Nhóm biện pháp về thủ tục hành chính:

Một phần của tài liệu chính sách đầu tư quốc tế - một bộ phận cấu thành quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế Hàn Quốc, những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam và thực tiễn quan hệ đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc (Trang 30 - 34)

III. Bài học kinh nghiệm của Hàn Quốc

2.Nhóm biện pháp về thủ tục hành chính:

Thủ tục hành chính rắc rối phiền hà được xem như một trong những nguyên nhân quan trọng làm giảm tính hấp dẫn của môi trường đầu tư Việt Nam. Do đó, cần xây dựng cơ chế quản lý theo hướng một cửa, một đầu mối ở Trung ương và ở địa phương để tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư nước ngoài. Trước mắt cần:

- Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương và địa phương trong hoạt động quản lý FDI; phân định rõ quyền hạn, trách nhiệm của từng cơ quan trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh.

- Cải tiến mạnh thủ tục hành chính liên quan đến FDI theo hướng đơn giản hoá việc cấp phép và mở rộng phạm vi các dự án thuộc diện đăng ký cấp phép đầu tư. Lập tổ công tác liên ngành do Bộ KH & ĐT chủ trì để rà soát có hệ thống các quy định liên quan đến hoạt động FDI trên cơ sở đó có kiến nghị bãi bỏ những quy định không cần thiết.

3. Nhóm biện pháp về cải tiến hệ thống tài chính ngân hàng, sử dụng linh hoạt và có hiệu quả chính sách tiền tệ.

Theo các nhà đầu tư, các quy định liên quan đến hệ thống tài chính là ít hiệu quả. Như việc ngân hàng quốc doanh nắm giữ nguồn tiền đồng lớn và ít cho doanh nghiệp ngoài quốc doanh vay, các khoản vốn vay thường ngắn hạn và ít các nguồn huy động dài hạn. Ngoài ra còn có các khó khăn khác như chuyển đổi từ Đôla Mỹ sang đồng Việt Nam, khoản vay hợp vốn khó phân chia tài sản, chuyển dịch ngoại tệ, can thiệp phi kinh tế trong giao dịch thương mại. Những yếu tố này gây khó khăn và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của nhà đầu tư. Chính phủ cần cải thiện hệ thống thanh toán, tăng mức huy động tiền gửi đồng Việt Nam cho các chi nhánh ngân hàng nhà nước, hỗ trợ doanh nghiệp không được ưu tiên mua ngoại tệ, kết hối 40% ngoại tệ của các doanh nghiệp từ nguồn thu vãng lai, nới lỏng quy định hiện hành về hạn chế mức tiền ký gửi bằng đồng Việt Nam tại các chi nhánh ngân hàng nước ngoài và tiến tới xoá bỏ khi điều kiện cho phép; tiếp tục giảm dần, tiến tới xoá bỏ việc bắt buộc kết hối ngoại tệ khi có đủ điều kiện. Sử dụng linh hoạt, có hiệu quả các công cụ của chính sách tiền tệ như tỷ giá, lãi suất theo các nguyên tắc của thị trường có sự quản lý vĩ mô của nhà nước.

4.Nhóm biện pháp về hạ tầng cơ sở:

Hiện tại cơ sờ hạ tầng của Việt Nam còn khá lạc hậu đặc biệt là hệ thống đường giao thông, hệ thống điện, cấp thoát nước, sân bay, mạng thông tin liên lạc viễn thông còn bộc lộ nhiều bất cập trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Đồng thời, nhiều loại dịch vụ quan trọng chưa phát triển như dịch vụ giao dịch chứng khoán, chuyển đổi ngoại hối, vui chơi giải trí…quy

Nam thì việc cải thiện và năng cấp cơ sở hạ tầng cần được coi trọng và thực hiện đồng bộ.

Thứ nhất, cần đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật như đường giao thông, sân bay, bến cảng, kho tàng, hệ thống liên lạc viễn thông, hệ thống điện, hệ thống thoát nước…

+ Cần chỉ đạo tập trung để đẩy nhanh tiến độ và giải pháp thi công các công trình trọng điểm.

+ Mở rộng hệ thống giao thông ở các cửa ngõ đặc biệt là ở những thành phố lớn, phân luồng giao thông đô thị, đầu tư xây dựng hệ thống bến bãi và phát triển mạng lưới vận tải HKCC.

+ Xây dựng hệ thống viễn thông và công nghệ thông tin hiệu quả.Mở các cổng giao dịch điện tử băng tải rộng và dung tích lớn, kết nối mạng không dây, nâng cao chuyển mạch LAN, đảm bảo an ninh mạng…

Cần kết hợp giữa nguồn vốn ở trong nước và nguồn vốn của các đối tác nước ngoài.

Thứ hai, đối với cơ sở hạ tầng kinh tế đối ngoại tế - xã hội như các dịch vụ ngan hàng tài chính, bảo hiểm, y tế, giáo dục, vui chơi giải trí… cần phát triển mạnh chứng khoán, mở rông phạm vi tham gia dao dịch cho các nhà đàu tư, chú trọng thu hút đầu tư nước ngoài vào phát triển mạnh c ác dịch vụ này kết hợp các hình thức phù hợp trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc quốc tế trong kinh tế doanh dịch vụ. Lấy các tiêu chuẩn về chất lượng dịch vụ quốc tế lame cơ sở để phát triển cơ sở hạ tầng loại này

Đối với các dịch vụ vui chơi giải trí, cẩn đầu tư nghiên cứu sở thích vui chơi giải trí của các nhà đàu tư trên từng quốc gia. Cần hình thành những

khu vui chơi giải trí phù hợp với thu nhập và văn hóa, tập quán sinh hoạt của các đối tác đầu tư.

Thứ ba, cần tích cực học tập kinh nghiệm học tập các nước trong xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị tại các trung tâm giao dịch kinh tế quốc tế lame bài học và chuẩn mực nhằm định hướng hiện đại hóa cơ sở hạ tầng của Việt Nam như kinh nghiệm của Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia…

5.Nhóm biện pháp về hệ thống dịch vụ hỗ trợ cho đầu tư nước ngoài:

Các dịch vụ hỗ trợ cho đầu tư nước ngoài ở Việt Nam hiện nay còn ở mức thấp và kém hiệu quả. Mặc dù các dịch vụ này đã được cải thiện rất nhiều trong những năm 90, song vẫn còn rất chậm so với các nước trong khu vực, nhất là trong lĩnh vực năng lượng, giao thông, viễn thông và cơ sở hạ tầng thông tin. Giá hàng hoá và dịch vụ, đặc biệt là giá các dịch vụ là chi phí đầu vào của sản xuất như điện, nước, viễn thông, giá thuê mặt bằng... của ta còn rất cao so với khu vực. Cần có những cải thiện tích cực hơn để giảm cước bưu chính viễn thông, tiền thuê đất, tăng thêm các ưu đãi về thuế và tài chính.Bên cạnh đó, việc thành lập một cơ quan điều phối trung ương giám sát sự phát triển kinh tế sẽ thực sự hữu ích. Một thực tế từ các nước phát triển nhanh như Hàn Quốc trong thời gian đầu là không dễ đáp ứng mọi yêu cầu và nhu cầu của nhà đầu tư song song với việc duy trì đà tăng trưởng.

Xây dựng hệ thống các Trung tâm xúc tiến đầu tư của Bộ KH & ĐT tại các khu vực: Đề xuất với Chính phủ xây dựng một hệ thống các văn phòng của Bộ KH & ĐT đảm trách vai trò như một trung tâm xúc tiến đầu tư tại các vùng kinh tế trong cả nước. Có thể chia thành 8 khu vực đầu tư lớn như sau: Miền núi và Trung du Bắc bộ, Đồng bằng sông Hồng, Bắc miền Trung, Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam bộ, Đồng bằng sông

thay mặt Bộ KH & ĐT giải quyết những vấn đề liên quan đến đầu tư nước ngoài tại các địa phương và chủ động triển khai các hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm hỗ trợ cho các địa phương đẩy mạnh hiệu quả hoạt động đầu tư nước ngoài. Các trung tâm xúc tiến tại các khu vực phải được kết nối để đảm bảo thông tin được cập nhật và luôn được chia sẻ giữa văn phòng trung tâm và các văn phòng khu vực nhằm đạt được hiệu quả nhờ tính thống nhất và liên kết giữa các địa phương.

Một phần của tài liệu chính sách đầu tư quốc tế - một bộ phận cấu thành quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế Hàn Quốc, những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam và thực tiễn quan hệ đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc (Trang 30 - 34)