Giải pháp xử lý bội chi NSNN

Một phần của tài liệu Bội chi ngân sách – Lý luận, thực tiễn và giải pháp (Trang 28 - 34)

Vấn đề thiếu hụt ngân sách thường làm đau đầu các chính trị gia giữa một bên là phát triển bền vững, duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế với một bên là nguồn lực có hạn. Đòi hỏi các chính trị gia phải lựa chọn để phù hợp với yêu cầu phát triển thực tế và sự phát triển trong tương lai. Từ sự lựa chọn đó họ đưa ra mức bội chi “hợp lý”, bảo đảm nhu cầu tài trợ cho chi tiêu cũng như đầu tư phát triển kinh tế, đồng thời bảo đảm cho nợ quốc gia ở mức hợp lý. Có nhiều cách để chính phủ bù đắp thiếu hụt ngân sách như tăng thu từ thuế, phí, lệ phí; giảm chi ngân sách; vay nợ trong nước, vay nợ nước ngoài; phát hành tiền để bù đắp chi tiêu;… Sử dụng phương cách nào, nguồn nào tùy thuộc vào điều kiện kinh tế và chính sách kinh tế tài chính trong từng thời kỳ của mỗi quốc gia.

Bội chi NSNN tác động đến kinh tế vĩ mô phụ thuộc nhiều vào các giải pháp nhằm bù đắp bội chi NSNN. Mỗi giải pháp bù đắp đều làm ảnh hưởng đến cân đối kinh tế vĩ mô. Về cơ bản, các quốc gia trên thế giới thường sử dụng các giải pháp chủ yếu nhằm xử lý bội chi NSNN như sau:

Thứ nhất: Nhà nước phát hành thêm tiền. Việc xử lý bội chi NSNN có thể thông qua việc nhà nước phát hành thêm tiền và đưa ra lưu thông. Tuy nhiên, giải pháp này sẽ gây ra lạm phát nếu nhà nước phát hành thêm quá nhiều tiền để bù đắp bội chi NSNN. Đặc biệt, khi nguyên nhân bội chi NSNN là do thiếu hụt các nguồn vốn đối ứng để đầu tư cho phát triển gây “tăng trưởng nóng” và không cân đối với khả năng tài chính của quốc gia.

Thứ hai: Vay nợ cả trong và ngoài nước. Để bù đắp thâm hụt NSNN, nhà nước có thể vay nợ nước ngoài và trong nước. Việc vay nợ nước ngoài quá nhiều sẽ kéo theo vấn đề phụ thuộc nước ngoài cả về chính trị lẫn kinh tế và làm giảm dự trữ ngoại hối quá nhiều khi trả nợ, làm cạn dự trữ quốc gia sẽ dẫn đến khủng hoảng tỷ giá. Vay nợ trong nước sẽ làm tăng lãi suất, và cái vòng nợ – trả lãi – bội chi sẽ làm tăng mạnh các khoản nợ công chúng và kéo theo gánh nặng chi trả của NSNN cho các thời kỳ sau…

Thứ ba: Tăng các khoản thu, đặc biệt là thuế. Việc tăng các khoản thu, đặc biệt là thuế có thể sẽ bù đắp sự thâm hụt NSNN và giảm bội chi NSNN. Tuy nhiên, đây không phải là giải pháp cơ bản để xử lý bội chi NSNN, bởi vì nếu tăng thuế không hợp lý sẽ dẫn đến làm giá cả hàng hóa tăng gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống nhân dân, nghiêm trọng hơn sẽ triệt tiêu động lực của các doanh nghiệp trong các ngành sản xuất kinh doanh và làm mất đi khả năng cạnh tranh của nền kinh tế đối với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Thứ tư: Triệt để tiết kiệm các khoản đầu tư công và chi thường xuyên từ NSNN. Đây là một giải pháp tuy mang tính tình thế, nhưng vô cùng quan trọng với mỗi quốc gia khi xảy ra bội chi NSNN và xuất hiện lạm phát. Triệt để tiết kiệm các khoản đầu tư công có nghĩa là chỉ đầu tư vào những dự án mang tính chủ đạo, hiệu quả nhằm tạo ra những đột phá cho sự phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt những dự án chưa hoặc không hiệu quả thì phải cắt giảm, thậm chí không đầu tư. Mặt khác, bên cạnh việc triệt để tiết kiệm các khoản đầu tư công, những khoản chi thường xuyên của các cơ quan nhà nước cũng phải cắt giảm nếu những khoản chi này không hiệu quả và chưa thực sự cần thiết.

Thứ năm: Tăng cường vai trò quản lý nhà nước nhằm bình ổn giá cả, ổn định chính sách vĩ mô và nâng cao hiệu quả hoạt động trong các khâu của nền kinh tế. Để thực hiện vai trò của mình, nhà nước sử dụng một hệ thống chính sách và công cụ quản lý vĩ mô để điều khiển, tác động vào đời sống kinh tế – xã hội, nhằm giải quyết các mối quan hệ trong nền kinh tế cũng như đời sống xã hội, nhất là mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội, giữa tăng trưởng kinh tế với giữ gìn môi trường v.v.. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay, khi lạm phát là một vấn nạn của các nước trên thế giới, vấn đề tăng cường vai trò quản lý nhà nước đối với quản lý NSNN nói chung và xử lý bội chi NSNN nói riêng có ý nghĩa vô cùng cấp thiết.

Thứ sáu : Rà soát lại các hoạt động thu chi NSNN để tăng thu giảm chi. Đây là biện pháp thường được các chuyên gia cho là có hiệu quả và ít ảnh hưởng tới nền kinh tế nhưng cũng là khó thực hiện do có độ trễ về thời gian và đòi hỏi các giải pháp phải mang tính đồng bộ. Để làm được điều này chúng ta phải:

+ Tăng cường quản lý để các công trình đầu tư của Nhà nước thực sự có hiệu quả. Do đó, ta cần có đội ngũ các chuyên gia thẩm định để đánh giá chi tiết cẩn thậnhiệu quả kinh tế của các dự án xin đầu tư. Các dự án được đầu tư, đặc biệt là các dự ánđầu tư công phải là những dự án tập trung vào những ngành kinh tế trọng điểm của đấtnước và phải có kế hoạch hợp lý. Mặt khác, cần có sự rà soát để chuyển vốn từ các công trình chưa khởi công, khởi công chậm, hoặc thủ tục không đầy đủ sang cho các công trình chuyển tiếp, công trình cấp bách, công trình có hiệu quả kinh tế cao.

+Huy động nguồn vốn của cá nhân để giảm chi tiêu của chính phủ. Muốn vậy cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách, pháp luật cũng như phát triển môi trường kinhdoanh để thu hút vốn đầu tư vào các ngành, các lĩnh vực theo mục tiêu phát triển trongtừng thời kỳ. Nâng cao hiệu quả của công tác thu thuế, nhằm kiểm soát nghiêm ngặt tình trạng thuế, nợ thuế, buôn lậu, xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm để tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Đồng thời cũng cần nhanh chóng hoàn thiện các

luật thuế, tiếp tục rà soát để giảm, bãi bỏ những khoản phí, lệ phí không còn phù hợp, kịp thời ngăn chặn tình trạng lạm dụng, tạo ra các khoản đóng góp bất hợp lý dưới mọi hình thức. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong nước đặc biệt là cácdoanh nghiệp có vốn của nhà nước để tăng nguồn thu cho ngân sách đồng thời cũng giảm tình trạng doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, chính phủ phải chi ngân sách để duy trì, bù lỗ.

Thứ bảy : Nên thay đổi cách cân đối ngân sách nhà nước theo thông lệ quốc tế. Điều đó sẽ tạo thuận lợi để so sánh mức bội chi của nước ta với các nước, cũng như để xác định mức độ an toàn về nợ Chính phủ khi xem xét cân đối kinh tế vĩ mô. Việc áp dụng chuẩn mực quốc tế sẽ tạo lòng tin đối với các nhà đầu tư nước ngoài, các tổ chức tài chính quốc tế về tính minh bạch trong quản lý kinh tế của Việt Nam. Nhưng có lẽ rằng,quan trọng hơn là sẽ làm rõ được bản chất của thâm hụt ngân sách. Đây là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với QH, giúp các ĐBQH nắm bắt thông tin và có căn cứ để thảo luận trước khi thông qua Nghị quyết phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm do Chính phủ trình.

Thứ tám : Cần cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước theo hướng ưu tiên cho phát triển an sinh xã hội, đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn, đầu tư vào các ngành kinh trọng điểm của quốc gia; hạn chế và kiểm soát chặt chẽ các nguồn chi vượt dự toán ngân sách.

Thứ chín : Đẩy mạnh thực hiện xã hội công tác giáo dục, y tế, văn hóa thông tin… đi liền với sự quản lý chặt chẽ của nhà nước vì đây là những lĩnh vực ảnh hưởng trực tiếptới đời sống của người dân và trực tiếp tác động đến sức cạnh tranh trong dài hạn củaquốc gia.

Trên đây là những biện pháp phổ biến nhất để khắc phục bội chi ngân sách nhà nước. Mỗi biện pháp luôn tồn tại những ưu và nhược điểm khác nhau giống như hai mạt của một vấn đề. Cái quan trọng là chúng ta phải sử dụng biện pháp nào hoặc kết hợp những

biện pháp nào phù hợp với tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa của đất nước để chúng luôn phát huy mặt tích cực, hạn chế tiêu cực và dĩ nhiên bội chi ngân sách nhà nước không còn là vấn đề đáng lo ngại nữa.

KẾT LUẬN

Jean Arthuis, chủ nhiệm ủy ban tài chính Thượng Viện, Cộng Hòa Pháp đã nói : “ Luật ngân sách nhà nước được xem là bản hiến pháp tài chính.” . Từng đó thôi chúng ta cũng thấy vai trò đặc biệt của ngân sách nhà nước trong nền tài chính quốc gia, chi phối và quyết định hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Để đạt được điều đó thì chúng ta phải sử dụng ngân sách một cách hợp lý, tính toán tỉ mỉ để hạn chế bội chi ngân sách. Bởi lẽ, bội chi ngân sách khó có thể bị triệt tiêu hoàn toàn trong bối cảnh nền kinh tế đang phát triển của đất nước.

Khắc phục bội chi chúng ta sẽ tránh được tình trạng vay nợ dưới mọi hình thức. Như Các - Mác khi nghiên cứu về đấu tranh giai cấp ở Pháp đã đặt ra câu hỏi và tự trả lời như sau : “ Tại sao nhà nước lại mắc nợ? Vì số chi của nhà nước cứ luôn luôn vượt xa số thu, tình trạng mất thăng bằng này vừa là nguyên nhân, vừa là hậu quả của chế độ công trái quốc gia”. Hạn chế bội chi ngân sách là tiền đề cho sự phát triển bền vững của đất nước. Hiểu được tầm quan trọng của ngân sách nhà nước, chúng ta sẽ luôn coi trọng cách hạn chế bội chi ngân sách nhà nước.

Bài tiểu luận đã hệ thống một cách khái quát và tỉ mỉ những vấn đề liên quan đến bội chi ngân sách nhà nước và cả những vấn đề liên quan đến bội chi ngân sách. Qua đó chúng ta sẽ có cái nhìn đúng đắn hơn về nó, để từ đó chúng ta có thể tìm ra biện pháp đúng đắn nhất nhằm giải quyết tình trang này. Cũng cần khẳng định lại một vấn đề là bội chi ngân sách không hoàn toàn là tiêu cực. Hơn nữa mỗi nhà nước trong quá trình tồn tại và

phát triển của mình luôn luôn xảy ra sự thâm hụt ngân sách nhà nước. Vì vậy, hiểu rõ về bội chi ngân sách là một điều mà mỗi quốc gia đều phải quan tâm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Văn bản pháp luật, giáo trình và tài liệu tham khảo

1. Luật ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002 và các văn bản pháp luật khác liên quan.

2. Giáo trình luật ngân sách nhà nước, trường Đại học Luật Hà Nội, Nhà xuất bản công an nhân dân Hà Nội 2008.

3. Quản lý tài chính công. PGS.TS. Trần Đình Ty ( chủ biên). NXB Lao Động, Hà Nội 2003.

4. Tài liệu hướng dẫn môn học Luật ngân sách nhà nước, Bộ môn Luật tài chinh – Thuế - Ngân hàng, Khoa Luật Thương mại – Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh 2007

II. Website: 1. http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2008/07/05/0507008-2/ 2. http://vneconomy.vn/20110429014558719p0c9920/goc-cua-lam-phat-tai-viet- nam-la-chinh-sach-tai-khoa.htm 3. http://www.tinmoi.vn/Boi-chi-ngan-sach-Nha-nuoc-Nen-de-o-muc-an-toan- 1028336.html 4. http://vneconomy.vn/20090512124855494P0C6/ba-kich-ban-boi-chi-ngan-sach- nam-nay.htm

5. http://yenbaitv.org.vn/news/vn/tin-tuc-tong-hop/quyet-liet-hon-trong-giam-chi- ngan-sach-nha-nuoc.html 6. http://laodong.com.vn/Tin-Tuc/Danh-gia-lai-hoat-dong-cua-bo-may-nha-nuoc- nhiem-ky-20072011/36975 7. http://www.vietnamplus.vn/Home/Tiep-tuc-thuc-hien-chinh-sach-tai-khoa-that- chat/20116/95630.vnplus 8. http://www.scribd.com/doc/36802030/B%E1%BB%99i-chi-Ngan-sach-nha-n %C6%B0%E1%BB%9Bc 9. http://tamnhin.net/tieu-diem/16034/Giam-boi-chi-ngan-sach-Can-bat-mach-dung- benh--.html

Một phần của tài liệu Bội chi ngân sách – Lý luận, thực tiễn và giải pháp (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w