KẾT LUẬN CHƯƠN G1

Một phần của tài liệu Quy định pháp luật về nghĩa vụ cung cấp thông tin trong quan hệ bảo hiểm thương mại (Trang 31 - 59)

thiện chí, bình đẳng và gây tác động đến ý chí của bên kia, những cam kết mà các bên đưa ra là khơng đúng với ý chí thật của họ. Bên mua bảo hiểm ngồi việc bị đình chỉ thực hiện cịn bị thu phí đến thời điểm đình chỉ hợp đồng. Hành vi vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin của bên mua bảo hiểm cũng được quy định một hậu quả pháp lý cụ thể tại điều 19.2 Luật kinh doanh bảo hiểm: “Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm và thu phí bảo hiểm đến thời điểm đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm khi bên mua bảo hiểm có một trong những hành vi sau: (a) cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng để được trả tiền bảo hiểm hoặc được bồi thường. (b) không thực hiện các nghĩa vụ trong việc cung cấp thông tin cho doanh nghiệp bảo hiểm theo quy định tại điểm c khoản 2 điều 18 của luật này6”. Quy định tại điều 19.2 Luật

luật kinh doanh bảo hiểm có phần chi tiết hơn so với quy định của Bộ Luật Dân Sự, theo đó hành vi vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin của bên mua bảo hiểm được thể hiện dưới hai dạng: hành động – cố ý cung cấp thông tin sai sự thật (điểm a) và không hành động – không thực hiện nghĩa vụ cung cấp thông tin. Điểm a quy định hành vi vi phạm là hành vi được thực hiện tại thời điểm giao kết hợp đồng, nội dung của thơng tin có liên quan đến việc giao kết hợp đồng. Điểm b là những hành vi vi phạm nghĩa vụ cung cấp thơng tin trong q trình thực hiện hợp đồng và nội dung của thông tin là những thông báo về việc làm gia tăng hoặc làm phát sinh thêm trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm. Hai hành vi

5

Các điều kiện đảm bảo cho tính có hiệu lực của hợp đồng: (1) người tham gia giao kết phải có năng lực hành vi dân sự; (2) mục đích và nội dung của hợp đồng khơng được trái pháp luật và đạo đức xã hội; (3) người tham gia giao kết, thực hiện hợp đồng phải hoàn tồn tự nguyện (sự thống nhất giữa ý chí và bàytỏ ý chí); (4) tn thủ quy định về hình thức (nếu pháp luật có quy định về việc hợp đồng phải tuân thủ hình thức).

6

Điều 18.2.c Luật kinh doanh bảo hiểm có quy định: “Bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ… thơng báo những trường hợp

có thể làm gia tăng rủi ro hoặc làm phát sinh thêm trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm”.

27

có nội dung khác nhau, ở hai giai đoạn khác nhau trong quan hệ hợp đồng bảo hiểm nhưng đều có chung một hậu quả là làm cho hợp đồng bị đình chỉ thực hiện, và bên mua bảo hiểm phải đóng phí đến thời điểm hợp đồng bị đình chỉ.

Nghĩa vụ thơng tin là nghĩa vụ hai chiều, cả bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm đều có nghĩa vụ này, nếu bên nào có hành vi vi phạm nghĩa vụ cung cấp thơng tin, vi phạm sự bình đẳng, tự do ý chí đều có thể ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng và làm phát sinh những trách nhiệm dân sự từ hành vi vi phạm nghĩa vụ.

Do đặc thù của hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng gia nhập, pháp luật cho phép doanh nghiệp bảo hiểm được soạn sẵn những điều khoản của hợp đồng cho phù hợp với đặc điểm của loại hình bảo hiểm mà doanh nghiệp cung ứng. Chính vì vậy, nếu doanh nghiệp bảo hiểm khơng thiện chí giải thích thì ngồi doanh nghiệp bảo hiểm ra, khơng ai có thể hiểu hết được nội dung của những điều khoản bảo hiểm. Nếu doanh nghiệp bảo hiểm khơng giải thích rõ thì sẽ dễ có sự hiểu sai, hiểu chưa đầy đủ từ phía bên mua bảo hiểm từ đó đi đến việc giao kết và thực hiện hợp đồng và vì thế, sẽ có ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng vì đã ảnh hưởng đến yếu tố ý chí. Chính vì vậy, pháp luật đặt ra nghĩa vụ cung cấp thông tin cho bên bảo hiểm và cũng không quên quy định một hậu quả pháp lý nếu có hành vi vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin – điều 19.3 Luật kinh doanh bảo hiểm:

“Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm thì bên mua bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho bên mua bảo hiểm do việc cung cấp thông tin sai sự thật.”. Thông tin mà bên mua bảo hiểm phải

cung cấp theo quy định tại điều 17.2 Luật kinh doanh bảo hiểm chỉ dừng lại ở việc giải thích các điều khoản, điều kiện hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của các bên, do đó theo logic, việc vi phạm của bên bảo hiểm về nghĩa vụ cung cấp thơng tin chính là việc cố ý khơng giải thích hoặc giải thích chưa đầy đủ những thơng tin lẽ ra họ phải giải thích. Pháp luật không cho phép doanh nghiệp bảo hiểm với những hiểu biết chun mơn nghiệp vụ về bảo hiểm lại có thể lợi dụng những hiểu biết đó để tìm kiếm lợi nhuận một cách bất hợp pháp. Ngồi việc đình chỉ thực hiện hợp đồng, bên bảo hiểm còn phải bồi thường thiệt hại cho bên bảo hiểm, thiệt hại đó có thể là vật chất hoặc tinh thần. Những hành vi của các doanh nghiệp bảo hiểm như vậy nếu khơng có những biện pháp pháp lý phù hợp sẽ dẫn đến hệ quả là có những tác động tiêu cực đến tâm lý và niềm tin của mọi người trong xã hội đối với bảo hiểm và từ đó sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường bảo hiểm.

28

Việc đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm – đó là điều mà có khi ngay cả bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại đều khơng muốn, bởi vì khi giao kết hợp đồng các bên đều muốn tạo lập được một quan hệ để đạt được những lợi ích nào đó. Thế nhưng khi hợp đồng bị đình chỉ, sẽ làm chấm dứt việc thực hiện nghĩa vụ và từ đó cũng chấm dứt ln việc hưởng quyền. Việc vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin của bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, mà cụ thể là nếu bên mua bảo hiểm hoặc doanh nghiệp bảo hiểm có hành vi lừa dối, cũng có thể làm cho hợp đồng vơ hiệu – Điều 22.1.d Luật kinh doanh bảo hiểm quy định: “Hợp đồng bảo hiểm vô hiệu trong trường hợp… bên mua bảo hiểm hoặc doanh nghiệp bảo hiểm có hành vi lừa dối khi giao kết hợp đồng”. Hợp đồng bảo hiểm vô hiệu nếu có hành vi lừa dối của bên mua bảo hiểm hoặc bên bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng. Điều này phù hợp với quy định chung về giao dịch dân sự, tại Điều 132 Bộ luật Dân sự: “Khi một bên tham gia giao dịch dân sự bị lừa dối7… thì có quyền u cầu tồ án tun bố giao dịch dân sự đó là vơ hiệu.”. Hành vi lừa dối trong hợp

đồng bảo hiểm thương mại tại thời điểm giao kết hợp đồng làm cho ý chí của bên bị lừa dối không thể hiện một cách đầy đủ và trung thực, khơng thể hiện sự bình đẳng của các bên, không thể hiện được nguyên tắc hợp tác và chia sẻ trong quan hệ bảo hiểm, ảnh hưởng đến nguyên tắc tự nguyện trong giao kết hợp đồng và vì thế khơng thể tồn tại một hợp đồng như vậy.

7

Theo quy định tại điều 132 Bộ luật Dân sự : “Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của

người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.”

29

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Cơ sở hình thành nghĩa vụ cung cấp thơng tin trong quan hệ bảo hiểm thương mại chính xuất phát từ đối tượng của hoạt động bảo hiểm – rủi ro và xuất phát từ bản chất của quan hệ bảo hiểm – sự không cân xứng trong việc nắm giữ thông tin cần thiết và quan trọng trong việc dự dốn, đánh giá rủi ro. Có thể nói, hiểu được cơ sở cho việc hình thành nghĩa vụ cung cấp thông tin sẽ giúp giải quyết các vấn đề về lợi ích và pháp lý. Trong đó, giải quyết được các vấn đề về pháp lý – xây dựng các quy định pháp luật về nghĩa vụ cung cấp thông tin, sẽ giúp duy trì và cân bằng về lợi ích của các bên. Cụ thể, chính các quy định của pháp luật về nghĩa vụ cung cấp thông tin sẽ giúp các bên trong quan hệ bảo hiểm có những cơ sở pháp lý rõ ràng và hợp pháp, giúp định hướng, hướng dẫn bên nhận bảo hiểm và bên mua bảo hiểm thực hiện những hoạt động hợp lý: những điều mà bên mua bảo hiểm và bên nhận bảo hiểm phải làm và không được làm khi tham gia vào quan hệ bảo hiểm, thực hiện nghĩa vụ thông tin khi nào và như thế nào là hợp lý, đầy đủ và đảm bảo lợi ích cho mình và cho cả phía đối tác…

Từ việc nhận thức được tầm quan trọng, mục đích và vai trị của việc thơng tin trong quan hệ bảo hiểm – đó là vấn đề dự đốn, đánh giá rủi ro, từ đó có những biện pháp cần thiết nhằm giảm thiểu, ngăn chặn rủi ro, hạn chế tổn thất. Có thể thấy được rằng phải có quy định của pháp luật để điều chỉnh về vấn đề này là cần thiết. Một nền tảng lý luận đầy đủ, đúng đắn sẽ là cơ sở vững chắc cho việc xây dựng các quy định pháp luật về nghĩa vụ cung cấp thơng tin một cách rõ ràng, giúp các bên có cơ sở pháp lý cho việc thực hiện để mau chóng đạt được mục đích cuối cùng. Mặc dù có những quy định của pháp luật về nghĩa vụ cung cấp thông tin trong quan hệ bảo hiểm nhưng trong thực tế, khơng phải tất cả đều có thiện chí và trung thực trong việc thực hiện, và việc này có thể xâm phạm lợi ích của bên kia trong quan hệ. Để ngăn chặn và hạn chế điều này, pháp luật cũng có những quy định về hậu quả pháp lý bất lợi cho bên có hành vi vi phạm. Nhưng cho dù là quy định của pháp luật về nghĩa vụ cung cấp thông tin hay quy định pháp luật về hậu quả pháp lý cho hành vi vi phạm, thì để xây dựng những vấn đề này bên cạnh việc dựa vào những cơ sở lý luận mà cịn phải tuỳ vào hồn cảnh thực tế và phải đảm bảo lợi ích cho bên bị vi phạm trước những hành vi vi phạm nghĩa vụ cung cấp thơng tin. Có như vậy mới đảm bảo được tính thực tiễn và tính điều chỉnh của quy định pháp luật.

Quy định về nghĩa vụ cung cấp thông tin không chỉ đem lại lợi ích giới hạn cho các bên tham gia vào quan hệ bảo hiểm mà ở góc độ xã hội, nó cịn là một kênh thơng tin và tuyên truyền những kiến thức bảo hiểm và pháp luật bảo hiểm đến với mọi người thông

30

qua sự thắc mắc của người mua bảo hiểm và thông qua việc giải thích, giải đáp thắc mắc, tư vấn của doanh nghiệp bảo hiểm. Sự hiểu biết rõ ràng, một hệ thống pháp luật phù hợp với quan hệ mà nó điều chỉnh sẽ làm thúc đẩy sự phát triển của thị trường bảo hiểm, từ đó cũng góp phần rất lớn đối với sự phát triển của xã hội.

31

CHƯƠNG2

NHỮNG VƯỚNG MẮC VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ NGHĨA VỤ CUNG CẤP THÔNG TIN TRONG QUAN HỆ

BẢO HIỂM THƯƠNG MẠI

NHỮNG VƯỚNG MẮC TRONG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ NGHĨA VỤ CUNG CẤP THÔNG TIN TRONG QUAN HỆ BẢO HIỂM THƯƠNG MẠI. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quan hệ pháp luật là những quan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật điều chỉnh. Bởi vì tính chất quan trọng và phổ biến của mối quan hệ đó trong đời sống xã hội, nhu cầu thiết lập một trật tự pháp lý, do đó phải có quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ xã hội đó. Pháp luật thể hiện tính giai cấp bởi lẽ pháp luật ra đời từ khi xuất hiện nhà nước – một yếu tố mang bản chất giai cấp, do giai cấp thống trị tạo ra để duy trì vị trí thống trị của mình. Trong thời kì quá độ để đi lên xã hội chủ nghĩa ở nước ta như hiện nay, sự mâu thuẫn giai cấp vẫn còn tồn tại tuy không rõ ràng và gay gắt, nhưng việc xây dựng nên các quy phạm pháp luật là cũng do một số người trong xã hội tạo ra chứ không phải là sản phẩm của tất cả mọi người trong xã hội. Các nhà làm luật đã soạn thảo ra các quy định pháp luật mặc dù dựa trên bản chất lịch sử của quan hệ xã hội, có sự tham khảo pháp luật các nước trên thế giới và cũng dựa vào tình hình thực tế trong nước, song việc ban hành các quy phạm pháp luật vẫn có nhiều sự bất cập là khơng thể tránh khỏi. Việc sai sót này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như yếu tố chủ quan chi phối – đưa ra những quyết định pháp luật chỉ dựa vào những phán đốn chủ quan, khơng dựa vào bản chất của vấn đề, điều kiện nghiên cứu giới hạn, quan hệ xã hội chưa phát triển tới mức hoặc phát triển vượt quá so với giới hạn phạm vi điều chỉnh của quy phạm pháp luật…

Bảo hiểm là một lĩnh vực khá mới mẻ tại Việt Nam, cụ thể cụ thể lĩnh vực bảo hiểm được biết đến một cách phổ biến tại Việt Nam kể từ năm 1994 trong khi đó so với các nước phát triển, bảo hiểm đã xuất hiện từ thế kỉ XV. Do đó những hiểu biết về bản chất của bảo hiểm cũng như quá trình hình thành bảo hiểm và những vấn đề liên quan đến nó cịn hạn chế, vì vậy, việc có những sai sót trong những quy định của pháp luật về lĩnh vực này là cũng không thể tránh khỏi. Trong phạm vi của đề tài xin được nêu lên những bất cập trong quy định pháp luật bảo hiểm thương mại mà giới hạn cụ thể là những quy định của pháp luật về nghĩa vụ cung cấp thông tin trong quan hệ bảo hiểm thương mại.

32

Những vướng mắc trong quy định về nghĩa vụ cung cấp thông tin trong quan hệ bảo hiểm thương mại.

Nghĩa vụ cung cấp thông tin ra đời là do bản chất của quan hệ bảo hiểm thương mại, nhu cầu cân bằng vị thế của các bên trong việc nắm giữ các thông tin cần thiết và quan trọng trong việc dự đốn và đánh giá rủi ro và mặt khác cịn nhằm đảm bảo cho sự cơng bằng và lợi ích chính đáng của các bên tham gia hợp đồng bảo hiểm. Là một vấn đề quan trọng, được pháp luật quy định, song về phương diện lý luận cũng như thực tiễn đã phát sinh những thiếu sót, bất cập.

Theo quy định tại Bộ luật Dân sự, nghĩa vụ cung cấp thông tin của bên mua bảo hiểm chỉ được thực hiện khi có yêu cầu của bên bảo hiểm, và với phạm vi là tất cả những thông tin mà bên mua bảo hiểm biết liên quan đến đối tượng bảo hiểm: “Khi giao kết hợp

đồng bảo hiểm, theo yêu cầu của bên bảo hiểm, bên mua bảo hiểm phải cung cấp cho bên bảo hiểm đầy đủ thơng tin có liên quan đến đối tượng bảo hiểm…” (điều 573 – Bộ luật Dân sự)

Luật kinh doanh bảo hiểm cũng có quy định phù hợp với vấn đề này, điều 19.1: “

Khi giao kết hơp đồng bảo hiểm… bên mua bảo hiểm có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến đối tượng bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm.”

Tuy nhiên vấn đề này trong lĩnh vực hàng hải lại có quy định khác với hai quy định trên, tại điều 229 Bộ luật Hàng hải 2005 quy định: “Người được bảo hiểm có nghĩa vụ cung cấp cho người bảo hiểm biết tất cả các thơng tin mà mình biết hoặc phải biết liên quan đến việc giao kết hợp đồng bảo hiểm có thể ảnh hưởng đến việc xác định khả năng

Một phần của tài liệu Quy định pháp luật về nghĩa vụ cung cấp thông tin trong quan hệ bảo hiểm thương mại (Trang 31 - 59)