Thị nợ xấu theo chủ thể vay vốn

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nn và ptnt chi nhánh huyện trà ôn (Trang 68 - 85)

Qua bảng 19 và hình 11 ta thấy nợ xấu chỉ tồn tại ở hộ gia đình, cá nhân, cịn đối với doanh nghiệp thì ln bằng 0 qua 3 năm (2009 – 2011). Mặc dù các doanh nghiệp trên địa bàn chịu ít nhiều biến động xấu của nền kinh tế nhưng do hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn chủ yếu là vật liệu xây dựng, phân bón, thuốc trừ sâu,…nên dù biến động tăng giá cả thì phần lớn các doanh nghiệp được lợi lớn từ hàng tồn kho từ các đợt tăng giá đó. Thêm nữa, do ý thức chấp hành nghĩa vụ trả nợ của doanh nghiệp là cao. Đồng thời, Ngân hàng đã nhận diện và có chính sách hợp lý trong cơng tác thu hồi nợ đối với khoản nợ đến hạn. Nếu doanh nghiệp hoạt động khó khăn, tạm thời ngưng hoạt động, số nợ đến hạn nhưng chưa thu được tăng, Ngân hàng đã chuyển món nợ nhóm này vào nợ quá hạn nhóm 1 và 2 để theo dõi. Chính vì vậy, mà qua 3 năm nợ xấu đối với doanh nghiệp luôn bằng 0.

Riêng đối với hộ gia đình, cá nhân ta thấy nợ xấu tăng, giảm qua các năm. Nguyên nhân là do sự biến động trong hoạt động kinh doanh của mình, đặc biệt là trong lĩnh vực nơng nghiệp, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và biến đổi giá cả thị trường. Tình hình nợ xấu hộ gia đình, cá nhân trong năm 2010 giảm 21,46% so với năm 2009, bởi lẽ hoạt động thu nợ trong năm 2010 tăng do thu nhập của người dân được cải thiện (từ hoạt động sản xuất kinh doanh, lương cơ bản có xu hướng tăng lên), cũng như việc đôn đốc và công tác thu nợ của Ngân hàng mang lại hiệu quả đáng khích lệ. Trong năm 2011 nợ xấu hộ gia đình, cá nhân chỉ tăng nhẹ là 100 triệu đồng, tốc độ tăng là 5,81% so với năm 2010, nguyên nhân chủ yếu bến động xấu của nền kinh tế nên thu nhập của hộ cũng giảm phần nào so với năm 2010. Bởi lẽ, nguồn thu nhập chủ yếu từ nông nghiệp

(chiếm đại đa số trong hoạt động kinh doanh của hộ gia đình, cá nhân) tăng không nhiều, trong khi giá cả đầu vào như: Thuốc trừ sâu, phân bón, thức ăn thì tăng đáng kể (đặc biêt thức ăn hầu hết nhập khẩu) nên lợi nhuận mang lại cho các hộ gia đình cũng ít đi. Hơn nữa, hoạt động thuộc lĩnh vực nông nghiệp của các hộ thường nhỏ lẻ và thiếu tập trung nên khi xảy ra dịch bệnh hay biến động giá cả thị trường thì việc nắm bắt thơng tin và chia sẻ bí quyết, kinh nghiệp lẫn nhau rất hạn chế. Từ đó làm cho lợi nhuận khơng nhiều, có lúc lại thua lỗ, kéo theo đó là làm giảm khả năng trả nợ cho Ngân hàng và nợ xấu tăng lên.

Tóm lại, tình hình nợ xấu của Ngân hàng biến động tăng giảm qua 3 năm, nhưng nhìn chung nợ xấu của Ngân hàng ln được kiểm sốt và ở mức thấp, tồn tại chủ yếu ở các lĩnh vực KTTH, cải tạo vườn tạp hộ gia đình, cá nhân. Tuy vậy, để nâng cao hiệu quả trong công tác thu hồi nợ, đồng thời giảm thiểu nợ xấu thì Ngân hàng cần quan tâm đến khoản mục trên và nâng cao chất lượng cơng tác thẩm định tín dụng trước khi quyết định cho khách hàng vay.

4.2 PHÂN TÍCH CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHNo & PTNT HUYỆN TRÀ ÔN DỤNG CỦA NHNo & PTNT HUYỆN TRÀ ÔN

Dựa trên số liệu DSCV, DSTN, dư nợ, nợ xấu, thu nhập lãi, chi phí lãi và tổng thu nhập của Ngân hàng. Để đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng qua 3 năm ta xem xét các chỉ tiêu thông qua bảng số liệu số 20 ở các khoản mục sau:

4.2.1 Tổng dƣ nợ trên vốn huy động

Chỉ tiêu này cho biết mức độ tham gia của vốn huy động tại chỗ vào công tác cho vay của Ngân hàng. Chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều khơng tốt. Vì nếu quá lớn chứng tỏ khả năng huy động của Ngân hàng là thấp, quá nhỏ chứng tỏ Ngân hàng sử dụng vốn huy động không hiệu quả.

Qua 3 năm (2009 – 2011), chỉ tiêu này giảm từ 0,89 lần vào năm 2009 xuống 0,86 lần năm 2010 và giảm xuống còn 0,65 lần vào năm 2011 (Khoản mục A – Bảng 20).

Vì nguồn vốn huy động ln tăng qua 3 năm (2009 – 2011), cịn tổng dư nợ tăng ở năm 2010 và giảm năm 2011, cho nên việc giảm dần của chỉ tiêu này khơng có nghĩa là Ngân hàng sử dụng khơng hiệu quả nguồn vốn huy động khiến cho dư nợ giảm và dẫn đến chỉ tiêu này giảm. Tuy nhiên, do nguồn vốn huy động

ngày một tăng và tăng với tốc độ lớn hơn tốc độ tăng của tổng dư nợ nên chỉ tiêu này có xu hướng giảm dần qua 3 năm (2009 – 2011). Cho nên, đây là kết quả khá tốt cho cả dư nợ và vốn huy động. Thế nhưng nhìn chung thì chỉ tiêu này thấp (ln <1) và đang có xu hướng giảm chứng tỏ tình hình sử dụng vốn huy động của Ngân hàng chưa thật sự hiệu quả (Ngân hàng cho vay chưa nhiều so với nguồn vồn huy động). Cụ thể, trong năm 2009 cứ với 0,89 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động tham gia; năm 2010 tình hình huy động được cải thiện cứ 0,86 đồng dư nợ thì được tài trợ từ 1 đồng vốn huy động; năm 2011 cứ 0,65 đồng dư nợ thì có sự tham gia 1 đồng vốn huy động. Điều này cho thấy khả năng huy động ngày càng tốt nhưng vốn huy động này chưa thật sự hiệu quả nên Ngân hàng cần có kế hoạch sử dụng vốn tốt hơn nhằm tăng mức dư nợ hàng năm, đáp ứng nhiều hơn nữa nhu cầu vay vốn ngày càng tăng của khách hàng.

Bảng 20: CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHNo & PTNT - TRÀ ƠN (2009 – 2011)

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm

2009 2010 2011

1.Vốn huy động (VHĐ) Triệu đồng 354.088 412.995 502.278

2.Doanh số cho vay (DSCV) Triệu đồng 366.836 416.129 520.968

3.Doanh số thu nợ (DSTN) Triệu đồng 343.388 377.102 545.309

4.Tổng dƣ nợ (TDN) Triệu đồng 314.134 353.151 328.811

5.Dƣ nợ bình quân (DNBQ) Triệu đồng 302.062 333.638 341.225

6. Nợ xấu (NPL) Triệu đồng 2.190 1.720 1.820

7.Thu nhập lãi (TNL) Triệu đồng 38.395 47.734 82.626

8.Chi phí lãi (CPL) Triệu đồng 24.437 32.928 56.367

9.Tổng thu nhập (TTN) Triệu đồng 52.193 53.928 92.816 A.TDN/VHĐ (4/1) Lần 0,89 0,86 0,65 B.Hệ số thu nợ (3/2) % 93,61 90,62 104,67 C.NPL/TDN (6/4) % 0,70 0,49 0,55 D.Vịng quay vốn tín dụng (3/5) Vịng 1,14 1,13 1,60 E.TNL/CPL (7/8) Lần 1,57 1,45 1,47 F.TNL/TTN (7/9) % 73,56 88,51 89,02

(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ phịng kế tốn NHNo&PTNT - Trà Ơn và tính tốn của tác giả)

Hệ số thu nợ là kết quả thương số giữa doanh số thu nợ với doanh số cho vay. Hệ số thu nợ càng cao chứng tỏ đồng vốn cho vay càng an tồn, cơng tác thu nợ đạt hiệu quả.

Ở khoản mục B – Bảng 20 ta thấy qua 3 năm hệ số thu nợ biến động tăng giảm, năm 2009 hệ số này là 93,61%; năm 2010 giảm xuống còn 90,62%; sang năm 2011 chỉ số này tăng lên rất cao là 104,67%. Cụ thể, tương ứng với số tiền đã cho vay trong năm thì có được một lượng tiền được thu hồi thì có một lượng tiền được thu hồi trở lại là 93,61% số tiền đó vào năm 2009; năm 2010 lượng tiền thu hồi về bằng 90,62% số tiền đã cấp. Sang năm 2011 thì hệ số thu nợ là 104,67% cho thấy với lượng tiền đã cho vay thì thu hồi 104,67% số tiền đó. Nguyên nhân là do sự nỗ lực cố gắng của các cán bộ tín dụng, bên cạnh đó giá lúa và các mặt hàng nông sản khác tăng cao và ổn định giúp cho hộ nông dân trả nợ tốt cho Ngân hàng.

4.2.3 Nợ xấu trên tổng dƣ nợ

Nợ xấu trên tổng dư nợ hay tỷ lệ nợ xấu là chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng. Nó thể hiện cứ 100 đồng dư nợ của khách hàng thì có bao nhiêu đồng được đánh giá là theo ba mức độ: nợ dưới chuẩn, nợ nghi ngờ, nợ có khả năng mất vốn. Dựa trên quy định gián tiếp (Theo Thông tư 13/2010/TT-NHNN) thông thường nợ xấu trên dư nợ tối đa là 3%, nếu tỷ lệ này lớn hơn hoặc bằng 3% thì có thể gọi là xấu nhưng cần phải xem xét thêm chỉ tiêu dự phòng rủi ro trên nợ xấu và nếu dự phòng rủi ro trên nợ xấu càng lớn thì cho thấy Ngân hàng có khả năng thu hồi vốn; còn nếu tỷ lệ này nhỏ hơn 3% thì có thể nói là khá an toàn.

Nợ xấu trên tổng dư nợ được thể hiện ở khoản mục C – Bảng 20, ta thấy tỷ lệ nợ xấu tương đối thấp, tuy biến biến động tăng, giảm nhưng nhìn chung tỷ lệ nợ xấu có xu hướng giảm qua các năm. Cụ thể, năm 2009 tỷ lệ nợ xấu là 0,70% tức trong 100 đồng dư nợ thì có 0,70 đồng nợ xấu; năm 2010 giảm xuống cịn 0,49%, có nghĩa trong 100 đồng dư nợ thì có 0,49 đồng nợ xấu. Đến năm 2011 tăng lên là 0,55% tức trong 100 đồng dư nợ thì nợ xấu chiếm 0,55 đồng nguyên nhân là do người dân làm ăn thua lỗ, một phần do thiên tai dịch bệnh xảy ra làm cho nợ không thu hồi lại được, đặc biệt là nợ xấu cho vay KTTH, cải tạo vườn tạp, nhà ở, chăn nuôi,…chiếm tỷ trọng cao nhất và biến động theo chiều hướng xấu dần. Thêm vào đó, do biến động chung của nền kinh tế trong nước

(lạm phát ở mức hai con số) giá cả phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn gia súc tăng trung bình 20 – 30% (Theo Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vĩnh Long năm 2011) và có xu hướng cịn tiếp tục biến động tăng do ảnh hưởng của tỷ giá, lãi suất và giá USD thế giới tăng. Chính vì vậy, chi phí đầu vào đối với lĩnh vực này thì ngày càng tăng, trong khi giá cả đầu ra thì biến động và thường bị “ép giá” do sản xuất nhỏ lẻ, khó chi phối giá, làm cho thu nhập người dân giảm đi, khả năng trả nợ cũng giảm theo và xuất hiện nợ xấu theo hướng tăng ở năm 2011 so với năm 2010. Đồng thời, một phần cũng do công tác thẩm định của cán bộ tín dụng Ngân hàng chưa chính xác, cho vay đối với phương án khơng hiệu quả hay chưa đúng mục đích cũng góp phần làm cho nợ xấu tăng lên trong năm 2011. Nhìn chung, tỷ lệ nợ xấu qua 3 năm đều thấp hơn so với tỷ lệ nợ xấu tối đa là 3% (thông thường) luôn dưới 1% và có xu hướng giảm dần, phản ánh ý thức chấp hành trả nợ của người dân và công tác quản lý nợ xấu của Ngân hàng khá tốt. Qua đó cũng cho thấy mức độ rủi ro tín dụng của Ngân hàng ln ở thấp và an tồn.

4.2.4 Vịng quay vốn tín dụng

Vịng quay vốn tín dụng là kết quả thương số giữa doanh số thu nợ và với dư nợ bình quân. Chỉ tiêu đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi nợ nhanh hay chậm.

Vịng quay vốn tín dụng ở khoản mục D – Bảng 20, qua 3 năm ta thấy vịng quay vốn ln lớn hơn 1, qua đó cho thấy tốc độ luân chuyển vốn khá tốt, thời gian thu hồi nợ vay tương đối đảm bảo cho việc tái đầu tư của nguồn vốn. Tuy nhiên, chỉ tiêu này biến động tăng, giảm qua 3 năm, từ 1,14 vòng ở năm 2009, giảm xuống còn 1,13 vòng vào năm 2010, tăng lên 1,60 vòng ở năm 2011. Nguyên nhân có sự tăng lên năm 2011 là do tốc độ tăng của doanh số thu nợ khá cao (tăng 44,61%), còn đối với dư nợ bình quân thì tăng với mức độ thấp hơn (tăng 2,27%) so với năm 2010, bởi khả năng trả nợ của khách hàng có xu hướng tăng lên. Nhìn chung, vịng quay vốn biến động khá ổn định và luôn lớn hơn 1 qua các năm, có thể xem là khá tốt, tuy nhiên Ngân hàng cũng phải chú ý vì nếu theo xu hướng giảm dần đi sẽ ảnh hưởng cho việc cấp tín dụng từ nguồn vốn tái đầu tư trên của Ngân hàng.

Thu nhập lãi trên chi phí lãi cho biết với 1 đồng chi phí lãi đã bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng lãi từ hoạt động tín dụng, cho nên có thể nói chỉ tiêu này càng cao càng tốt, thu lãi càng nhiều từ phần lãi đã tốn – đã chi ra.

Chỉ tiêu này được thể hiện ở khoản mục E – Bảng 20, ta thấy qua 3 năm chỉ tiêu này biến động tăng giảm và đang có xu hướng giảm dần từ 1,57 lần vào năm 2009, giảm xuống còn 1,45 lần năm 2010 và tăng nhẹ ở năm 2011 là 1,47 lần. Điều này chứng tỏ hiệu quả tín dụng của Ngân hàng biến động không được ổn định, tuy nhiên chỉ tiêu này cũng khơng giảm q thấp (dao động trung bình khoảng 1,5 lần).

Năm 2009 là 1,57 lần tức 1 đồng chi phí bỏ ra Ngân hàng thu được 1,57 đồng lãi, hay Ngân hàng thu được lãi gộp là 0,57 đồng. Năm 2010 giảm xuống cịn 1,45 lần, có nghĩa 1 đồng chi phí lãi tốn kém thì lúc này Ngân hàng chỉ thu được 1,45 đồng hay thu lãi gộp là 0,45 đồng trên 1 đồng chi phí lãi bỏ ra. Sự giảm sút này là biểu hiện khơng tốt cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng mang lại lợi nhuận ít đi so với chi phí đã bỏ ra. Đến năm 2011 kết quả tăng nhẹ là 1,47 lần nghĩa là việc bỏ ra 1 đồng chi phí lãi thì thu về 1,47 đồng lãi, làm tăng nguồn thu cho Ngân hàng, đây là dấu hiệu tốt cho hoạt động tín dụng trong những năm tiếp theo.

4.2.6 Tỷ trọng thu nhập lãi trên tổng thu nhập

Thu nhập lãi trên tổng thu nhập là chỉ tiêu cho biết mức đóng góp của hoạt động tín dụng vào tổng thu nhập của Ngân hàng.

Chỉ tiêu này được thể hiện ở khoản mục F – Bảng 20, qua 3 năm ta thấy tỷ lệ này ở mức cao là từ 73,56% đến 89,02% và có xu hướng tăng dần. Cụ thể, năm 2009 là 73,56%, tức cứ 100 đồng thu nhập thì thu nhập lãi là 73,56 đồng; năm 2010 tăng lên là 88,51%, tức trong 100 đồng thu nhập thì thu nhập lãi là 88,51 đồng; năm 2011 là 89,02% tức Ngân hàng đạt 89,02 đồng thu nhập lãi trong 100 đồng tổng thu nhập. Chỉ tiêu này ở mức luôn lớn hơn 73% và luôn tăng dần qua các năm, điều này cho thấy nguồn thu nhập của Ngân hàng chủ yếu tập trung vào hoạt động tín dụng. Chính vì sự phụ thuộc lớn vào hoạt động tín dụng nên Ngân hàng dễ dàng gặp rủi ro vì nguồn vốn hầu như tập trung vào hoạt động tín dụng, mà tín dụng là hoạt động là hoạt động dễ gặp rủi ro nhất trong toàn bộ cơ cấu đầu tư của Ngân hàng thương mại hiện nay. Vì vậy, Ngân hàng cần đa

dạng hóa các sản phẩm, đặc biệt là dịch vụ ngân hàng bán lẻ hiện đang có tiềm năng rất lớn như dịch vụ tài khoản, séc, thẻ và quản lý tài sản,…bên cạnh hoạt động tín dụng truyền thống, từ đó nhằm hạn chế rủi ro.

CHƢƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NƠNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN

NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN TRÀ ÔN 5.1 NHĨM GIẢI PHÁP NÂNG CAO CƠNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN

5.1.1 Cơ sở đề ra giải pháp

Tình hình nguồn vốn của Ngân hàng qua 3 năm (2009 – 2011) ln có sự gia tăng trong đó đáng kể của nguồn vốn huy động. Mặc dù tình hình huy động vốn của Ngân hàng tiến triển ngày càng tốt vốn huy động ngày càng tăng. Tuy nhiên công tác huy động vốn vẫn cịn gặp nhiều khó khăn và yếu kém do bà con nông dân đa số là cất giữ tại nhà hoặc mua vàng. Nguồn vốn huy động của Ngân hàng qua 3 năm chủ yếu là ngắn hạn (<12 tháng) chiếm tỷ trọng luôn lớn hơn 93% nên việc đầu tư cho vay trung và dài hạn là hạn chế (cho vay trung và dài hạn chỉ chiếm từ 3% đến dưới 15% - Bảng 4). Bên cạnh đó, việc nghiên cứu thị trường trên địa bàn, rà soát lại các thành kinh tế, tổ chức, cá nhân có nguồn vốn nhàn rỗi, có nguồn tài chính tốt của Ngân hàng còn hạn chế. Từ đó mà Ngân

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nn và ptnt chi nhánh huyện trà ôn (Trang 68 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)