Sinh trưởng đường kính thân cây (D1.3)

Một phần của tài liệu Bước đầu đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình rừng trồng Keo lai và Keo tai tượng tại xã Dũng Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình (Trang 32 - 58)

M C TIÊU, Ụ ĐỐ ƯỢ IT NG, PH VI, NI DUNG VÀ ẠỘ

4.1.1. Sinh trưởng đường kính thân cây (D1.3)

Đường kính là một trong những chỉ tiêu quan trọng tạo nên trữ lượng rừng, khả năng sinh trưởng nhanh hay chậm của các chỉ tiêu này sẽ quyết đến năng suất và chất lượng của rừng trồng. Khả năng sinh trưởng về đường kính được quyết định bởi mật độ trồng, loài cây trồng, điều kiện lập địa cũng như các biện pháp kỹ thuật chăm sóc và tác động khác nhau.

Kết quả tính toán các giá trị trung bình và các đặc trưng mẫu của ô tiêu chuẩn được trình bày trong Bảng 4.1. Trong đó tiêu chuẩn U dùng để kiểm tra sai dị về chỉ tiêu đường kính D1.3 giữa các OTC với nhau.

Bảng 4.1: Sinh trưởng đường kính D1.3 của Keo lai và Keo tai tượng trên các ô tiêu chuẩn tại xã Dũng Phong – Cao Phong – Hòa Bình

Mô hình OTC N (cây/OTC 500m2) D1.3 (cm) S S% |U|

Keo lai 1 65 12,28 2,84 23,13 U1-2 = 1,099

2 67 11,90 2,63 22,10 U1-3 = 0,759

3 64 11,94 2,48 20,77 U2-3 = 0,378

Keo tai tượng 4 64 11,05 1,95 17,65 U1-2 = 0,903

5 59 10,63 2,31 21,73 U1-3 = 0,745

6 61 10,72 2,52 23,51 U2-3 = 0,118

Kết quả bảng 4.1 cho thấy hai loài Keo khác nhau cho sinh trưởng đường kính khác nhau. D1.3 trong mô hình rừng trồng Keo lai dao động trong khoảng 11,90 – 12,28cm, còn D1.3 trong mô hình từng trồng Keo tai tượng dao động từ 10,63 – 11,05cm. Đường kính cao nhất ở OTC số 1: 12,28cm (mô hình rừng trồng Keo lai) và thấp nhất ở OTC số 5 (10,63cm, mô hình rừng Keo tai tượng) chênh lệch 1,65cm.

Hệ số biến động dao động trong khoảng từ 17 – 24%, hệ số này nhỏ điều này khẳng định rằng ở cả hai mô hình rừng đã có sự phân hóa về đường kính giữa các cây trong mô hình rừng, nhưng mức độ phân hóa này không cao.

Kết quả kiểm tra độ thuần nhất về đường kính giữa các ô tiêu chuẩn của hai mô hình rừng trồng đều cho thấy |U| < U05 = 1,96, nghĩa là không có sự sai khác giữa các điều kiện địa hình trong một loài. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành gộp 3 OTC của mỗi mô hình thành 1 OTC lớn và tính toán các đặc trưng mẫu để so sánh sinh trưởng đường kính D1.3 giữa hai loài Keo nhằm tìm ra loài Keo ưu thế nhất. Kết quả tính toán được thể hiện trong Bảng 4.2 như sau:

Bảng 4.2: Sinh trưởng đường kính D1.3 của hai mô hình rừng trồng Keo lai và Keo tai tượng sau khi gộp

Chỉ tiêu Mô hình N (cây/OTC 1500m2) D1.3 (cm) S S% Δt (cm/năm) |U|

Keo lai 190 11,97 2,65 22,14 3,0 4,285

Keo tai tượng 184 10,81 2,26 20,91 2,7

Bảng 4.2 cho thấy dung lượng mẫu để tiến hành nghiên cứu đối với hai loài Keo lai và Keo tai tượng là tương đương nhau nhưng sinh trưởng về đường kính trung bình của hai loài có sự sai khác rõ rệt. Với Keo lai sinh trưởng trung bình đạt 11,97cm tương đương với tăng trưởng bình quân đạt 3,0 cm/năm, còn Keo tai tượng chỉ đạt 10,81 cm tương đương với tăng trưởng bình quân đạt 2,7 cm/năm.

Hệ số biến động của hai loài sau khi gộp các OTC tương đối đồng đều trung bình là 21,52%, hệ số này nhỏ điều này khẳng định rằng ở cả hai mô hình rừng trồng Keo mức độ biến động sinh trưởng đường kính giữa các cây là ít. Tuy nhiên ở mô hình rừng trồng Keo lai hệ số này vẫn lớn hơn so với mô hình rừng trồng Keo tai tượng.

Kiểm tra sự thuần nhất về đường kính giữa hai mô hình cho kết quả |U| >

1,96, do đó bác bỏ giả thuyết Ho, nghĩa là sinh trưởng về đường kính D1.3 giữa hai mô hình Keo lai và Keo tai tượng là khác nhau rõ rệt.

Để thấy được sự khác nhau về sinh trưởng D1.3 của hai loài Keo chúng tôi tiến hành vẽ giá trị lên biểu đồ kết quả như sau:

Hình 4.1: Biểu đồ sinh trưởng đường kính của hai mô hình rừng trồng tại khu vực nghiên cứu

Từ biểu đồ và kết quả nghiên cứu về sinh trưởng đường kính D1.3 ở trên chúng tôi có thể khẳng định rằng sinh trưởng về đường kính ngang ngực của Keo lai nhanh hơn so với Keo tai tượng. Do đó, tính đến giai đoạn này nếu dựa trên giá trị đường kính ngang ngực có thể lựa chọn Keo lai trồng trên khu vực này là tốt hơn so với Keo tai tượng.

4.1.2. Sinh trưởng chiều cao (Hvn)

Ngoài chỉ tiêu đường kính, sản lượng rừng trồng Keo còn phụ thuộc vào chiều cao vút ngọn. Chính vì vậy, nghiên cứu sinh trưởng chiều cao Hvn là một yếu tố quan trọng quyết định việc lựa chọn loài cây nào để trồng đạt hiệu quả cao nhất tại địa bàn nghiên cứu. Trong nhiều trường hợp chiều cao bình quân được dùng để phân chia cấp đất từ đó tra bảng để dự đoán các chỉ tiêu tăng trưởng và sản lượng của lâm phần vì nó nói lên khả năng tận dụng điều kiện lập địa một cách trung thực nhất.

Kết quả tính toán các giá trị trung bình và các đặc trưng mẫu của ô tiêu chuẩn được trình bày trong Bảng 4.3.

Bảng 4.3: Sinh trưởng chiều cao vút ngọn (Hvn) của Keo lai và Keo tai tượng trên các ô tiêu chuẩn tại xã Dũng Phong – Cao Phong – Hòa Bình

Mô hình OTC N (cây/OTC 500m2) Hvn (m) S S% |U|

Keo lai 1 65 11,19 1,27 11,35 U1-2 = 0,920

2 67 11,04 1,24 11,23 U1-3 = 0,221

3 64 11,13 1,21 10,87 U2-3 = 0,667

Keo tai tượng 4 64 10,82 1,12 10,35 U1-2 = 0,988

5 59 10,59 1,17 11,05 U1-3 = 1,128

6 61 10,54 1,27 12,05 U2-3 = 0,167

Kết quả bảng 4.3 cho ta thấy cũng giống như đường kính ngang ngực, chiều cao Hvn của Keo lai có sự sai khác rõ rệt so với Keo tai tượng. Sinh trưởng về chiều cao của Keo lai ở mức trên 11,00m cao nhất đạt 11,19m; còn với Keo tai tượng chiều cao lớn nhất cũng chỉ là 10,82m.

Hệ số biến động nhỏ và tương đối đồng đều giữa hai mô hình điều này chứng tỏ mức độ biến động về chiều cao giữa các cây trong hai mô hình là không đáng kể. Hệ số này dao động trong khoảng từ 10,35 – 12,05%.

Từ kết quả tính các đặc trưng mẫu, bằng tiêu chuẩn U của Mann – Whitney chúng tôi tiến hành so sánh sinh trưởng tại các OTC trong cùng một loài với nhau cho thấy:

Các cặp so sánh đều có |U| < U05 = 1,96 H0 + nên giả thuyết được chập nhận, có nghĩa là sinh trưởng chiều cao Hvn tại các OTC là thuần nhất và các mẫu được rút ra từ một tổng thể. Do vậy, chúng tôi tiến hành gộp 3 OTC của mỗi mô hình thành 1 OTC lớn để so sánh sinh trưởng chiều cao Hvn giữa hai loài Keo.

Bảng 4.4: Sinh trưởng chiều cao Hvn của Keo lai và Keo tai tượng sau khi gộp Chỉ tiêu Mô hình N (cây/OTC 1500m2) Hvn (m) S S% Δt (m/năm) |U| Keo lai 190 11,10 1,26 11,35 2,78 3,454 Keo tai tượng 184 10,65 1,19 11,17 2,66

Bảng 4.4 cho thấy sinh trưởng về chiều cao Hvn của Keo lai lớn hơn so với Keo tai tượng. Chiều cao Hvn của Keo lai đạt 11,10m tương đương với tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 2,78m/năm. Với Keo tai tượng chiều cao bình quân đạt 10,65m tương đương với tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 2,66m/năm.

Hệ số biến động của hai loài Keo có sự chênh lệch không lớn thể hiện mức độ sinh trưởng về chiều cao tương đối đồng đều giữa các cá thể trong mỗi mô hình rừng trồng. Kết quả này khẳng định sự phù hợp sinh trưởng về chiều cao với điều kiện lập địa của cả hai loài là đồng nhất.

Kết quả kiểm tra sự thuần nhất về chiều cao giữa hai mô hình cho |U| > 1,96, do đó bác bỏ giả thuyết Ho, nghĩa là sinh trưởng về chiều cao Hvn giữa hai mô hình Keo lai và Keo tai tượng là khác nhau.

Hình 4.2: Biểu đồ sinh trưởng chiều cao của hai mô hình rừng trồng tại khu vực nghiên cứu

Qua biểu đồ kết hợp với kết quả nghiên cứu về sinh trưởng chiều cao Hvn ở trên chúng tôi khẳng định rằng sinh trưởng về chiều cao vút ngọn của Keo lai nhanh hơn so với Keo tai tượng. Do đó, dựa vào chiều cao vút ngọn thì lựa chọn cây trồng chính Keo lai là phù hợp hơn cả. Tuy nhiên, người dân địa phương vẫn có thể chọn cả hai loài để trồng trên khu vực nghiên cứu nhằm tạo nên sự đa dạng về cây trồng thực hiện mục tiêu lâu dài của địa phương.

4.1.3. Sinh trưởng đường kính tán (Dt)

Mặc dù ít quan trọng hơn D1.3, Hvn và hình dạng thân cây, tán cây là chỉ tiêu không thể thiếu khi nghiên cứu cấu trúc lâm phần, đánh giá tình hình sinh trưởng cây rừng hoặc đề xuất các biện pháp tác động vào rừng. Sau khi tính toán các giá trị trung bình và các đặc trưng mẫu của ô tiêu chuẩn, chúng tôi tiến hành dùng tiêu chuẩn U để kiểm tra sai dị về chỉ tiêu Dt giữa các ô tiêu chuẩn với nhau. Kết quả tính toán được trình bày ở Bảng 4.5 sau:

Bảng 4.5: Sinh trưởng đường kính tán (Dt) của Keo lai và Keo tai tượng trên các ô tiêu chuẩn tại xã Dũng Phong – Cao Phong – Hòa Bình

Mô hình OTC

N (cây/OTC

500m2)

Dt (m) S S% |U|

Keo lai 1 65 3,93 0,71 18,07 U1-2 = 1,609

2 67 3,76 0,77 20,48 U1-3 = 0,670 3 64 3,85 0,69 17,92 U2-3 = 0,843 Keo tai tượng 4 64 3,78 0,52 13,76 U1-2 = 0,723 5 59 3,68 0,53 14,40 U1-3 = 0,581 6 61 3,72 0,67 18,01 U2-3 = 0,116

Bảng 4.5 cho thấy sinh trưởng Dt cao nhất là 3,93m (OTC số 1, mô hình rừng trồng Keo lai) và thấp nhất là 3,68m (OTC số 5, mô hình rừng trồng Keo tai tượng). Tuy nhiên, giữa các OTC của mỗi mô hình sự chênh lệch về Dt không đáng kể. Dt trong mô hình rừng trồng Keo lai dao động trong khoảng

3,86 – 3,93m; còn Dt trong mô hình từng trồng Keo tai tượng dao động từ 3,68 – 3,78m.

Nhìn vào bảng tính các chỉ tiêu sinh trưởng cho chúng ta biết rằng hệ số biến động về đường kính tán của Keo lai là lớn hơn so với Keo tai tượng. Điều này cho thấy tại khu vực nghiên cứu rừng trồng Keo lai dễ bị tác động và biến đổi hơn so với Keo tai tượng. Hệ số biến động cao nhất là 20,48% (OTC số 2, mô hình Keo lai) và thấp nhất là 13,76% (OTC số 4, mô hình Keo tai tượng).

Kết quả kiểm tra độ thuần nhất về đường kính tán giữa các ô tiêu chuẩn của hai mô hình rừng trồng đều cho thấy |U| < U05 = 1,96, có thể kết luận rằng các OTC được rút ra từ một tổng thể. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành gộp 3 OTC của mỗi mô hình thành 1 OTC lớn và tính toán các đặc trưng mẫu để so sánh sinh trưởng đường kính Dt giữa hai loài Keo nhằm tìm ra loài Keo ưu thế nhất. Kết quả tính toán được thể hiện trong Bảng 4.6.

Bảng 4.6: Sinh trưởng đường kính tán Dt của Keo lai và Keo tai tượng sau khi gộp Chỉ tiêu Mô hình N (cây/OTC 1500m2) Dt (m) S S% Δt (m/năm) |U| Keo lai 190 3,82 0,72 18,85 0,96

Keo tai tượng 184 3,73 0,57 15,28 0,93

Kết quả bảng 4.6 cho thấy đường kính tán của Keo lai lớn hơn so với Keo tai tượng, nói cách khác Keo lai có khả năng sinh trưởng mạnh hơn so với Keo tai tượng nên mức độ che tán mặt đất cao hơn. Dt của Keo lai trung bình là 3,82m tương đương với tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 0,96m/năm. Với Keo tai tượng Dt là 3,73m tương đương với tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 0,93m/năm.

Hệ số biến động về Dt của Keo lai trung bình là 18,85% lớn hơn Keo tai tượng 3,57%. Như vậy, Dt của Keo lai dễ bị biến động và thay đổi hơn so với Keo tai tượng.

Kiểm tra sự thuần nhất về đường kính tán giữa hai mô hình kết quả |U| < 1.96, nên chấp nhận giả thuyết H0, điều đó nghĩa là sinh trưởng đường kính tán giữa hai mô hình là không có sự sai khác rõ rệt. Mặc dù vậy chúng ta vẫn có thể thể hiện sinh trưởng Dt của hai loài Keo trên biểu đồ sau:

Hình 4.3: Biểu đồ sinh trưởng đường kính của hai mô hình rừng trồng tại khu vực nghiên cứu

Nhìn vào biểu đồ và kết quả tính toán về sinh trưởng đường kính tán ở trên khẳng định rằng sinh trưởng về đường kính tán của Keo lai là tương đương so với Keo tai tượng. Do đó, nếu chỉ xét riêng về chỉ tiêu này chúng ta có thể lựa chọn cả hai loài cây này để trồng trên khu vực nghiên cứu.

►Nhận xét chung:

Qua phân tích kết quả sinh trưởng về đường kính ngang ngực D1.3, Hvn, Dt của hai loài Keo cho thấy: Nếu chỉ xét riêng về Dt thì hai loài này có thể nói là sinh trưởng tương đương nhau. Nhưng nếu xét về cả ba chỉ tiêu sinh trưởng thì Keo lai là loài thể hiện tính ưu việt hơn hẳn so với Keo tai tượng. Do vậy, Keo lai vẫn là cây trồng thể hiện tính ưu việt nhất.

4.2. Trữ lượng của hai mô hình rừng trồng Keo

4.2.1. Trữ lượng tại thời điểm nghiên cứu (4 tuổi)

Trữ lượng của rừng trồng là chỉ tiêu tổng hợp nhất phản ánh sức sản xuất của lâm phần trên một điều kiện lập địa cụ thể và là một trong những cơ sở để

xác định biện pháp kinh doanh. Rừng trồng có trữ lượng cao khẳng định khả năng thích hợp với điều kiện lập địa của loài cây trồng và tác dụng của các biện pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng cho trồng rừng thâm canh nguyên liệu giấy. Căn cứ vào đường kính D1.3 và chiều cao Hvn của hai mô hình chúng tôi tính được trữ lượng của hai mô hình rừng ở thời điểm hiện tại. Kết quả tính toán trữ lượng được tổng hợp ở Bảng 4.7:

Bảng 4.7: Trữ lượng của hai mô hình rừng trồng Keo lai và Keo tai tượng tại thời điểm nghiên cứu (4 tuổi)

Trữ lượng Mật độ D1.3 Hvn (m) M/OTC M/ha Mô hình N (cây/OTC 1500m2) Keo lai 190 1267 11,97 11,10 12,99 86,58

Keo tai tượng 184 1227 10,81 10,65 9,76 65,07

Bảng 4.7 cho ta thấy mật độ của hai mô hình là gần tương đương nhau nhưng sinh trưởng về D1.3 và Hvn của mô hình rừng trồng Keo lai cao hơn hẳn so với Keo tai tượng. Từ đó trữ lượng của hai mô hình cũng khác nhau rõ rệt, mô hình rừng trồng Keo lai trữ lượng sau 4 năm tuổi đạt 86,58m3/ha trong khi đó cùng một điều kiện mô hình rừng trồng Keo tai tượng chỉ đạt 65,07m3/ha nhỏ hơn 21,52m3/ha. Như vậy, ta có thể khẳng định rằng năng suất rừng trồng Keo lai lớn hơn so với rừng trồng Keo tai tượng.

4.2.2. Dự đoán trữ lượng tuổi 7

Dựa trên kết quả tính toán trữ lượng của hai loài Keo và hai phương pháp sau:

* Phương pháp 1: Thông qua phỏng vấn người trồng rừng về trữ lượng trên 1ha của mỗi mô hình ở cuối chu kỳ kinh doanh (rừng trồng ở đây chủ yếu là trồng để làm nguyên liệu giấy nên tôi tính chu kỳ là 7 năm) ta có:

+ Trữ lượng rừng trồng Keo lai (7 năm) là 125m3/ha.

+ Trữ lượng rừng trồng Keo tai tượng (7 năm) là 115m3/ha. * Phương pháp 2: Dựa vào biểu quá trình sinh trưởng đã được lập sẵn.

+ Keo tai tượng: Dựa vào biểu quá trình sinh trưởng và sản lượng cho rừng trồng Keo tai tượng của TS.Đào Công Khanh (đề tài thực hiện 1991 – 2001). Trữ lượng của Keo tai tượng cấp đất II là 118,2m3/ha.

+ Keo lai: Dựa vào biểu quá trình sinh trưởng của Keo lai do thầy Nguyễn Trọng Bình lập năm 2004. Trữ lượng của Keo lai cấp đất II là 126,15 m3/ha.

Kết quả tính toán được tồng hợp trong Bảng 4.8.

Bảng 4.8: Trữ lượng của hai mô hình rừng trồng Keo lai và Keo tai tượng ở

Một phần của tài liệu Bước đầu đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình rừng trồng Keo lai và Keo tai tượng tại xã Dũng Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình (Trang 32 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w