Chương 6 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.2. KIẾN NGHỊ
6.2.3. Đối với chính quyền địa phương
6.2.3.1. Triển khai tốt các dự án phát triển kinh tế và giải pháp hiệu quả tiêu thụ sản phẩm.
Như chương 4 đã phân tích, do nguyên nhân thị trường và giá nông sản không ổn định, các dự án của Tỉnh triển khai do nguyên nhân chủ quan nên khơng đạt
chính quyền địa phương. Để việc triển khai các dự án phát triển kinh tế Nơng
nghiệp- nơng thơn có hiệu quả, sau đây là một số kiến nghị:
+ Chính quyền địa phương cần có biện pháp xử lý nghiêm cán bộ làm việc thiếu trách nhiệm hoặc vì lợi ích cá nhân dẫn đến dự án phát triển kinh tế của Tỉnh khơng đạt hiệu quả nhằm tạo lịng tin cho người sản xuất.
+ Thực hiện tốt việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho hàng nông sản, xây dựng và tổ chức tốt hoạt động các khu chợ đầu mối nhằm tạo thị trường tiêu thụ
ổn định, người sản xuất không phải bán qua trung gian bị ép giá, khai thác tiềm năng thu hút lao động, tăng sản phẩm cho xã hội cũng như cho hộ sản xuất tạo
điều kiện cho NH mở rộng đầu tư.
+ Cần có chính sách bao tiêu sản phẩm đối với những sản phẩm mà Tỉnh
khuyến khích sản suất như: lúa cao sản, thủy sản, bò thịt, cây ăn trái,… Đồng
thời nghiên cứu xây dựng nhà máy chế biến nông sản thành các sản phẩm khác
như: trái cây đông lạnh, nước ép trái cây, trái cây sấy khô, thịt hộp,…
6.2.3.2 Phát triển giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng.
Thực tế cho thấy cơ sở hạ tầng ở nông thôn thị xã Sa Đéc còn thấp kém, để tạo
điều kiện thuận lợi cho sản xuất phát triển, địa phương cần tập trung đầu tư: xây
dựng hệ thống cơng trình thủy lợi, đường giao thông, thông tin liên lạc, chợ nông thôn,... nhằm giúp hàng hóa sản xuất ra được lưu thơng tiêu thụ dễ dàng, nhanh chóng hơn, đồng thời thu hút được vốn đầu tư của các thành phần kinh tế vào khu vực nơng thơn kích thích sản xuất phát triển.
6.2.3.3 Tăng cường đầu tư khoa học cơng nghệ vào sản xuất.
Cần có chính sách khuyến khích đầu tư áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật,
công nghệ mới vào sản xuất như: đưa công nghệ sinh học vào sản xuất nhất là
nghiên cứu lai tạo cây - con giống, công nghệ xử lý sản phẩm sau thu hoạch,…
nhằm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm.
6.2.3.4 Tích cực hỗ trợ các hoạt động Ngân hàng, đặc biệt cơng tác xử lý các khoản vay có vấn đề.
Trong thực tế nếu hoạt động đơn độc, NH rất khó khăn hồn thành nhiệm vụ
kinh doanh cũng như nhiệm vụ phát triển kinh tế địa phương. Chính vì thế, chính quyền địa phương cần có sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ NH trong hoạt động kinh doanh đặc biệt là trong cơng tác xử lý các khoản nợ khó địi.