Yêu cầu hệ thống

Một phần của tài liệu nghiên cứu cách chuyển đổi cơ sở dữ liệu quan hệ và xml, ứng dụng hệ thống vào quản lý thư viện (Trang 70 - 79)

4. Tổng quan luận văn

3.2.Yêu cầu hệ thống

3.2.1. Phần mềm

- Công cụ lập trình: Microsoft Visual Studio 2008, Microsoft Framework 3.5 trở lên. - Hệ quản trị cơ sở dữ liệu: Microsoft SQL Server 2005; MySQL 5.1.36; Microsoft Access 2003.

- Hệ điều hành: Microsoft Windows 2000 Service Pack 4; Microsoft Windows Server 2003 Service Pack 1; Microsoft Windows XP Service Pack 2.

- Trình duyệt web: Mozilla Firefox 3.0, Internet Explorer 7.0 trở lên.

3.2.2. Phần cứng

- Máy tính chip Pentium III trở lên.Tối thiểu 128 MB RAM, cấu hình đề nghị: 512 MB RAM.

- Ổ cứng còn trống tối thiểu 512 MB

3.3. Giao diện và một số chức năng của chƣơng trình 3.3.1. Màn hình chính của hệ thống

Là nơi bắt đầu cho mọi chức năng của hệ thống, nhằm cung cấp một cái nhìn tổng thể cho người sử dụng (Hình 3.1).

3.3.2. Chức năng đăng nhập hệ thống

Khi người quản trị đăng nhập đúng tên đăng nhập và mật khẩu thì hệ thống sẽ chuyển đến trang quản lý hệ thống. Tên đăng nhập và mật khẩu được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu Microsoft SQL Server (Hình 3.2).

Hình 3.2: Màn hình đăng nhập vào quản lý hệ thống

3.3.3. Chức năng Nhập dữ liệu

Độc giả điền các thông tin vào Phiếu nhập độc giả và gửi thông tin đăng ký đến bộ phận thủ thư tiếp nhận phiếu nhập thông qua chức năng Nhập độc giả (Hình 3.3).

Hình 3.3: Màn hình nhập độc giả

3.3.3.1. Nhập độc giả

Cho phép tạo ra tập tin TT_Nhapdg.xml để chứa thông tin nhập độc giả nếu nó chưa tồn tại trên máy chủ.

<?xml version="1.0" standalone="yes"?> <DS_Nhapdg> <TT_Nhapdg> <Madg>B001</Madg> <Tendg>Lê Thị Ánh</Tendg> <GioiTinh>Nữ</GioiTinh> <Namsinh>1992</Namsinh> <DiaChi>Thái Bình</DiaChi> <Nghenghiep>Sinh viên</Nghenghiep> <Khoa>Kinh tế</Khoa> <Lop>CĐ51KT1</Lop> <Dienthoai>0123660672</Dienthoai> </TT_Nhapdg> </DS_Docgia>

Ngược lại nếu tập tin TT_Nhapdg.xml đã tồn tại trên máy chủ thì thông tin về Nhập độc giả sẽ được ghi thêm vào.

3.3.3.2. Hủy

Khởi tạo các trường dữ liệu trên trang Nhập độc giả về giá trị mặc định để chuẩn bị cho việc nhập mới.

3.3.3.3. Thoát

Cho phép quay về trang chủ của hệ thống thông tin “Quản lý thư viện”.

3.3.4. Chức năng tìm kiếm thông tin

Tra cứu theo các tiêu chí: mã độc giả, tên độc giả, tên sách. Tiêu chí này được kết xuất từ nguồn dữ liệu trong tập tin DS_Docgia.xml như sau:

Chẳng hạn, ta chọn tiêu chí tìm kiếm “Tên độc giả”, kết quả tìm thấy và hiển thị màn hình sau (Hình 3.4).

Hình 3.4: Kết quả tra cứu thông tin độc giả

3.3.5. Chức năng Báo cáo thống kê

Sau mỗi đợt nhập độc giả, sách của độc giả, sách bộ phận lập báo cáo thống kê và gửi danh sách những độc giả đang mượn sách tại tthư viện theo từng đợt cho bộ phận tổng hợp để báo cáo với lãnh đạo.

3.4. Một số kết quả cài đặt thuật toán 3.4.1. Biểu diễn tài liệu XML theo dạng cây 3.4.1. Biểu diễn tài liệu XML theo dạng cây

Tạo tài liệu XML bằng cách đọc một trong các CSDL quan hệ như Microsoft SQL Server, MySQL, Microsoft Access thông qua các chức năng: Hiển thị XML từ SQL Server, Hiển thị XML từ MySQL, Hiển thị XML từ MS Access. Thuật toán chuyển đổi sử dụng phương pháp ánh xạ đã trình bày ở chương 2. Sau đó hiển thị tài liệu XML này dưới dạng cây bởi chức năng Biểu diễn theo DOM (Hình 3.5). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.4.2. Biểu diễn tài liệu XML dạng bảng

Tạo tài liệu XML bằng cách đọc một trong các CSDL quan hệ như Microsoft SQL Server, MySQL, Microsoft Access thông qua các chức năng: Hiển thị XML từ SQL Server, Hiển thị XML từ MySQL, Hiển thị XML từ MS Access.Thuật toán chuyển đổi sử dụng phương pháp ánh xạ đã trình bày ở chương 2. Sau đó hiển thị tài liệu XML này dưới dạng bảng bởi chức năng Biểu diễn XML dạng bảng (Hình 3.6).

Hình 3.6: Kết quả biểu diễn tài liệu XML theo dạng bảng

3.4.3. Chuyển cơ sở dữ liệu sang tài liệu XML

Đọc các bảng trong CSDL quan hệ chẳng hạn như Microsoft SQL Server, MySQL, Microsoft Access thông qua các chức năng: Chuyển SQL Server sang XML, Chuyển MySQL sang XML, Chuyển MS Access sang XML. Thuật toán chuyển đổi sử dụng phương pháp ánh xạ đã trình bày ở chương 2. Sau đó chuyển thành tài liệu XML tương ứng (Hình 3.7).

3.4.4. Chuyển tài liệu XML sang cơ sở dữ liệu quan hệ

Đọc tài liệu XML, sau đó chuyển sang một trong các CSDL như Microsoft SQL Server, MySQL, Microsoft Access bởi các chức năng: Chuyển XML sang SQL Server, Chuyển XML sang MySQL, Chuyển XML sang Access. Thuật toán chuyển đổi sử dụng phương pháp ánh xạ đã trình bày ở chương 2 (Hình 3.8).

Hình 3.8: Kết quả chuyển đổi từ XML sang CSDL quan hệ

3.5. Kết luận chƣơng 3

Chương 3 mô tả bài toán quản lý thư viện và ứng dụng thuật toán chuyển đổi giữa cơ sở dữ liệu quan hệ và XML dùng phương pháp ánh xạ vào bài toán quản lý thư viện. Sử dụng ngôn ngữ lập trình C# trong môi trường ASP.NET xây dựng ứng dụng “Quản lý thư viện” tại thư viện trường Cao đẳng Công nghiệp Nam Định.

KẾT LUẬN

Việc chuyển đổi các CSDL quan hệ sang một tài liệu XML và ngược lại mà không cần quan tâm đến việc bảo toàn các ràng buộc dữ liệu hay việc nghiên cứu chuyển đổi có bảo toàn ràng buộc bằng việc xét các ràng buộc dữ liệu thông qua các ràng buộc khóa đã và đang được nghiên cứu.

Tuy nhiên, với phương pháp ánh xạ thì rõ ràng tính ứng dụng thực tiễn không cao, do CSDL tồn tại trong thế giới thực luôn luôn có sự ràng buộc lẫn nhau. Phương pháp băm nhỏ hay phân tách các tài liệu XML thì thực sự khó khăn, phức tạp để có thể xét được hầu hết tất cả các ràng buộc cũng như các phụ thuộc dữ liệu.

Các kết quả đạt đƣợc của luận văn:

 Trình bày tổng quan về cấu trúc một tài liệu XML, định nghĩa kiểu tư liệu DTD, lược đồ, mô hình đối tượng tài liệu DOM, phân tích tài liệu XML theo mô hình DOM và các khái niệm CSDL quan hệ.

 Giới thiệu các thuật toán chuyển một tài liệu XML sang một CSDL quan hệ và ngược lại.

 Cài đặt được thuật toán bằng ngôn ngữ lập trình C# trong môi trường ASP.NET. Trên cơ sở xây dựng phần mềm ứng dụng “Quản lý thư viện” tại Thư viện trường Cao đẳng Công nghiệp Nam Định.

Một số hạn chế của luận văn:

 Thuật toán chuyển đổi có độ phức tạp O(n2) còn chưa tối ưu.

 Cơ sở dữ liệu sử dụng trong chương trình chưa hoàn thiện.

Hƣớng nghiên cứu tiếp theo:

 Luận văn có thể được phát triển để hỗ trợ cho việc phục hồi các CSDL quan hệ gốc từ các tài liệu XML đã được chuyển đổi trong quá trình trao đổi dữ liệu

 Hoàn thiện hệ thống thông tin “Quản lý thư viện” cũng là hướng phát triển của đề tài nhằm đáp ứng cao hơn nữa các yêu cầu sử dụng riêng của Thư viện Trường Cao đẳng Công nghiệp Nam Định.

Do thời gian và khả năng có hạn, luận văn có thể còn nhiều thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ dẫn thêm của các thầy, cô và các bạn đồng nghiệp để em có thể xây dựng được ứng dụng hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy hướng dẫn PGS.TS. Đoàn Văn Ban và các thầy cô của Trường Đại học CNTT & TT đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để luận văn này hoàn thành đúng thời hạn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Nguyễn Tiến, Đặng Xuân Hường, Nguyễn Văn Hoài, Nguyễn Tuấn Ngọc (2001), “Nhập môn XML thực hành và ứng dụng”, NXB Thống kê.

2. Christopher Allen (2004), “Nhập môn về Cơ sở dữ liệu quan hệ và Lập trình SQL”, NXB Thống kê.

3. Lê Minh Hoàng (2006), “Các thủ thuật trong HTML và thiết kế Web”, NXB Lao động - Xã hội.

4.Lê Tiến Vương (2000), “Nhập môn cơ sở dữ liệu quan hệ”, NXB Thống kê. 5. Nguyễn Ngọc Bình Phương, Thái Kim Phụng, Lê Ngọc Sơn, Nguyễn Hoàng Thanh Nhàn (2007), “Các giải pháp lập trình ASP.NET 2.0”, Nhà sách Đất Việt.

6. Nguyễn Phương Lan (2003), “XML nền tảng và ứng dụng”, NXB Lao động - Xã hội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

7. Nguyễn Thị Ngọc Mai (2007), “Lý thuyết cơ sở dữ liệu - Tập1, 2”, NXB Lao động - Xã hội.

8. Nguyễn Thiên Bằng, Hoàng Đức Hải, Phương Lan (2005), “Giáo trình nhập môn XML”, NXB Lao động - Xã hội.

9. Phạm Hữu Khang (2005), “Lập trình ASP.Net 2.0”, NXB Lao động - Xã hội. 10. Phạm Hữu Khang (2007), “SQL Server 2005 - Lập Trình T-SQL”, NXB Lao động - Xã hội.

11. Phương Lan, Hoàng Đức Hải (2002), “Lập trình Windows với C#. Net”, NXB Lao động - Xã hội.

Tiếng Anh

12. Ash Rofail and R. Allen Wyke (2002), “XML Programming (Core Reference)” Published by Microsoft Corporation.

13. Bhavani Thuraisingham (2002), “XML Databases and the Semantic Web”, Published by CRC Press.

14. Bipin Joshi (2008), “Beginning XML with C# 2008: From Novice to Professional”,Published by Apress.

15. KevinWilliams, Michael Brundage, Patrick Dengler, Jeff Gabriel, Andy Hoskinson, Michael Kay, Thomas Maxwell, Marcelo Ochoa, Johnny Papa, Mohan Vanmane (2000), “Professional XML Databases”, Published by Wrox Press Ltd.

16. Vidya Vrat Agarwal, James Huddleston, Ranga Raghuram, Syed Fahad Gilani, Jacob Hammer Pedersen, and Jon Reid (2007), “Beginning C# 2008

Databases: From Novice to Professional”, Published by Apress.

Nguồn từ các website 17. http://www.ifla.org/IV/ifla64/138-161e.htm 18. http://www.w3.org/TR/REC-xml/) 19. http://www.w3.org/standards/xml/ 20. www.xml.com 21. http://www.w3schools.com/xml/default.asp 22. http://vi.wikipedia.org

Một phần của tài liệu nghiên cứu cách chuyển đổi cơ sở dữ liệu quan hệ và xml, ứng dụng hệ thống vào quản lý thư viện (Trang 70 - 79)