xây dựng các quy định pháp luật về vấn đề này cần quan tâm đến các điều kiện sau để các quy định pháp luật khi ra đời được hoàn thiện và áp dụng một cách hiệu quả:

Thứ nhất, việc xây dựng các quy định pháp luật phải đảm bảo được tính thống nhất với các luật liên quan trong hệ thống pháp luật

Việc xây dựng các quy định pháp luật phải đảm bảo được tính thống nhất với các luật liên quan trong hệ thống pháp luật đồng thời phải được xây dựng trên cơ sở các quy định pháp luật về thế chấp tài sản, về bảo đảm nghĩa vụ dân sự nói chung trong BLDS và các văn bản hướng dẫn thi hành để tránh tình trạng các quy định bị mâu thuẫn, chồng chéo nhau gây khó khăn trong quá trình áp dụng. Chẳng hạn như đối với Thông tư 16/2014/TTLT-BTP-BTNMT-NHNN hướng dẫn một số vấn đề xử lí tài

sản đảm bảo trong đó có quy định về xử lí tài sản thế chấp là quyền địi nợ sẽ có hiệu lực vào ngày 22/7/2014 hay các văn bản pháp luật khác được ban hành sau có liên quan đến thế chấp quyền đòi nợ, khi được xây dựng cần phải căn cứ vào BLDS về xử lí tài sản thế chấp, đặc biệt các quy định thuộc Nghị định 163/2006/NĐ-CP về thế chấp quyền đòi nợ, có như vậy mới đảm bảo được tính thơng suốt, thống nhất giữa các văn bản pháp luật. Tuy nhiên thiết nghĩ phương án hữu hiệu nhất là nên hệ thống hóa, tập trung các quy định về thế chấp quyền địi nợ lại khơng nên xây dựng theo cách rải rác ở từng văn bản sẽ rất khó khăn cho các tổ chức cá nhân muốn tìm hiểu đầy đủ các quy định pháp luật về vấn đề này.

Thứ hai, cần đảm bảo nguyên tắc tự do thỏa thuận

Để tăng cường tính chủ động cho các chủ thể trong giao dịch thế chấp quyền đòi nợ, tạo cho các bên điều kiện được tự chủ cũng như khả năng tự chịu trách nhiệm về những hành vi của mình trong quá trình xác lập, thực hiện giao dịch việc đảm bảo nguyên tắc tự do thỏa thuận là hết sức cần thiết. Điều này sẽ tạo được sự linh hoạt hơn cho các bên khi giải quyết các vấn đề phát sinh, đặc biệt trong những tình huống mà pháp luật chưa dự liệu đến.Trong điều kiện, pháp luật hiện nay đang trong quá trình dần mở rộng việc xây dựng thêm các quy định về thế chấp quyền địi nợ thì việc đảm bảo cho các bên tham gia giao dịch được chủ động thỏa thuận về những vấn đề có thể phát sinh khơng chỉ giúp giải quyết vấn đề nhanh chóng khi phát sinh mà cịn có thể giúp các nhà làm luật đánh giá, cân nhắc để đưa vào nội dung các quy định cho phù hợp và đảm bảo tính thực tiễn cao. Để đảm bảo nguyên tắc này, bên cạnh việc đã được quy định trong phần những nguyên tắc chung của BLDS, cần nhấn mạnh lại nguyên tắc này trong những quy định về thế chấp quyền đòi nợ, chẳng hạn như quy định theo hướng ưu tiên thỏa thuận các bên hơn so với các cách thức mà pháp luật đưa ra hay liệt kê.

Thứ ba, xây dựng các quy định pháp luật phải dựa trên nguyên tắc đảm bảo quyền và lợi ích cho các bên trong giao dịch và cả những chủ thể liên quan.

Đặc biệt chú trọng đến quyền và nghĩa vụ của chủ thể có nghĩa vụ trả nợ, bởi vì quyền – nghĩa vụ của chủ thể này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ của TCTD nhận thế chấp quyền địi nợ. Ngồi ra, khi xây dựng các quy định về mặt thủ tục trình tự cần đảm bảo xu hướng chung hiện nay cũng là tạo cho TCTD lẫn

khách hàng sự thuận lợi dễ dàng hơn khi thiết lập giao dịch, đó là tránh sự rườm rà và mất thời gian về các thủ tục hành chính; quy định rõ ràng hơn về các thủ tục liên quan như: đăng kí giao dịch, cơng chứng, xác định thứ tự ưu tiên thanh tốn,…Có như vậy, pháp luật mới có thể giúp các tổ chức cá nhân tiếp cận nguồn vốn nhanh chóng hơn, khơng để lỡ những cơ hội kinh doanh.

Cùng với các kiến nghị trên, việc học hỏi, tiếp thu có chọn lọc các quy định của pháp luật nước ngoài, vận dụng linh hoạt vào thực tiễn tại Việt Nam cũng sẽ mang lại hiệu quả cao, còn là cách giúp pháp luật nước ta theo kịp xu hướng của pháp luật thế giới.

Thứ tư, nâng cao hiệu quả hoạt động của các TCTD

Bên cạnh đặt ra yêu cầu xây dựng hoàn thiện pháp luật, hiệu quả hoạt động của các TCTD cũng sẽ góp phần phịng ngừa, ngăn chặn những thực trạng phát sinh từ giao dịch thế chấp quyền đòi nợ, chẳng hạn như: các TCTD cần cẩn thận xem xét đối với các hồ sơ vay vốn có bảo đảm bằng quyền địi nợ và trước khi quyết định cấp tín dụng ln xem xét kĩ khả năng thu hồi vốn có khả thi khơng. u cầu đặt ra đối với các TCTD đó là cần có những nhân viên chuyên nghiệp và am hiểu về vấn đề này. Việc xem xét chủ yếu ở hai đối tượng:

 Quyền đòi nợ dùng để thế chấp: xem xét về sự tồn tại trên thực tế của quyền địi nợ thơng qua hợp đồng giao kết giữa bên có quyền địi nợ và bên có nghĩa vụ trả nợ. Bên cạnh đó, tính khả thi của quyền địi nợ, tức khả năng thực hiện quyền địi nợ và khả năng trả nợ của bên có nghĩa vụ trả nợ cũng là vấn đề cần được quan tâm. Thực tế cấp tín dụng tại các TCTD, quyền địi nợ bảo đảm cịn có thể sẽ bị xem xét về một số đặc tính khác như: khả năng thanh khoản (khả năng chuyển hóa nhanh thành tiền của một tài sản), khả năng kiểm soát (khả năng xác định và kiểm soát được tài sản thế chấp, đặc biệt cần thiết đối với các tài sản như quyền đòi nợ, quyền nhận số tiền bảo hiểm,…),…

 Uy tín và khả năng tài chính của bên thế chấp: bên thế chấp có phải là một chủ thể đáng tin cậy, tình hình kinh doanh, điều kiện tài chính hiện tại của bên thế chấp như thế nào? Các đánh giá trên dù chủ yếu thiên về yếu tố chủ quan nhưng lại ảnh hưởng ít nhiều đến quyết định cho vay của TCTD, tạo cho TCTD niềm tin hơn trong giao dịch với bên thế chấp.

Trên thực tế, để đảm bảo an toàn tốt nhất cho khoản vay của mình khi nhận thế chấp bằng quyền đòi nợ các TCTD thường yêu cầu có sự tham gia của cả bên có nghĩa vụ trả nợ vào hợp đồng thế chấp, tức hợp đồng thế chấp sẽ là hợp đồng với sự tham gia của ba bên. Khi đó các vấn đề có liên quan đến bên có nghĩa vụ trả nợ cũng sẽ được các bên thỏa thuận và ghi nhận vào hợp đồng.Có thể thấy, các TCTD đã rất linh hoạt khi dùng cách thức này như một cách khắc phục thiếu sót của pháp luật.Thiết nghĩ trong q trình xây dựng hồn thiện pháp luật về thế chấp quyền đòi nợ nên xem xét đến giải pháp này.

Kết luận chƣơng 2

Quy định pháp luật hiện hành về thế chấp quyền đòi nợ chỉ nêu ra được một số vấn đề mà chưa giải quyết được hết các khía cạnh, vấn đề phát sinh trong giao dịch này, hơn nữa các quy định về vấn đề này lại còn tồn tại một số vướng mắc, bất cập cần được sửa đổi cho phù hợp. Điều này đã tạo ra những khoảng trống và lỗ hỏng trong quy định pháp luật về thế chấp quyền địi nợ, gây khó khăn khơng nhỏ cho các chủ thể trong giao dịch, đặc biệt tạo ra nguy cơ rủi ro cao cho TCTD khi tiến hành cho vay và nhận thế chấp quyền địi nợ.

Thơng qua việc phân tích những thực trạng, bất cập mắc phải, tác giả cũng nêu ra một số kiến nghị bao gồm kiến nghị chung và kiến nghị với từng thực trạng cụ thể của cá nhân tác giả trên cơ sở tiếp thu và tìm hiểu các ý kiến từ các cơng trình nghiên cứu, các bài viết khoa học để góp phần vào việc hoàn thiện pháp luật về thế chấp quyền địi nợ nói chung, thế chấp quyền địi nợ bảo đảm nghĩa vụ thanh tốn trong HĐTD nói riêng.

KẾT LUẬN

Trên cơ sở những quy định pháp luật hiện hành về thế chấp quyền đòi nợ kết hợp với các quy định pháp luật dân sự và pháp luật ngân hàng về các vấn đề liên quan, tác giả đã tìm hiểu nghiên cứu các vấn đề về lí luận chung cũng như thực trạng và một số định hướng hoàn thiện về đề tài “Thế chấp quyền đòi nợ bảo đảm nghĩa vụ thanh tốn trong hợp đồng tín dụng” và thu được một số kết quả cho khóa luận như sau:

Thứ nhất, khóa luận đã khái quát được lí luận cơ bản về thế chấp quyền địi nợ trong đó đặc biệt quan tâm đến các nội dung pháp lí , chẳng hạn như: khái niệm cách hiểu về quyền đòi nợ, thế chấp quyền đòi nợ; đặc điểm - ý nghĩa; lịch sử quy định pháp luật Việt Nam về vấn đề này; các vấn đề pháp lí như chủ thể, đối tượng, hình thức, xử lí quyền địi nợ,…

Thứ hai, từ việc phân tích các vấn đề pháp lí, các quy định cụ thể cũng như thực tế áp dụng các quy định này, tác giả đưa ra một số vướng mắc, khó khăn, bất cập của các chủ thể trong quá trình áp dụng các quy định pháp luật, đặc biệt làm rõ những thiếu sót của pháp luật về giải quyết các sự việc hồn tồn có thể phát sinh từ thực tế giao dịch. Làm rõ những thực trạng phát sinh, khóa luận tiếp tục đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm khắc phục thực trạng và hoàn thiện pháp luật về vấn đề đang nghiên cứu.

Tuy nhiên có thể thấy rằng thế chấp quyền đòi nợ trên thực tế khơng cịn xa lạ nhưng những vụ việc về vấn đề này được giải quyết tại Tòa án trên thực tế lại khơng nhiều và vì khả năng kiến thức bản thân, thời gian cũng như khả năng tìm kiếm bị hạn chế nên tác giả tìm được không nhiều vụ việc và bản án cũng như khơng tìm được bản án hồn chỉnh nào, điều này tạo ra sự thiếu sót về thực tiễn xét xử của đề tài được nghiên cứu, bên cạnh đó, nội dung khóa luận vẫn có những hạn chế nhất định. Mặc dù vậy, tác giả vẫn mong muốn những nội dung đã trình bày sẽ có giá trị nhất định trong học tập nghiên cứu khoa học, được vận dụng vào thực tiễn và hơn hết sẽ góp một phần vào q trình xây dựng, hồn thiện các quy định pháp luật về thế chấp quyền đòi nợ bảo đảm nghĩa vụ dân sự nói chung, nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng tín dụng nói riêng.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Danhmụcvănbảnphápluật 1. Bộluậtdânsựnăm2005. 2. Luậtcáctổchứctíndụngnăm2010. 3. Luậtcôngchứngnăm 2006. 4. Luậtphásảnnăm 2004.

5. Nghịđịnh 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 vềgiaodịchbảođảm. 6. Nghịđịnh 11/2012/NĐ-CPngày 22 tháng 2 năm 2012sửađổi, bổ sung

mộtsốđiềucủaNghịđịnhsố 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 vềgiaodịchbảođảm.

7. Nghịđịnh 83/2010/NĐ-CPngày 23 tháng 7 năm 2010 vềđăngkígiaodịchbảođảm.

8. Nghịđịnh 178/1999/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 1999vềbảođảmtiềnvaycủacáctổchứctíndụng.

9. Thơngtưliêntịch 16/2014/TTLT-BTP-BTNMT-NHNNngày 6 tháng 6 năm 2014 hướngdẫnmộtsốvấnđềvềxửlýtàisảnbảođảm.

10. Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng với khách hàng (ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc ngân hàng Nhà nước).

11. Côngvăn 2057/BTP-HCTP ngày 9 tháng 5 năm 2007 vềviệccơngchứnghợpđồngthếchấptàisảnhìnhthànhtrongtươnglai.

12. Cơngvăn 3744/BTP-HCT ngày 4 tháng 9 năm 2007 vềviệccơngchứnggiaodịchbảođảm.

Danhmụcsách, bàiviếttrênbáo, tạpchí

13. TrườngĐạihọcLuậtHàNội(2010), GiáotrìnhLuậtngânhàngViệt Nam,

NhàxuấtbảnCơngannhândân.

14. BộTưpháp – Việnnghiêncứukhoahọcpháplí (1995),

15. ĐỗVănĐại (2012), Luậtnghĩavụdânsựvàbảođảmthựchiệnnghĩavụdânsự - BảnánvàbìnhluậnbảnánTập 1, NhàxuấtbảnChínhtrịquốcgia.

16. Hồng Thế Liên - chủ biên (2009) ,Bình luận khoa học Bộ luật dân sự năm

2005 - tập II - phần thứ 3, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.

17. LêThị Thu Thủy - chủbiên (2006),

Cácbiệnphápbảođảmtiềnvaybằngtàisảncủacáctổchứctíndụng,

Nhàxuấtbảnthànhphố.

18. NhàphápluậtViệt – Pháp (2009), TừđiểnthuậtngữphápluậtPháp – Việt, Nhàxuấtbảntừđiểnbáchkhoa.

19. NguyễnXuânQuang - LêNết - NguyễnHồBíchHằng (2007), LuậtdânsựViệt Nam, NhàxuấtbảnĐạihọcquốcgia. 20. BùiĐứcGiang (2013), “Khoảngtrốngphápluậtvềquyềnđịinợ”, TạpchíNhànướcvàphápluật 8/2013, tr. 35 – 39. 21. BùiĐứcGiang (2011), “Mộtsốhạnchếcủachếđịnhthếchấpquyềnđịinợtheoquyđịnhhiệnhành”, Tạpchíngânhàngsố 21 tháng 11/2011, tr. 27 – 33. 22. BùiĐứcGiang (2013), “Phápluậtvềxửlítàisảnbảođảmlàquyềnđịinợ”, TạpchíNhànướcvàphápluậtsố 3 (501) năm 2013, tr. 43 – 49. 23. VũThịHồngYến (2007), “Đăngkíthếchấpvàhiệulựccủađăngkíthếchấpđốivớingườithứba”, TạpchíLuậthọcsố 10/2007, tr. 57 – 62.  Danhmụcluậnán, luậnvăn 24. VũThịHồngYến (2013), TàisảnthếchấpvàxửlítàisảnthếchấptheoquyđịnhphápluậtViệt Nam,Luậnántiếnsĩluậthọc. 25. PhanVũÁnhNguyệt (2010),Phápluậtvềthếchấptronghoạtđộngchovaycủacácngânhàngthươngmại ở Việt Nam,Luậnvănthạcsĩluậthọc.

26. TrầnThịThụyAnh (2006), Phápluậtvềxửlítàisảnbảođảmtiềnvaytạicáctổchứctíndụng Thựctrạngvàhướnghồnthiện,Luậnvănthạcsĩluậthọc. 27. VõThịĐài (2011), Phápluậtvềthếchấpquyềnđịinợtronghoạtđộngchovaycủacácngânhàngthương mại, Luậnvăntốtnghiệpcửnhân. Website 28. http://luanvan.net.vn/luan-van/luan-van-quy-trinh-tham-dinh-tin-dung-doi- voi-cac-doanh-nghiep-tai-ngan-hang-thuong-mai-co-phan-a-chau-12446/ 29. http://tinnhanhchungkhoan.vn/tien-te/nguy-co-hang-van-hop-dong-the-chap- cua-ngan-hang-vo-hieu-14176.html 30. http://ub.com.vn/threads/cach-kiem-tra-tai-san-bao-dam-la-quyen-doi- no.12830/ 31. http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2012/09/11/quyen-uu-tin-thanh-ton-cua- bn-nhan-the-chap-quyen-di-no1/ 32. http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2013/10/03/tnh-doi-khng-cua-cc-phuong- tien-phng-ve-cua-bn-c-nghia-vu-tra-no-trong-giao-dich-the-chap-quyen-di-no/

Một phần của tài liệu Thế chấp quyền đòi nợ bảo đảm nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng tín dụng (Trang 68 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)