BỊ BỎNG VÌ NHIỆT

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập Tìm hiểu một số loại hệ dung dịch khoan tại xí nghiệp khoan và sửa giếng (Trang 30 - 35)

- Nếu bỏng nhẹ thì thoa dung dịch KMnO4 1% hoặc cồn etylic rồi để nguyên hoặc băng lại.

- Nếu bỏng nặng thì phải cẩn thận lấy quần áo đang mặc trên vết thương ra bằng cách lấy kéo cắt bỏ phần vải trên vết thương chứ không được gỡ vải ra khỏi vết bỏng.

- Không được dùng vadơlin hay chất béo bôi lên vết bỏng.

- Dùng gạc ngâm dung dịch KMnO4 1% đắp lên vết bỏng và băng lại. - Không được lau chỗ bỏng vì sẽ làm tuột da.

3.3.3. Bị bỏng vì hoá chất

- Rửa nhanh vết bỏng bằng nhiều nước sạch, khoảng 5 phút dưới vòi nước. - Nếu bỏng axít thì rửa thêm bằng dung dịch xôđa hoặc bicácbônát nátri. - Nếu bỏng xút thì rửa bằng dung dịch axít axetíc 1%.

- Băng khô vết bỏng.

3.3.4. Bị hoá chất rơi vào mắt

- Dùng chậu nước đầy để rửa mắt.

- Nếu dầu rơi vào mắt thì rửa tiếp bằng dầu gội đầu pha loãng, sau đó rửa lại bằng nước sạch.

- Nếu axít rơi vào mắt thì sau khi rửa bằng nước rửa lại bằng dung dịch bicácbônát natri 2%.

- Nếu xút rơi vào mắt thì sau khi rửa bằng nước rửa lại bằng dung dịch bão hoà axít acetic 2% hoặc nước chanh hoà loãng.

3.3.5. Bị uống phải hoá chất

- Nếu uống phải axít thì súc miệng ngay và uống nước thật lạnh có pha MgO hoặc nước vôi.

- Nếu uống phải xút thì súc miệng ngay và uống nước thật lạnh có pha axít axetic 2% hoặc nước chanh.

- Trong cả hai trường hợp không được gây nôn.

- Nếu uống phải Formalin thì uống dung dịch NH3 0,2% sau đó uống một cốc sữa.

3.3.6. Bị hít phải khí độc

- Ra ngay nơi có không khí sạch, cố gắng hít thở mạnh. - Nếu bất tỉnh phải hô hấp nhân tạo.

3.3.7. Bị điện giật

- Ngắt ngay nguồn điện. - Làm hô hấp nhân tạo.

- Người cấp cứu phải dùng vật cách điện kéo người bị nạn ra khỏi nguồn điện. + Nếu tim còn đập (có mạch đập) thì làm hô hấp nhân tạo.

+ Nếu tim ngừng đập (không có mạch đập) thì phải ép tim lồng ngực kết hợp với thông khí và hồi sức liên tục trong khi chuyển viện.

KẾT LUẬN

Qua đợt thực tập tại Xí nghiệp Khoan và Sửa giếng chúng em đã được tiếp cận các loại dung dịch khoan được thi công trong các giếng khoan của xí nghiệp cùng với việc nhận biết được an toàn khi sử dụng hoá chất, hoá phẩm được dùng trong dung dịch khoan. Chúng em cũng được tìm hiểu về quy trình tạo ra dung dịch khoan, công nghệ xử lý và thông số các hệ dung dịch khoan đang được sử dụng ở Xí nghiệp Khoan và Sửa giếng.

Tại phòng dung dịch khoan của xí nghiệp chúng em đã được các kỹ sư hướng dẫn kiểm tra những mẫu dung dịch khoan được gửi từ giàn khoan về để báo lại thông số cho những người kỹ sư ngoài giàn khoan biết mà điều chỉnh. Qua vài lần kiểm tra chúng em đã biết sử dụng các thiết bị tại đây như: lò nung mẫu quay, thiết bị đo độ dính của vỏ bùn, máy đo độ thảy của nước ở nhiệt độ và áp suất cao, máy đo độ bôi trơn, máy đo pha rắn, hàm lượng dầu, hàm lượng chất bôi trơn…

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình dung dịch khoan – Xí nghiệp Khoan và Sửa giếng số 71 đường 30/4, phường 9, TP Vũng Tàu, Việt Nam.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập Tìm hiểu một số loại hệ dung dịch khoan tại xí nghiệp khoan và sửa giếng (Trang 30 - 35)