6. Bố cục của Luận văn
1.2. Tình hình trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
1.2.4. Các đặc điểm tội phạm học
1.2.4.1. Đặc điểm nhân thân người phạm tội
Nhân thân người phạm tội là tổng hợp các đặc điểm riêng biệt của người phạm tội, chúng có ảnh hưởng nhất định đến quá trình thực hiện tội phạm. Xác định được nhân thân người phạm tội, từ đó đề ra các giải pháp cụ thể phòng ngừa tội phạm.
Xét về nhân thân người phạm tội đánh bạc, tổ chức đánh bạc, gá bạc trên địa bàn tỉnh Tiền Giang trong thời gian từ năm 2008 đến năm 2012, thể hiện như sau:
- Về giới tính
Phân tích giới tính của tội phạm nhằm nhận biết được giới tính nào phạm tội nhiều để có biện pháp phịng ngừa tội phạm cho thích hợp. Nghiên cứu về cơ cấu theo giới tính cho chúng ta có cái nhìn thiết thực tập trung vào nhóm các đối tượng đó, để nhằm ngăn ngừa họ phạm tội.
Bảng 4.1 Phân tích số bị cáo bị xét xử về tội đánh bạc, tổ chức đánh bạc, gá bạc theo giới tính trên địa bàn tỉnh Tiền Giang từ năm 2008 đến năm 2012 Năm Tổng số bị cáo bị đƣa ra xét xử (1) Nam (2) Nữ (3) Tỷ lệ % bị cáo nam trên tổng số bị cáo (2/1) Tỷ lệ % bị cáo nữ trên tổng số bị cáo (3/1) 2008 119 98 21 82,3% 17,6% 2009 96 79 17 82,3% 17,7% 2010 91 75 16 82,4% 17,6% 2011 140 116 24 82,8% 17,1% 2012 209 174 35 83,2% 16,7% Tổng 655 542 113 82,7% 17,3% - 2012
Biểu đồ 4.1 Cơ cấu giới tính của bị cáo phạm các tội về đánh bạc trên địa bàn tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2008 - 2012
82.7% 17.3% Giới tính bị cáo
Nam Nữ
Từ số liệu ở Bảng 4.1, trên địa bàn tỉnh Tiền Giang từ năm 2008 đến năm 2012, với tổng số 655 bị cáo xét xử về tội đánh bạc, tổ chức đánh bạc, gá bạc thì có 542/655 bị cáo là nam giới, chiếm tỷ lệ là 82,7%, cịn lại có 113/655 bị cáo là nữ giới, chiếm tỷ lệ là 17,3%. Dựa vào số liệu phân tích như trên cho chúng ta thấy chủ thể của loại tội phạm này chủ yếu là nam giới. Tuy nhiên, với tỷ lệ 17,3% nữ giới phạm tội thì tỷ lệ này không hề nhỏ, số lượng phụ nữ phạm tội đánh bạc thường ở hình thức bán số đề, đánh bài tứ sắc, những phụ nữ phạm tội đánh bạc là do họ là những người trình độ văn hóa thấp, khơng
.
- Về độ tuổi
Phân tích cơ cấu độ tuổi người phạm tội về đánh bạc cho chúng ta biết lứa tuổi nào phạm tội nhiều để đề ra biện pháp phòng ngừa
Bảng 4.2 Phân tích độ tuổi của các bị cáo phạm tội về đánh bạc đã bị xét xử từ năm 2008 - 2012 tại tỉnh Tiền Giang
Độ tuổi Số bị cáo Tỷ lệ %
Từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi 0 0 Từ đủ 18 tuổi đến 30 tuổi 199 30,4% Từ 31 đến dưới 60 tuổi 424 64,7 %
Từ 60 tuổi trở lên 32 4,9%
Biểu đồ 4.2 Cơ cấu độ tuổi của bị cáo phạm các tội về đánh bạc
trên địa bàn tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2008 – 2012
Qua thống kê, số bị cáo thực hiện hành vi phạm tội về đánh bạc ở độ tuổi từ 31 tuổi đến dưới 60 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất so với các độ tuổi khác, với 424/655 bị cáo, chiếm 64,7% trên tổng số bị cáo. Do ở độ tuổi này hầu hết những người tham gia đều là những người tự lập đã làm ra tiền, tự tạo thu nhập cho bản thân nên có tiền để tham gia đánh bạc ăn tiền, bên cạnh đó thì có những người khơng có cơng việc ổn định tìm đến cờ bạc để cầu may, mong muốn có được nhiều tiền một cách nhanh chóng như bán số đề, đá gà… Tuy số lượng bị cáo phạm tội trong độ tuổi từ 31 tuổi đến dưới 60 tuổi chiếm đa số nhưng số bị cáo từ độ tuổi 18 đến đủ 30 tuổi vẫn chiếm tỷ lệ tương đối nhiều, lứa tuổi này có những bị cáo vẫn cịn dựa vào thu nhập của gia đình, khơng chịu tìm kiếm việc làm để tự lập, thích vui chơi nên đã thực hiện hành vi phạm tội. Độ tuổi trên 60 tuổi là những người đã lớn tuổi chỉ chiếm 32/655 bị cáo, tuy số bị cáo phạm tội về đánh bạc ở độ tuổi trên 60 chiếm tỷ lệ rất ít, nhưng cũng phần nào làm ảnh hưởng đến vấn đề phòng ngừa tội phạm này trong xã hội, bởi vì đây là những người có nhiều kinh nghiệm, hầu hết là những tấm gương cho con cháu trong gia đình noi theo.
- Về trình độ học vấn: Trình độ học vấn là một trong những tiêu chí
đánh giá mức độ nhận thức thế giới xung quanh và sự phát triển trí tuệ của con người. Nó có ảnh hưởng rất lớn đến hành vi ứng xử của con người trong các mối quan hệ xã hội nói chung và hành vi phạm tội nói riêng. Nghiên cứu trình độ học vấn của người phạm tội khơng những giúp chúng ta có cơ sở tìm
hiểu về quá trình hình thành nhân cách sai lệch của họ mà cịn cho chúng ta thơng tin về đặc điểm, tính chất, mức độ của tình hình phạm tội do những người có trình độ học vấn khác nhau gây ra. Từ đó để chúng ta có biện pháp, cách thức và mức độ theo những trình độ nhất định phòng ngừa tội phạm và giáo dục người phạm tội hiệu quả nhất.
Bảng 4.3 Phân tích trình độ học vấn của các bị cáo phạm tội về đánh bạc đã bị xét xử trên địa bàn tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2008 - 2012
Trình độ Số bị cáo Tỷ lệ % Không biết chữ 11 1,7% Tiểu học 182 27,8% Trung học cơ sở 317 48,4% Trung học phổ thông 142 21,7% Cao đẳng, Đại học 3 0,4% Tổng số bị cáo 655 100%
Nguồn: Phân tích bản án hình sự sơ thẩm về các tội đánh bạc giai đoạn 2008 – 2012.
Biểu đồ 4.3 rình độ học vấn của bị cáo phạm các tội về
đánh bạc trên địa bàn tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2008 – 2012
Qua Bảng phân tích chúng ta nhận thấy những người phạm tội về đánh bạc đa số có trình độ văn hóa bậc tiểu học
trong đó số bị cáo có trình độ học vấn ở bậc trung học cơ sở là 317 bị cáo, chiếm tỷ lệ 48,4%; trình độ tiểu học là 182 bị cáo, chiếm tỷ lệ 27,7%; trình độ trung học phổ thơng là 142 bị cáo, chiếm tỷ lệ
21,7%. Trong khi đó số bị cáo khơng biết chữ là 11 người, chiếm 1,7% trên tổng số bị cáo bị xét xử. Như vậy, số bị cáo phạm tội về đánh bạc trên địa bàn tỉnh Tiền Giang có trình độ tiểu học và trung học cơ sở chiếm đa số,
hầu hết những người phạm tội đánh bạc có trình độ học vấn thấp. Do trình độ học vấn thấp nên nhận thức của họ không đầy đủ đã làm biến dạng nhận thức, biến dạng các quy tắc đạo đức nói chung cũng như làm biến dạng các trạng thái tâm lý, từ đó dễ dàng phát sinh tội phạm. Bên cạnh đó số người có trình độ học vấn trung học phổ thông chiếm tỷ lệ cũng khá cao, do đó so với mặt bằng dân trí hiện nay những người phạm tội về đánh bạc có trình độ học vấn tương đối cao nên nhận thức xã hội và sự am hiểu pháp luật cũng ở mức độ khá, điều này sẽ có điều kiện thuận lợi trong việc áp dụng hình thức tuyên truyền để nâng cao ý thức của người phạm tội và ngăn chặn họ tái phạm.
- Về nghề nghiệp:
Qua khảo sát số bị cáo bị xét xử, cơ cấu về ngành nghề của những
người này được thể hiện như sau:
Bảng 4.4 Tình trạng nghề nghiệp của ngƣời phạm tội về đánh bạc trên địa bàn tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2008 - 2012
Tình trạng nghề nghiệp Số bị cáo Tỷ lệ %
Nông dân (làm vườn, làm ruộng, chăn nuôi) 143 21,8%
Nội trợ 45 6,9%
Chạy xe Honda ôm + Tài xế lái xe 49 7,5%
Buôn bán 196 29,9%
Làm thuê 108 16,5%
Công nhân 18 2,7%
Thợ thủ cơng (thợ hớt tóc, thợ bạc, thợ sửa xe….) 22 3,4%
Không nghề nghiệp 56 8,5%
Nghề khác (vận động viên bóng đá, ca sĩ …) 15 2,3%
Cán bộ công chức 3 0,5%
Biểu đồ 4.4 nghề nghiệp của ngƣời phạm tội về các tội đánh bạc trên địa bàn tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2008 - 2012
21.8% 6.9% 7.5% 29.9% 16.5% 2.7% 3.4% 8.5% 2.3% 0.5%
Tình trạng nghề nghiệp của ngƣời phạm tội
Nông dân Nội trợ
Chạy xe Honda ôm và tài xế lái xe Buôn bán Làm thuê Công nhân Thợ thủ công Không nghề nghiệp Nghề khác Cán bộ
Qua phân tích tình trạng nghề nghiệp của bị cáo bị xét xử về các tội đánh bạc trên địa bàn tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2008 – 2012, cho chúng ta thấy số người phạm tội về đánh bạc nhiều nhất thường là những người buôn bán, nông dân (làm ruộng, làm vườn, chăn nuôi), làm thuê, và người khơng nghề nghiệp, trong đó số người phạm tội có nghề nghiệp bn bán chiếm tỷ lệ 29,9%, nông dân chiếm tỷ lệ 21,8%, làm thuê chiếm tỷ lệ 16,5% và người không nghề nghiệp chiếm tỷ lệ 8,5%. Từ Bảng phân tích ta thấy những người thực hiện tội phạm là những người buôn bán, nông nghiệp, làm thuê chiếm tỷ lệ khá cao, do tính chất của cơng việc nên hầu hết những người này có nhiều thời gian nhàn rỗi và thu nhập của những người làm nghề nông nghiệp, làm thuê khơng do đó họ tham gia vào đánh bạc với mong muốn kiếm nhiều tiền và nhằm để giết thời gian. Công nhân viên chức lại là những người ít phạm tội này nhất, chỉ chiếm tỷ lệ 0,5%, bởi lẽ hầu hết công nhân viên chức là những người có trình độ, nhận thức pháp luật cũng như hậu quả do tội phạm này gây ra có phần sâu sắc hơn so với những thành phần khác, bên cạnh
đó cơng nhân viên chức cũng bị chi phối mạnh mẽ bởi những quy định của cơ quan, đơn vị trong vấn đề tuân thủ pháp luật.
1.2.4.2. Đặc điểm về động cơ mục đích
Động cơ phạm tội chính là động lực thúc đẩy hành vi phạm tội của kẻ phạm tội, là cái thôi thúc và là cái quan trọng để xác định nguyên nhân của tội phạm. Có nhiều động cơ khác nhau, nhưng đối với các tội đánh bạc chủ yếu là để thỏa mãn máu đam mê cờ bạc, cịn mục đích của tội phạm này là để vui chơi nhằm giết thời gian, bên cạnh đó họ cịn có mục đích thu lợi một cách nhanh chóng mà khơng cần bỏ ra nhiều cơng sức để làm việc kiếm tiền.
Ví dụ: Khoảng 14 giờ ngày 30/04/2009 tại quán cà phê của anh Nguyễn Văn Bạc, sinh năm 1967 ấp 2, xã Tân Lập 1, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang có một nhóm thanh niên gồm: Huỳnh Văn Chiến, Đào Quang Phước và 01 thanh niên tên thường gọi là Đầu Đinh đang uống cà phê trong quán, thì Phước thấy có một số thanh niên trong qn nên hỏi anh Bạc có ai rủ chơi ít ván bài. Lúc này, trong quán của anh Bạc có Bùi Văn Xinh, Lê Tráng Sĩ cũng nghe việc rủ đánh bạc nhưng chưa ai thống nhất chơi. Đến khoảng 15 giờ ngày 30/04/2009 Phan Hoàng Lộc trên đường đi công việc về ngang quán của anh Bạc, Lộc đã vào quán của anh Bạc uống cà phê. Lúc này Đào Quang Phước, Huỳnh Văn Chiến rủ đánh bài cào, Lộc sẵn có trong người 2.700.000 đồng (trong đó số tiền con của Lộc gửi là 1.950.000 đồng, tiền cá nhân là 750.000 đồng). Do nhóm người của Chiến, Phước, Đầu Đinh không phải là người địa phương nên Lộc, Sĩ, Xinh nảy sinh sát phạt người lạ và cùng với Chiến, Phước, Đầu Đinh đến nhà em của Lộc là Phan Thế Hùng, sinh năm 1967 ngụ ấp 2, xã Tân Lập 1, huyện Tân Phước, Tiền Giang, lúc này khơng có Hùng ở nhà nên Lộc hỏi con gái của Hùng là Phan Thị Ngọc Vân sinh 25/12/1995 xem Hùng có nhà khơng và xin vào nhà chơi. Sau khi vào nhà nhóm người đánh bạc kêu Vân đi mua 04 bộ bài, khi có bài 52 lá thì Phước, Lộc, Sĩ, Xinh và Đầu Đinh ngồi xuống nền nhà cạnh cửa vào nhà Hùng đánh bạc. Phước cầm bài chia 05 tụ để xác định ai làm cái.
Hình thức chơi là loại bài cào 03 lá, lớn nhất là ba tây và chín nút, nhỏ
nhất là bù. Có t tiền cược. Đặt thấp nhất là
10.000 đồng, cao nhất là 2 vào các tụ).
Đến khoảng 21 giờ cùng ngày, Phan Thanh Dũng (Tài) sinh năm 1970 ngụ ấp 2, xã Tân Lập 1, huyện Tân Phước, Tiền Giang đến xem và dùng số tiền 50.000 đồng có sẵn đứng bên ngồi ké vào tụ bài của Phan Hoàng Lộc, mỗi ván ké từ 20.000 đồng đến 50.000 đồng và đã thua hết, sau khi thua hết tiền Dũng đã về nhà lấy 100.000 đồng trở lại sòng bạc tiếp tục sát phạt nhau.
Vợ chồng của Phan Thế Hùng khi đi cân khóm về thấy trong nhà có nhiều người đánh bài nhưng khơng có ý kiến gì. Cịn Phan Thị Ngọc Vân (cháu của Hùng) đã hỏi Hùng để dùng 100.000 đồng do mua bài và nước uống cho những người đánh bạc còn lại để ké vào tụ bài của Lộc mỗi ván 20.000 đồng và Hùng đồng ý. Cùng tham gia ké bạc với Vân có Nguyễn Thanh Hảo, sinh năm 1975 ngụ ấp Quơn, xã Đơng Hịa, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang; Bùi Văn Thừa, sinh năm 1981 ngụ ấp Tây 1, Long Định, huyện Châu Thành, Tiền Giang; Nguyễn Văn Bạc, sinh năm 1967 ấp 2, xã Tân Lập 1, huyện Tân Phước, Tiền Giang.
Trong quá trình sát phạt Lộc ln thắng nên gom hết tiền về mình. Theo khai nhận của các con bạc thì Bùi Văn Xinh đã đem theo số tiền 550.000 đồng, Lê Tráng Sĩ đem theo 180.000 đồng, Phan Thanh Dũng đem theo 150.000 đồng. Riêng Phước, Chiến, Đầu Đinh chưa xác định được số tiền. Khoảng 23 giờ cơ quan Công an phát hiện và bắt quả tang 06 đối tượng gồm: Phan Hoàng Lộc, Phan Thanh Dũng, Phan Thế Hùng, Nguyễn Văn Bạc, Bùi Văn Thừa, Nguyễn Thanh Thảo còn Đào Quang Phước, Huỳnh Văn Chiến và Đầu Đinh đã bỏ chạy không bắt giữ được.
Tang vật thu giữ trên giường nơi Phan Hoàng Lộc trốn, cất giấu số tiền 6.950.000 đồng, theo thừa nhận của Lộc thì trong lúc sát phạt với nhau Lộc đã thắng 4.250.000 đồng.
Tại bản án hình sự sơ thẩm số 29/2009/HSST ngày 22/09/2009 đã xử phạt Phan Hoàng Lộc 01 năm tù, cho hưởng án treo, xử phạt Lê Tráng Sĩ, Bùi Văn Xinh mỗi người 09 tháng tù cho hưởng án treo, xử phạt Phan Thanh
Dũng 06 tháng tù cho hưởng án treo. Ngoài ra phạt tiền bổ sung đối với các bị cáo Lộc, Sĩ, Xinh, Dũng mỗi bị cáo 3.000.000 đồng.
Qua phân tích thực trạng tình hình tội phạm đánh bạc trong thời gian qua và phân tích những đặc điểm tội phạm học của các tội về đánh bạc chúng ta nhận thức được những yếu tố tác động đến hành vi của người phạm tội. Trên cơ sở đó, ta có thể tìm hiểu ngun nhân, điều kiện phát sinh tội phạm để đưa ra những phương án đấu tranh phòng chống với tội phạm này nhằm hạn chế và dần loại bỏ nó ra khỏi tệ nạn xã hội.
CHƢƠNG 2 NGUYÊN NHÂN, ĐIỀU KIỆN
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÒNG NGỪA
2.1. Nguyên nhân, điều kiện của các tội phạm về đánh bạc trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
2.1.1. Nguyên nhân, điều kiện chung
Theo quan điểm chung của tội phạm học, nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm là tổng hợp những hiện tượng tiêu cực và quá trình xã hội mang tính tiêu cực trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa tư tưởng, tâm lý xã hội của chế độ xã hội
.
Nguyên nhân của tình hình tội phạm là những yếu tố tác động trực tiếp làm phát sinh tình hình tội phạm trong phạm vi nhất định, còn điều kiện của tình hình tội phạm là những hiện tượng xã hội thúc đẩy, tạo hồn cảnh thuận lợi để tình hình tội phạm phát triển. Trong một số trường hợp, rất khó