Phương hướng hoàn thiện:

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HẠCH TOÁN CHÊNH LỆCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI (Trang 26 - 30)

2.2.1.Hoàn thiện những bất cập trong chuẩn mực kế toán số 10.

Để kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ được đúng đắn và toàn diện, việc qui đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam hoặc bằng đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán để ghi sổ không nên căn cứ vào “bên Có của các tài khoản nợ phải trả hoặc bên Nợ của các tài khoản nợ phải thu” hay “bên Nợ của các tài khoản nợ phải trả hoặc bên Có của các tài khoản nợ phải thu” mà phải căn cứ vào bản chất của nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Trên tinh thần đó, theo tôi nội dung hướng dẫn của Thông tư ở đoạn 2.4 và 2.5 như đã nêu ở đầu bài viết cần được sửa lại như sau:

“Đối với các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ làm tăng nợ phải trả hoặc tăng nợ phải thu thì phải được ghi sổ bằng Đồng Việt Nam hoặc bằng đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán theo tỷ giá giao dịch”;

“Đối với các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ làm giảm nợ phải trả hoặc giảm nợ phải thu thì phải được ghi sổ bằng Đồng Việt Nam hoặc bằng đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán theo tỷ giá ghi trên sổ kế toán”.

2.2.2.Hạn chế rủi ro ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái bằng hợp đồng quyền chọn.

Trong nền tài chính chứa nhiều rủi ro tiềm ẩn, nhiều doanh nghiệp rất thành công trong sản xuất kinh doanh nhưng lại không chú ý đến việc phòng chống rủi ro, trong đó có rủi ro về thay đổi tỷ giá hối đoái.Với nhiều rủi ro

tiềm ẩn như thế,doanh nghiệp có thể tránh được rủi ro này nhưng khó có thể tránh được rủi ro khác.Ngay cả trong trường hợp tránh được rủi ro do khác nhau giữa tài khoản có và tài sản nợ, doanh nghiệp cũng chưa hẳn tránh được rủi ro do biến động của tỷ giá.Nếu một đối thủ cạnh tranh nhập hàng để bán ở thị trường trong nước và đồng tiền thanh toán của nhà nhập khẩu đó đang mất giá so với đồng tiền ghi sổ, nhà nhập khẩu sẽ có một lợi thế cạnh tranh so với doanh nghiệp vì họ cần ít tiền hơn để mua ngoại tệ đó. Vậy rủi ro do thay đổi tỷ giá mà doanh nghiệp gặp phải khi có sự biến động tỷ giá hối đoái theo hướng bất lợi cho doanh nghiệp.Để hạn chế rủi ro này, doanh nghiệp phải sử dụng công cụ tài chính.Hợp đồng quyền chọn là một trong số công cụ đó.Hợp đồng quyền chọn là loại hợp đồng cho phép người nắm giữ quyền để mua hay bán tài sản xác định với mức giá xác định trong một kỳ thời gian.

2.2.3.Hoàn thiện kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái trong đơn vị hành chính

sự nghiệp.

Bên cạnh hoàn thiện chế độ hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái trong đơn vị sản xuất kinh doanh, thì chế độ kế toán hành chính sự nghiệp mới ban hành theo quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 thay thế Quyết định số 999TC/QĐ/CĐKT ngày 2/11/1996 đã được sửa đổi, bổ sung phù hợp với các chính sách tài chính áp dụng cho các cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về biên chế và kinh phí quản lý hành chính.Tuy nhiên, hệ thống kế toán hành chính sự nghiệp mới này vẫn còn những bất cập trong một số nội dung hạch toán.

KẾT LUẬN

Qua việc nghiên cứu về hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái sẽ biết được những tồn tại bất cập trong việc hạch toán nó.Theo quy định của chế độ kế toán hành, chuẩn mực kế toán Việt Nam trong đó có chuẩn mực kế toán số 10-Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái quy định cụ thể.Doanh nghiệp chủ động trong việc khi có sự biến động của tỷ giá hối đoái nhằm hạn chế rủi ro, giảm thiệt haị cho doanh nghiệp.Doanh nghiệp đưa ra các biện pháp phù hợp hơn.Việc nghiên cứu về hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái còn nhiều vấn đề cần xét đển.Trên đây chỉ là một khía cạnh nghiên cứu nhỏ.Chúng ta cần nghiên cứu bổ sung nhằm hoàn thiện phương háp hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Tạp chí kế toán số tháng 12/2006. 2.Tạp chí kế toán số tháng 8/2006. 3.Thông tư 105/2003/TT-BTC.

4.Chuẩn mực kế toán số 10 (VAS 10 )

5. Giáo trình Kế toán tài chính .Chủ biên:PGS.TS.Đặng Thị Loan

6. Hướng dẫn thực hiện chế độ kế toán doanh nghiệp (Theo quyết định số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/3/2006) TS. Nguyễn Phương Liên, chủ biên

MỤC LỤC

Trang

LỜI NÓI ĐẦU...1

PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HẠCH TOÁN CHÊNH LỆCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI...2

1.1. Khái niệm và phân loại về chênh lệch tỷ giá hối đoái:...2

1.2. Nguyên tắc về chênh lệch tỷ giá hối đoái:...2

1.3. Hạch toán tổng hợp:...6

1.3.1.Tài khoản sử dụng:...6

1.3.2.Phương pháp hạch toán các ngiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh:...8

1.3.3. Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản...14

Có TK 3387 : Doanh thu chưa thực hiện...17

1.4. Hình thức ghi sổ kế toán...17

1.4.1. Hình thức nhật kí chung...17

1.4.2. Hình thức chứng từ ghi sổ...17

1.4.3. Hình thức nhật kí-chứng từ...17

1.4.4.Các mẫu sổ theo quy định hiện hành...17

PHẦN II: THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN CHÊNH LỆCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI...18

2.1.Thực trạng về hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái:...18

2.1.1. Những bất cập trong chuẩn mực kế toán Việt Nam số 10 về việc thay đổi tỷ giá hối đoái...18

2.1.2. Hạch toán bảo hộ rủi ro thay đổi tỷ giá bằng hợp đồng quyền chọn:...23

2.2. Phương hướng hoàn thiện:...26

2.2.1.Hoàn thiện những bất cập trong chuẩn mực kế toán số 10...26

2.2.2.Hạn chế rủi ro ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái bằng hợp đồng quyền chọn...26

2.2.3.Hoàn thiện kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái trong đơn vị hành chính sự nghiệp...27

KẾT LUẬN...28

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HẠCH TOÁN CHÊNH LỆCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(30 trang)
w