Tiền gửi thanh toán
Tiền gửi thanh tốn chiếm tỷ trọng khơng nhỏ trong tổng vốn huy động Trong 3 năm qua luôn ổn định và tăng trưởng qua các năm 2008-2010. Đây là kết quả rất đáng khích lệ bởi trong điều kiện các NHTM trên địa bàn cạnh tranh gay gắt để giành thị phần bằng cách đưa ra những mức huy động cao khá hấp dẫn và miễn giảm hầu hết các loại phí liên quan thì Ngân hàng TMCP Cơng Thương chi nhánh Tiền Giang vẫn là địa chỉ đáng tin cậy trong lòng khách hàng. Tiền gửi thanh toán qua các năm đều đạt mức tăng trưởng, đặc biệt là vào các dịp cuối năm, Lễ, Tết, khi mà các doanh nghiệp thu được tiền bán hàng. Sự biến động của tiền gửi thanh toán phụ thuộc trực tiếp vào tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như chính sách ưu đãi, cách thức phục vụ của bản thân ngân hàng và tiện ích của các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng cung cấp cho khách hàng.
Bên cạnh đó các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp có xu hướng giao dịch, thanh tốn tiền mua hàng hóa thơng qua ngân hàng ngày càng phổ biến. Tiền gửi thanh toán tăng với tốc độ khá cao, điều này có lợi cho Ngân hàng bởi lãi suất phải trả cho nguồn tiền này tương đối thấp mà lại huy động được một lượng tiền khá lớn, lại vừa tiện lợi cho các doanh nghiệp do hạn chế được nhiều chi phí khơng cần thiết phát sinh từ việc thanh toán bằng tiền mặt đồng thời còn phát sinh thêm khoản lãi tiền gửi. Đây là một mảng huy động tương đối lớn và ngày càng có xu hướng mở rộng nên Ngân hàng cần quan tâm nhiều hơn nữa để đưa ra chính sách huy động hấp dẫn, chính sách ưu đãi lãi suất đối với doanh nghiệp có số dư tiền gửi thanh toán và tiền gửi có kỳ hạn bình quân cao nhằm thu hút những đối tượng là các tổ chức kinh tế... Trong thời gian tới, NH cần phát huy hơn nữa thế mạnh này của mình, bởi lẽ việc tiếp cận được với các nguồn tiền gửi của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế là tiền đề để NH phát triển các dịch vụ thanh toán, mua bán ngoại tệ, bảo lãnh, cho vay….
Tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu
- Huy động vốn từ nguồn tiền gửi tiết kiệm trong dân cư là hình thức huy động truyền thống và luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn huy động tại chỗ của NH (từ 70% đến 80%). Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy tiền gửi tiết kiệm đều tăng qua 3 năm 2008-2010, tốc độ tăng trưởng loại tiền gửi này của NH duy trì ổn định ở mức cao. Hiện nay NH huy động tiền gửi tiết kiệm với
nhiều hình thức và sản phẩm đa dạng, phong phú, đảm bảo đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng:
+ Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn thông thường là tiết kiệm không kỳ hạn lãi suất bậc thang theo số dư tiền gửi, số dư càng nhiều, lãi suất càng cao.
+ Tiết kiệm có kỳ hạn với rất nhiều những sản phẩm phục vụ cho mọi đối tượng khách hàng:
Tiết kiệm thông thường với nhiều kỳ hạn từ 01 tuần đến 36 tháng; Tiết kiệm kỳ hạn linh hoạt: theo đó khách hàng gửi tiền theo nhiều kỳ hạn vào một tài khoản và khách hàng có thể rút tiền gửi trên tài khoản này theo từng kỳ hạn do khách hàng lựa chọn.
Tiết kiệm thông minh: là tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn 01 tháng, tự động quay vòng kỳ hạn trong chu kỳ 12 tháng. Khách hàng có thể sử dụng tiền linh hoạt tại bất kỳ thời điểm nào trong 1 chu kỳ và được hưởng lãi suất hấp dẫn theo thời gian thực gửi của khách hàng.
Tiết kiệm có kỳ hạn lãi suất thả nổi: lãi suất tiền gửi được thả nổi, thay đổi theo tần suất xác định lãi suất tùy sự lựa chọn của người gửi tiền.
Tiết kiệm có kỳ hạn lãi suất bậc thang theo số dư: Là sản phẩm tiết kiệm có kỳ hạn lãi suất tăng dần theo số tiền gửi.
Tiết kiệm kiều hối: phục vụ đối tượng khách hàng là cá nhân Việt Nam đi xuất khẩu lao động ở nước ngồi, có nhu cầu chuyển tiền về Việt Nam để gửi tiết kiệm thuộc sở hữu của chính mình.
Tiết kiệm tích lũy: là hình thức tiết kiệm gửi góp theo một định kỳ nhất định do khách hàng lựa chọn; đối tượng khách hàng của sản phẩm này là cá nhân thu nhập ổn định, có nhu cầu gửi tiền tích lũy, có kế hoạch sử dụng một khoản tiền lớn trogn tương lai cho bản thân hoặc gia đình như mua nhà, đất, xây dựng, sửa chữa nhá ở, cưới hỏi, mua sắm vật dụng gia đình, cho con đi du học…
- Với những sản phẩm đa dạng như vậy cùng với phong cách phục vụ văn minh, lịch sự của đội ngũ cán bộ giao dịch và uy tín của thương hiệu Vietinbank đã tạo được sự tin tưởng của khách hàng. Bên cạnh đó, do chính sách tiếp thị, chăm sóc khách hàng tốt như: tặng quà sinh nhật cho khách hàng có số dư cao, ổn định; tặng quà cho khách hàng là phụ nữ nhân ngày quốc tế 8/3; tặng bánh
Trung thu, quà Tết và cử cán bộ phụ trách chăm sóc khách hàng, quan tâm, thăm viếng các khách hàng VIP khi gia đình có hữu sự … nên chẳng những giữ được khách hàng hiện có mà còn thu hút thêm nhiều khách hàng mới gửi tiền tại NH.
- Tăng trưởng nguồn tiền gửi tiết kiệm này NH sẽ có được một nguồn vốn ổn định để từ đó có thể xác định được cơ cấu cho vay đầu ra của mình, có kế hoạch cụ thể trong cơng tác sử dụng vốn. Vì vậy, NH cần tiếp tục phát huy thế mạnh hiện có, nâng cao khả năng huy động nguồn vốn này hơn nữa nhằm củng cố vị thế của NH trên địa bàn, tạo thế chủ động trong kinh doanh và đáp ứng nhu cầu vốn ngày một tăng của nền kinh tế.
- Còn về huy động bằng kỳ phiếu, do Vietinbank Tiền Giang chịu sự điều hành của Ngân hàng Công thương Việt Nam và chỉ phát hành kỳ phiếu khi Ngân hàng Công thương Việt Nam yêu cầu, phục vụ cho nhu cầu của toàn hệ thống. Kỳ phiếu thường huy động với lãi suất cao nên chỉ khi nào ngân hàng trung ương xét thấy thật sự cần vốn đầu tư hay có thể đảm bảo lợi ích đầu ra cao hơn thì ngân hàng mới phát hành kỳ phiếu. Chính vì vậy, nguồn này chiếm một tỷ trọng không lớn trong tổng nguồn huy động. Tuy nhiên nó cũng tạo nguồn vốn cho Ngân hàng khi cần thiết.
Nguồn vốn tiền gửi bằng các hình thức huy động khác
Nguồn vốn huy động khác như: tiền gửi của tổ chức tín dụng khác; phát hành giấy tờ có giá,… qua các năm 2008-2010 tăng, giảm không ổn định. Các hình thức huy động này tuy chiếm một phần nhỏ (khoảng 1-2%) trong tổng nguồn vốn huy động nhưng đã làm phong phú hơn về mặt sản phẩm của ngân hàng, tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư tiền gửi vào Ngân hàng của khách hàng làm tăng nguồn vốn cho Ngân hàng và là một hình thức quảng cáo rất tốt để nâng cao uy tín cho Ngân hàng.
Tóm lại, nguồn vốn huy động của Ngân hàng tăng trưởng qua 3 năm và ngày càng được mở rộng, vẫn giữ vững những khách hàng truyền thống và thu hút thêm một số khách hàng mới có uy tín trên thị trường, khẳng định tiềm năng khai thác thị trường. Tuy nhiên Ngân hàng cần khai thác tốt hơn các nguồn vốn chiếm tỷ trọng nhỏ trên, để tăng cường vốn, tạo sự đa dạng, phong phú hình thức huy động cho khách hàng lựa chọn tạo sự ổn định cho nguồn vốn của Ngân hàng.
4.2. PHÂN TÍCH KHÁI HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
Bên cạnh việc gia tăng nguồn vốn huy động lên cao thì Ngân hàng cần phải chú ý đến việc tìm kiếm đầu ra, nghĩa là Ngân hàng phải làm sao đảm bảo được sự cân đối giữa nguồn vốn huy động và việc sử dụng vốn để đảm bảo thu lợi nhuận và trả lãi cho khách hàng. Nếu khơng tìm được đầu ra thì Ngân hàng sẽ rơi vào tình thế bị động và sẽ khơng trả được lãi cho khách hàng có thể dẫn đến mất khả năng thanh toán và nghiêm trọng hơn là bị phá sản. Từ lâu nay, hoạt động tín dụng của Ngân hàng ln là hoạt động truyền thống, là hoạt động chính khơng những mang lại lợi nhuận chủ yếu mà còn quyết định đến sự tồn tại và phát triển Ngân hàng. Khi nói đến tình hình tín dụng của Ngân hàng chúng ta nghĩ ngay đến số liệu về doanh số cho vay, doanh số thu nợ, tình hình dư nợ, tình hình nợ xấu. Các chỉ tiêu này, phản ánh một cách khái quát tình hình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng. Để hiểu rõ hơn về hoạt động tín dụng của Ngân hàng chúng ta tìm hiểu bảng số liệu sau đây:
GVHD: Trần Thị Bạch Yến Trang 38 SVTH: Tăng Thị Tiền
Bảng 3: KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM 2008-2010
Đvt: triệu đồng
Chênh lệch 2009/2008 Chênh lệch 2010/2009 Năm
Chỉ Tiêu
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Số tiền % Số tiền %
1. Doanh số cho vay 4.832.679 5.056.108 5.201.332 223.429 4,62 145.224 2,87
- Ngắn hạn 3.817.934 4.292.081 4.396.972 474.147 12,42 104.891 2,44 - Trung - Dài hạn 1.014.745 764.027 804.360 (250.718) (24,71) 40.333 5,28 2. Doanh số thu nợ 4.751.256 5.043.215 5.143.261 291.959 6,14 100.046 1,98 - Ngắn hạn 3.858.673 4.052.370 4.135.469 193.697 5,02 83.099 2,05 - Trung - Dài hạn 892.583 990.845 1.007.792 98.262 11,01 16.947 1,71 3. Dư nợ 1.589.658 1.602.551 1.567.036 12.893 0,81 (35.515) (2,22) - Ngắn hạn 1.164.379 1.257.342 1.114.258 92.963 7,98 (143.084) (11,38) - Trung - Dài hạn 425.279 345.209 452.778 (80.070) (18,83) 107.569 31,16 4. Nợ xấu 23.057 41.504 26.039 18.447 80,01 (15.465) (37,26) - Ngắn hạn 14.704 26.211 15.962 11.507 78,26 (10.249) (39,10) - Trung - Dài hạn 8.353 15.293 10.077 6.940 83,08 (5.216) (34,11)
4.2.1. Doanh số cho vay 79.00 79.00 21.00 84.89 15.11 84.54 15.46 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Ngắn hạn Trung - Dài hạn