Giải pháp hồn thiện các cơng cụ kinh tế trong quản lý môi trường ở Việt

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) HOÀN THIỆN các CÔNG cụ KINH tế TRONG QUẢN lý môi TRƯỜNG ở VIỆT NAM (Trang 25)

thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững. Các định hướng sau: Nhà nước cần tạo mọi điều kiện thuận lợi và phân cấp cho các địa phương quản lý mơi trường, đẩy mạnh xã hội hóa cơng tác bảo vệ môi trường; xây dựng hệ thống pháp luật về mơi trường hồn chỉnh (Luật bảo vệ mơi trường) nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc quản lý môi trường, thúc đẩy các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt việc xây dựng xã hội bền vững và hạn chế các hiện tượng tiêu cực làm suy thối mơi trường; sử dụng đồng bộ pháp luật về các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường để thực hiện mục tiêu chung là bảo vệ môi trường; công cụ kinh tế là những điều kiện đảm bảo cho phát triền bền vững, các yếu tố môi trường đang bị lạm dụng, sử dụng quá mức dẫn đến tình trạng ơ nhiễm nghiêm trọng, do đó cần nâng cao hệu quả quản lý mơi trường là yêu cầu thiết yếu; tìm kiếm các cơng cụ chính sách có hiệu quả hơn về mặt kinh tế; tìm kiếm các nguồn tài chính cho ngân sách chung hoặc cho các chương trình mơi trường nói riêng; nhu cầu “lồng ghép” có hiệu quả giữa các chính sách kinh tế và chính sách mơi trường;

II. Giải pháp hồn thiện các cơng cụ kinh tế trong quản lý môi trường ở Việt Nam Nam

Từ thực trạng và nguyên nhân đã được chỉ ra ở chương II, em đề xuất ra một số giải pháp góp phần củng cố thêm điểm mạnh và khắc phục những hạn chế còn tồn đọng trong việc sử dụng kinh tế vào quản lý mơi trường như sau:

1.Nhóm các giải pháp chung

Nhà nước cần quy định rõ ràng các chính sách mơi trường cũng như việc thực thi đúng quy định về pháp luật môi trường, triệt để chống tham nhũng, trốn thuế, lậu thuế. Tổ chức đào tạo, nâng cao trình độ chun mơn cho cán bộ chuyên trách về

26 môi trường, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước mơi trường có kiến thức tổng hợp về kinh tế, môi trường, xã hội; tăng cường đầu tư đổi mới hệ thống thiết bị quan trắc đo đạc kiểm sốt ơ nhiễm. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ môi trường tự chủ về mặt tài chính, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Thay thế cách tính phí cũ bằng mức phí mới có tính đến chi phí bảo vệ mơi trường và xử lý ô nhiễm đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn, đồng thời xây dựng lộ trình tăng phí cụ thể, rõ ràng. Tăng cường các biện pháp truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức và tinh thần tự nguyện của người dân trong cơng tác giữ gìn vệ sinh mơi trường. thiết lập các quan hệ quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Thiết lập các quan hệ này tạo nên hệ thống liên kết trong việc tham gia phịng chống và thích ứng với biến đổi khí hậu vì một mơi trường tồn cầu xanh, sạch; đồng thời tranh thủ được việc ứng dụng các công nghệ trong quản lý và bảo vệ môi trường, sản xuất và sử dụng các năng lượng sạch cho môi trường; hợp tác đấu tranh với các tội phạm mơi trường có tổ chức, xun quốc gia.

2. Nhóm các giải pháp cụ thể

Trong bối cảnh hiện nay, cần thực hiện những giải pháp trước mắt là tập trung đẩy mạnh việc thực hiện áp dụng các công cụ kinh tế như thuế mơi trường, phí mơi trường, nghiên cứu xây dựng, tạo lập một thị trường mới về môi trường làm tiền đề để áp dụng các công cụ kinh tế, nâng cao trách nhiệm xã hội trong bảo vệ môi trường. Đối với thuế tài nguyên, điều chỉnh quy định đối với người nộp thuế là tổ chức cá nhân khai thác nhỏ lẻ; quy định sản lượng tính thuế dựa trên tài nguyên khai thác thực tế khai khai thác; thống nhất quy định về giá tính thuế tài ngun; rà sốt thuế suất tài nguyên; bổ sung các quy định về tăng cường quản lý thuế.

Đối với thuế ô nhiễm mơi trường, hồn thiện chính sách thuế bảo vệ mơi trường và cần đảm bảo nguyên tắc khuyến khích hơn nữa việc bảo vệ môi trường của người dân; quy định chi tiết và cụ thể hơn về các đối tượng chịu thuế, tránh việc đối tượng

27 chịu thuế bị đánh thuế chồng chéo; áp dụng việc miễn giảm thuế đối với các doanh nghiệp, tổ chức có hoạt động ảnh hưởng tích cực tới mơi trường, bảo vệ mơi trường; xem xét việc tăng mức thuế bảo vệ môi trương đối với một số mặt ví dụ như túi nilong, HCFC phù hợp với tác động xấu mà những sản phẩm này gây ra.

Đối với phí bảo vệ mơi trường, tổ chức, cá nhân xả thải ra mơi trường hoặc có hoạt động làm phát sinh nguồn tác động xấu đối với mơi trường phải nộp phí bảo vệ môi trường để sử dụng đầu tư cho hoạt động bảo vệ mơi trường; quy định liên quan đến phí cần cơ cấu rõ ràng và đơn giản, nhằm vào một số chất gây ơ nhiễm chính, nhằm vào một số cơ sở gây ô nhiễm chủ yếu.

Đối với giấy phép phát thải, Việt Nam cần xây dựng mơ hình thị trường giấy phép phát thải thơng qua việc tiếp thu các kinh nghiệm có sẵn từ các nước trên thế giới đã xây dựng và phát triển thành công được thị trường giấy phép phát thải đồng thời cũng phải cân nhắc hài hòa đế điều kiện sẵn có; tuyên truyền phổ biến cho người dân cũng như doanh nghiệp biết thêm về giấy phép phát thải và thị trường giấy phép phát thải. Đối với đặt cọc hồn trả, với những lợi ích về kinh tế và mơi trường mà hệ thống đặt cọc - hồn trả đem lại thì Chính phủ cần xem xét và triển khai những nghiên cứu, áp dụng thí điểm trên qui mơ lớn và thiết lập cơ chế chính sách để áp dụng. Cần triển khai và xác định nghĩa vụ đặt cọc đối với các đối tượng tiêu thụ sản phẩm mà bao bì hoặc chất thải sau khi sử dụng có khả năng tái chế, tái sử dụng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng lớn tới mơi trường. Nghĩa vụ đặt cọc - hồn trả có thể được đưa vào quy định trong Luật Bảo vệ môi trường hoặc các quy định về quản lý chất thải.

Đối với ký quỹ môi trường, để áp dụng hiệu quả công cụ này cần thực thi nghiêm nghĩa vụ ký quĩ mơi trường đối với đối tượng có hành vi khai thác khoáng sản. Cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản từ trung ương tới địa phương cần giám sát chặt chẽ hoạt động khai thác, đặc biệt phải xử lý những trường hợp khai thác tái phép.

28

Đối với nhãn sinh thái, hồn thiện Luật Sở hữu trí tuệ và xây dựng Luật Thương hiệu; hồn thiện quy chế thực hiện chương trình cấp nhãn sinh thái với thủ tục, trình tự đơn giản, rõ ràng, dễ thực hiện; áp dụng với các loại hàng hóa tiêu dùng, góp phần thực hiện mục tiêu “xanh hóa lối sống”; tăng cường cơng tác giáo dục, phổ biến nâng cao nhận thức của người dân cũng như các doanh nghiệp về các sản phẩm thân thiện với mơi trường được dán nhãn sinh thái. Chính phủ cần có các giải pháp hỗ trợ, trợ cấp, miễn giảm thuế cho các doanh nghiệp, các sản phẩm dán nhãn sinh thái để tạo động cơ khuyến khích.

Đối với trợ cấp tài chính, nâng cao số dự án có tác động tích cực đến mơi trường được trợ cấp tài chính để từ đó các dự án này có thể phát huy được hiệu của trong bảo vệ môi trường của bản thân. Khắc phục những vướng mắc trong cơ chế cho vay của quỹ môi trường cho các dự án bảo vệ môi trường.

Đối với quỹ bảo vệ môi trường, tăng cường cơng tác tun truyền quảng bá hình ảnh của quỹ bảo vệ mơi trường để có thể thu hút nhiều doanh nghiệp biết tới và đăng kí vay tại quỹ hơn. Hướng tới và đẩy mạnh cơng tác hỗ trợ tài chính các hoạt động hỗ trợ tài chính trong tiết kiệm năng lượng và sử dụng nguồn năng lượng tái tạo. Nhà nước cần có văn bản hướng dẫn và cần phải thống nhất về bộ máy tổ chức, mơ hình hoạt động, phương thức hỗ trợ, lĩnh vực ưu tiên của quỹ môi trường ở các địa phương để đảm bảo sự đồng bộ.

3. Giải pháp đối với từng cá nhân

Tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, học tập, tuyên truyền, giáo dục cho mọi ngƣời xung quanh về Luật bảo vệ môi trường. Thực hiện những việc nhỏ như: không vứt rác bừa bãi, trồng nhiều cây xanh, giảm sử dụng túi nilon, tiết kiệm giấy, ưu tiên sản phẩm tái chế, sử dụng các tiến bộ khoa học cơng nghệ, xử lí nước thải trước khi thải ra môi trường, sử dụng năng lượng mặt trời và những nguồn năng lượng sạch...

29

KẾT LUẬN

Tăng trưởng kinh tế và bảo vệ mơi trường, đối phó với sự biến đổi khí hậu, khủng hoảng năng lượng, lương thực là một vấn đề cấp thiết của thế kỷ 21. Sử dụng công cụ kinh tế trong quản lí mơi trường đã được áp dụng một thời gian dài ở trên thế giới. Ở Việt Nam áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường là cách tiếp cận đúng đắn nhằm hạn chế ơ nhiễm và suy thối môi trường tại Việt Nam. Việc áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý mơi trường đã được Chính phủ quan tâm. Một số cơng cụ kinh tế đã được triển khai áp dụng ở các quy mô khác nhau. Bước đầu, các công cụ kinh tế đã có tác dụng tích cực giúp hạn chế ơ nhiễm, suy thối mơi trường. Tuy nhiên, do chưa có nghiên cứu đầy đủ về các cơng cụ kinh tế trước khi ban hành nên quá trình triển khai các cơng cụ này cịn gặp nhiều khó khăn và hiệu quả thực thi chưa cao. Ngoài ra, năng lực nghiên cứu và thực thi các cơng cụ kinh tế cịn hạn chế. Cịn nhiều cơng cụ kinh tế chưa được áp dụng, đặc biệt là trong lĩnh vực như bảo tồn đa dạng sinh học. Một điểm cần lưu ý là để cơng cụ kinh tế phát huy tác dụng thì cần thực hiện tốt cơng tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm cũng như tuyên tuyền giáo dục nhằm tạo động lực tuân thủ các qui định về mơi trường, trong đó có các quy định về cơng cụ kinh tế. Chính vì thế vấn đề hồn thiện các cơng cụ kinh tế trong việc quản lý môi trường ở Việt Nam là vấn đề cấp thiết, càng hồn thiện sớm bao nhiêu thì vấn đề quản lý môi trường bằng các công cụ kinh tế càng có hiệu quả bấy nhiêu.

Qua việc tìm hiểu và nghiê cứu đề tài “Hồn thiện các cơng cụ kinh tế trong quản lý môi trường ở Việt Nam hiện nay” đã giúp em hiểu biết hơn nhiều điều về các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường của nước ta hiện nay. Là một sinh viên Học viện Tài Chính em đã nhận thức hơn về tác hại của rác thải, đặc biệt là rác thải nhựa đối với mơi trường, dù chưa thể đóng góp được hiều cho việc bảo vệ mơi trường của nước nhà nhưng em sẽ cố gắng hạn chế sử dụng những sản phẩm có hại cho mơi

30 trường, tăng cường sử dụng các sản phẩm bảo vệ mơi trường có dán nhãn sinh thái, các sản phẩm tái chế, khi mua và sử dụng các chai thủy tinh có đặt cọc thì thực hiện việc hồn trả lại vỏ chai sau khi sử dụng. Em sẽ tuyên truyền cho mọi người xung quanh tầm quan trọng của bảo vệ môi trường cũng như sự nguy hiểm của rác thải nhựa, nilong.

Quản lý và bảo vệ môi trường là cơng cuộc lâu dài, khó khắn vì ln có mâu thuẫn giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài, lợi ích cá nhân và lợi ích chung. Vì vậy mỗi người phải tự nâng cao ý thức cũng như trách nhiệm của mình đối với những vấn đề mơi trường, góp phần bảo vệ lợi ích lâu dài của cộng đồng là mơi trường được bảo vệ và cải thiện, góp phần phát triển kinh tế- xã hội bền vững.

31

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Kinh tế mơi trường Học Viện Tài Chính (xuất bản 2013).

2. Giáo trình Kinh tế và Quản lý môi trường Trường Đại học Kinh tế quốc dân. 3. Luận án tiến sĩ luật học Pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay của Nguyễn Ngọc Anh Đào.

4. Sách chuyên khảo Kinh tế hóa lĩnh vực mơi trường: một số vấn đề lý luận và thực tiễn của PGS. TS Phạm Văn Lợi.

5. Báo cáo nghiên cứu Luật thuế tài nguyên và công tác quản lý thuế tài ngun từ góc nhìn thúc đẩy minh bạch, quản lý hiệu quả nguồn thu.

6. Báo tài nguyên và môi trường, bài viết Dùng công cụ kinh tế để tạo đột phá trong bảo vệ môi trường.

7. Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.

8. Lưu Đức Hải, Nguyễn Ngọc Sinh (2001). Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

9. Trần Thanh Lâm (2006). Quản lý môi trường bằng công cụ kinh tế. NXB Lao

động.

Các trang web

10. https://lapphap.vn/ 11. https://infographics.vn/ 12. https://kinhtetrunguong.vn/

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) HOÀN THIỆN các CÔNG cụ KINH tế TRONG QUẢN lý môi TRƯỜNG ở VIỆT NAM (Trang 25)