1.3. Hiệu quảPBGDPL và các nhân tố tác động đến hiệu
1.3.2. Nhân tố tác động đến hiệu quảPBGDPL
1.3.2.1. Nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền về vai trị, tầm quan trọng của công tác PBGDPL và hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật làm cơ sở pháp lý cho hoạt động PBGDPL
Trước yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, trước xu thế hội nhập toàn diện đời sống kinh tế - xã hội đất nước và xây dựng Nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, vấn đề nâng cao hiệu quả PBGDPL làm chuyển biến nhận thức, từng bước nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân, góp phần tăng cường pháp chế XHCN, quản lý xã hội bằng pháp luật trong thời kỳ đổi mới đang ngày càng trở nên cấp thiết. Xuất phát từ vai trò, ý nghĩa quan trọng của công tác PBGDPL, Đảng và Nhà nước ta luôn dành sự quan tâm, chú trọng, khẳng định PBGDPL là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục của các cơ quan Đảng, chính quyền, Nhà nước và cả hệ thống chính trị, là một bộ phận của cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng. Đồng thời đề ra nhiều biện pháp, ban hành nhiều văn bản pháp luật khẳng định quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta trong việc đẩy mạnh công tác PBGDPL do vậy trong rất nhiều văn kiện của Đảng và pháp luật của Nhà nước đã đề cập đến công tác PBGDPL. Ngày 07/01/1998 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 02/1998/CT- TTg về tăng cường PBGDPL trong giai đoạn hiện nay và Quyết định số 03/1998/QĐ-TTg về việc ban hành Kế hoạch triển khai công tác PBGDPL từ năm 1998 đến năm 2002 và thành lập Hội đồng PHPBGDPL... Để tiếp tục đưa công tác PBGDPL lên một tầm cao mới, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN, ngày 09/12/2003 Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 32-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân. Chỉ thị thể hiện
46
sự đổi mới về nhận thức của Đảng ta đối với công tác PBGDPL. Để triển khai thực hiện Chỉ thị này, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 61/2007/NQ- CP ngày 07/12/2007 của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32- CT/TW; Quyết định số 212/2004/QĐ-TTg ngày 16/12/2004 phê duyệt Chương trình hành động quốc gia PBGDPL và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2010. Tiếp đó ngày 12/3/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 37/2008/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình PBGDPL từ năm 2008 đến năm 2012, trong đó có 04 đề án về PBGDPL tạo nguồn lực quan trọng cho công tác này. Thủ tướng Chính phủ cịn ban hành Quyết định số 2160/QĐ-TTg ngày 26/11/2010 phê duyệt Đề án tăng cường công tác PBGDPL nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh thiếu niên giai đoạn 2011 – 2015; Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Kết luận số 04- KL/TW ngày 19/4/2011 về kết quả thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW; Quyết định số 409/QĐ-TTg ngày 09/4/2012 ban hành Chương trình hành đô ̣ng thực hiện Kết luận số 04-KL/TW ngày 19/4/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI), trong đó có nhiều đề án về PBGDPL. Đặc biệt ngày 20/6/2012, tại kỳ họp thứ 3 khóa XIII, Quốc hội đã thơng qua Luật PBGDPL số 14/2012/QH13, đây là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất, tạo cơ sở pháp lý đồng bộ, thống nhất cho công tác PBGDPL, giải quyết được những vướng mắc, băn khoăn trong việc xác định trách nhiệm và cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị; huy động nguồn lực, nhân lực; kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện cho công tác PBGDPL.
Thực hiện các văn kiện của Đảng và pháp luật của Nhà nước về PBGDPL, thời gian qua, các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các bộ, ngành, đồn thể và địa phương đã chủ động xây dựng kế hoạch PBGDPL dài hạn, hàng năm và kế hoạch triển khai công tác PBGDPL ở từng thời gian cụ thể, có
47
trọng tâm, trọng điểm, gắn với việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, địa phương; ban hành và tổ chức triển khai nhiều Đề án về PBGDPL để tạo nguồn lực cho công tác này.
1.3.2.2. Đội ngũ cán bộ làm công tác PBGDPL
Để nâng cao hiệu quả của cơng tác PBGDPL thì nhân tố con người là quan trọng nhất, nó quyết định đến chất lượng, hiệu quả của công tác này. Đội ngũ làm công tác PBGDPL là những người trực tiếp truyền đạt tinh thần, nội dung pháp luật đến nhân dân do vậy trình độ văn hóa pháp lý, q trình thực thi pháp luật, thái độ tôn trọng pháp luật sẽ quyết định trực tiếp đến chất lượng cũng như hiệu quả của công tác này trong thực tế. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói “Cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời, cán bộ đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ, để đặt chính sách cho đúng, vì vậy, cán bộ là cái gốc của mọi cơng việc” [15,tr.269]. Do đó, đội ngũ cán bộ làm công tác PBGDPL cần không ngừng được xây dựng và củng cố về tổ chức bộ máy, vững mạnh cả về số lượng và trình độ chun mơn. Cần tuyển chọn những người có phẩm chất chính trị tốt, trình độ chun mơn vững vàng, có kỹ năng truyền đạt, am hiểu pháp luật và kiến thức xã hội, có lịng nhiệt tình, say mê với công việc, có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Mặt khác, phải đặc biệt chú trọng việc rà soát, phân loại, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ và định hướng nội dung giáo dục pháp luật thường xuyên cho đội ngũ làm công tác giáo dục pháp luật (chú ý cung cấp kiến thức, bồi dưỡng, rèn luyện kỹ năng giáo dục pháp luật, giúp họ khơng chỉ có kiến thức vững mà cịn có khả năng thu hút người nghe và truyền đạt hiệu quả nội dung pháp luật). Bên cạnh đội ngũ cán bộ chuyên trách của ngành tư pháp cũng đã thu hút được một lực lượng đông đảo các báo cáo viên, tuyên truyền viên, cộng tác viên tham gia nhưng cho đến thời
48
điểm hiện nay chưa có một cơ chế đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch lâu dài nguồn nhân lực cho công tác này; chế độ, chính sách cho báo cáo viên, tuyên truyền viên còn thiếu, đa số họ là những người làm công tác kiêm nhiệm nên về mặt nào đó chưa tồn tâm, tồn ý với hoạt động PBGDPL. Một số người chưa vững về kiến thức pháp luật, năng lực sư phạm, kỹ năng truyền đạt còn hạn chế nên ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả công tác PBGDPL.
1.3.2.3. Nội dung, hình thức PBGDPL
Nội dung, hình thức, phương pháp PBGDPL phải phong phú, đa dạng và thiết thực với người dân, phù hợp với đối tượng, địa bàn, vùng miền, thời điểm và gắn với nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phịng, trật tự an tồn xã hội ở từng địa phương là một trong những điều kiện quan trọng đảm bảo phát huy đầy đủ hiệu quả PBGDPL.
Do số lượng văn bản quy phạm pháp luật được ban hành hằng năm là quá lớn lại thuộc mọi lĩnh vực của đời sống xã hội nên để công tác PBGDPL đem lại hiệu quả thiết thực thì các cấp, các ngành cần tập trung lựa chọn vào những quy định pháp luật gắn liền với các chủ trương, chính sách quy định về các lĩnh vực có liên quan trực tiếp đến đời sống và hoạt động nghề nghiệp của người dân hoặc tác động trực tiếp đến những ngành, lĩnh vực nhất định. Tuỳ theo yêu cầu của từng giai đoạn cụ thể, căn cứ đặc điểm địa bàn và nhóm đối tượng làm cơ sở để xây dựng và triển khai kế hoạch PBGDPL, lựa chọn nội dung, hình thức giáo dục phù hợp mới góp phần nâng cao hiệu quả PBGDPL. Mỗi một nội dung giáo dục pháp luật có thể sử dụng nhiều hình thức, phương pháp khác nhau do đó chủ thể giáo dục cần chủ động sáng tạo, linh hoạt trong việc phối hợp sử dụng chúng nhằm đạt được hiệu quả cao nhất của quá trình PBGDPL.
Luật PBGDPL số 14/2012/QH13 được Quốc hội nước Cộng hịa XHCN Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thơng qua ngày 20/6/2012 đã quy
49
định về nội dung và luật hóa các hình thức PBGDPL đang được áp dụng nhiều và có hiệu quả trên thực tế ( Điều 10 đến Điều 16). Bên cạnh đó, Luật cịn xác định 06 đối tượng đặc thù (Điều 17 đến Điều 22) là các đối tượng cịn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp nhận thơng tin, tìm hiểu, học tập pháp luật từ đó quy định những nội dung pháp luật thiết thực, liên quan trực tiếp đến đối tượng; các hình thức PBGDPL phù hợp với từng đối tượng; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trực tiếp PBGDPL; những chính sách về PBGDPL cho các đối tượng đặc thù và khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong xã hội đầu tư, hỗ trợ công tác PBGDPL cho các đối tượng này. Đây là những quy định rất nhân văn, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ ta, sự cố gắng của Đảng, Nhà nước trong việc chăm lo đến quyền con người, phấn đấu vì sự cơng bằng xã hội giúp họ tiếp cận và tin vào cơng lý, vào Nhà nước, góp phần giữ vững trật tự an tồn xã hội.
1.3.2.4. Cơ chế phối hợp, hỗ trợ thực hiện công tác PBGDPL.
Tại Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân đã khẳng địnhPBGDPL là một bộ phận của cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng, là nhiệm vụ của tồn bộ hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Công tác PBGDPL không chỉ là trách nhiệm riêng của một cơ quan, tổ chức nào mà là trách nhiệm chung, đòi hỏi sự tham gia của nhiều chủ thể khác nhau. Do vậy, cần xây dựng cơ chế, kế hoạch phối hợp hoạt động chặt chẽ, rõ ràng giữa các chủ thể giáo dục, trong đó ngành Tư pháp phát huy vai trò là cơ quan đầu mối trong công tác PBGDPL, là cầu nối liên hệ chặt chẽ với các chủ thể giáo dục khác để xây dựng và triển khai kế hoạch phối hợp, đồng thời hướng dẫn nghiệp vụ khi cần thiết. Qua đó mới phát huy tốt nhất vai trò các cơ quan, tổ
50
chức có chức năng, nhiệm vụ PBGDPL đồng thời nâng cao hiệu quả cơng tác PBGDPL.
Ví dụ: Trung tâm tư vấn pháp luật của Hội Phụ nữ tỉnh Quảng Ninh có kế hoạch tổ chức một cuộc tư vấn lưu động để giải đáp pháp luật, phổ biến những quy định pháp luật về hơn nhân và gia đình; pháp luật về phịng, chống bạo lực gia đình. Trung tâm đã mời báo cáo viên pháp luật của Sở Tư pháp, luật sư của Đoàn luật sư tỉnh Quảng Ninh, một số cộng tác viên của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tham gia tổ tư vấn lưu động; sử dụng tài liệu do Sở Tư pháp biên soạn, đồng thời tự biên soạn các tài liệu bổ sung dành cho những người đến nghe cuộc tư vấn đó.
Việc huy động sự tham gia của nhiều chủ thể khác nhau vào hoạt động PBGDPL sẽ tranh thủ tối đa các nguồn lực ở địa phương, góp phần nâng cao chất lượng cơng tác giáo dục, nếu tách riêng mỗi tổ chức đồn thể thì sẽ hết sức khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ.
1.3.2.5. Cơ sở vật chất, kinh phí cho hoạt động PBGDPL
Để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác PBGDPL, bên cạnh việc quy định các biện pháp bảo đảm về tổ chức, cán bộ, là các biện pháp đảm bảo về cơ sở vật chất, phương tiện và kinh phí cho cơng tác PBGDPL (Điều 38 và Điều 39 Luật PBGDPL 2012). Tuy nhiên, các quy định của pháp luật chỉ là lý thuyết nằm trên văn bản nếu không được sự quan tâm và đầu tư thích đáng về cơ sở vật chất, kinh phí tương xứng với vai trị và tầm quan trọng của cơng tác PBGDPL.
Trước khi có Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, kinh phí dành cho cơng tác PBGDPL gặp nhiều khó khăn. Sau khi có Chỉ thị và các quyết định của Thủ tướng Chính phủ, việc đầu tư nguồn lực về bộ máy, cán bộ và kinh phí cho cơng tác PBGDPL được tăng cường. Triển khai thông tư số 63/2005/TT-BTC ngày 05/8/2005 của Bộ Tài
51
chính hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm cho cơng tác PBGDPL, đặc biệt là sau khi liên bộ Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp ban hành Thông tư liên tịch số 73/2010/TTLT-BTP-BTC ngày 14/5/2010 và mới đây nhất là Thông tư số 14/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 27/01/2014 quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết tốn kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác PBGDPL và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở đã tạo điều kiện thuận lợi cho các Bộ, ngành, địa phương chủ động trong việc bố trí ngân sách hàng năm cho cơng tác PBGDL. Hằng năm, căn cứ vào nhiệm vụ PBGDPL của năm sau, cơ quan, tổ chức xây dựng dự tốn kinh phí PBGDPL và tổng hợp chung vào dự tốn ngân sách Nhà nước của cấp mình trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước. Do đó, ngồi khoản ngân sách Nhà nước mà các cơ quan, tổ chức được thụ hưởng đảm bảo cho hoạt động PBGDPL, Nhà nước cịn khuyến khích, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tài trợ, hỗ trợ kinh phí cho hoạt động PBGDPL theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh những yếu tố mang tính quyết định ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả cơng tác PBGDPL như trên, cịn có một số nhân tố khác cũng có những tác động nhất định, bao gồm:
Trình độ dân trí pháp lý: trình độ văn hóa của chủ thể là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng PBGDPL. Trình độ dân trí cao sẽ thuận lợi cho việc tổ chức triển khai các hoạt động giáo dục đồng thời tiếp thu các nội dung pháp luật của các chủ thể pháp luật từ đó giúp họ nhận thức đúng đắn, có thái độ tơn trọng và lịng tin vào tính cơng bằng, nghiêm minh của pháp luật để đạt tới mục đích cao nhất của PBGDPL là hành vi xử sự hợp pháp, tích cực phù hợp với quy định pháp luật hiện hành. Ngược lại, trình độ dân trí thấp sẽ khó khăn trong việc tiếp thu, thực hiện pháp luật từ đó hiệu quả cơng tác PBGDPL không cao. Từ thực tiễn đó, đặt ra yêu cầu đối với người làm
52
công tác PBGDPL là phải sáng tạo, linh hoạt trong việc lựa chọn áp dụng các phương pháp, hình thức truyền thống bên cạnh các hình thức, biện pháp giáo dục pháp luật mới phù hợp với từng đối tượng có trình độ khác nhau.
Điều kiện kinh tế - xã hội: hiệu quả công tác PBGDPL chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của sự phát triển kinh tế - xã hội. Nước ta là một nước đang phát triển, trình độ kinh tế - xã hội ở mỗi vùng miền là khác nhau, do vậy cũng ảnh hưởng nhất định đến việc PBGDPL. Khi nền kinh tế - xã hội phát triển, đời sống vật chất được cải thiện, lợi ích kinh tế được đảm bảo, nhân dân sẽ phấn khởi, tin tưởng vào đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.